Gout không chỉ bùng phát vào thời điểm giao mùa, mùa đông lạnh mà gout còn tái phát vào mùa du lịch. Phải chăng nguyên nhân gây bệnh gout thời điểm này là do ăn nhiều hải sản, “xả hơi” với bia rượu. Để rõ hơn về vấn đề này, độc giả lắng nghe phân tích của chuyên gia dưới đây.
1. Bệnh gout tái phát mùa du lịch – Vì sao?
Mùa hè, thời tiết nóng bức, nhiều gia đình, doanh nghiệp thường lên kế hoạch vui chơi, xả hơi. Và du lịch thì không thể thiếu những cuộc nhậu, bữa ăn đầy ắp món ngon. Với người bình thường thì không có gì để lo lắng nhưng với người bệnh gout thì thật nguy hiểm.
1.1. Chủ quan uống nhiều bia rượu
Bia rượu là thức uống được ưa chuộng những ngày hè oi nóng, nhất là trong những chuyến du lịch. Và khi thưởng thức món ngon, hải sản tại điểm du lịch, thật thiếu xót nếu không có ly bia, chén rượu.
Bia rượu là đồ uống có hàm lượng purin cao. Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, những người bệnh gout cần hạn chế đồ uống này để tránh tái phát bệnh gout. Tuy nhiên, nhiều người khi đi du lịch thường chủ quan, dung nạp quá nhiều đồ uống này. Điều này đã vô tình làm tăng hàm lượng purin trong cơ thể khiến cho bệnh gout tái phát.
1.2. Ăn vô tội vạ, đặc biệt là hải sản
Đi du lịch nên nhiều người có tâm lý thoải mái, phá vỡ những lưu ý, quy tắc ăn uống thường ngày. Việc ăn uống “vô tội vạ” đặc biệt là hải sản, thịt đỏ… chứa hàm lượng purin cao khiến cho bệnh gout tái phát.
Chưa kể, các bữa ăn đầy úp hải sản kết hợp với rượu bia là yếu tố dẫn tới bệnh gout. Do cả hai nhóm thực phẩm này để chứa hàm lượng purin cao. Việc hấp thụ purin nhiều khiến thận “quá tải”, không đào thải hết dẫn đến rối loạn chuyển hóa purin, từ đó làm tăng axit uric.
Bệnh Gout (gút) – Dễ tái phát nếu chúng ta chủ quan
2. “Hành trang” phòng bệnh gout tái phát khi đi du lịch
Dân gian có câu “bệnh từ miệng mà ra”, quả đúng với người bệnh gout. Vậy, làm sao để có những giây phút nghỉ ngơi cùng gia đình mà không bị bệnh gout “hành hạ”?
Để tránh bệnh gout tái phát mùa du lịch, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
2.1. Uống nhiều nước
Nước giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, hạn chế cơn gout cấp. Đồng thời, uống nhiều nước giúp ngăn chặn axit uric không lắng đọng thành tinh thể muối.
Người bệnh tốt nhất nên uống nước lọc 2 – 2,5 lít/ ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước tốt cho bệnh gout như nước anh đào, trà gừng, nước táo…
2.2. Kiểm soát chế độ ăn uống
Mặc dù biết đi du lịch thì ăn uống phải thoải mái nhưng người bệnh gout cần chú ý khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
- Hạn chế thực phẩm giàu purin: Ăn uống vô tội vạ sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế thực phẩm giàu purin khi đi du lịch như: Ốc, sò, cá thu, tôm, cua, mực…
- Tránh thực phẩm carbonhydrate tinh chế: Người bệnh cũng nên hạn chế bánh mỳ trắng, bánh quy, các loại nước uống có gas… Vì thực phẩm này chứa nhiều fructose làm tăng axit uric trong máu.
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Nho, dứa, đào, tắc…và rau xanh giúp đào thải axit uric, phòng ngừa gout.
2.3. Luyện tập thể dục khi đi du lịch
Dù nghỉ dưỡng nhưng người bệnh gout cần sắp xếp thời gian vận động, luyện tập thể dục. Có thể thực hiện các bài tập thể dục tại nhà, đi bộ, chạy bộ… tùy vào sức khỏe và thời gian. Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục.
2.4. Ngủ đủ giấc
Người bình thường đi du lịch đã cần được nghỉ ngơi thì người bệnh gout lại rất cần. Trong đó, ngủ đủ giấc giúp kiểm soát tốt tâm trạng, hạn chế stress, giảm cơn đau gout.
2.5. Bỏ thuốc lá và đồ uống có cồn
Thuốc lá và đồ uống có cồn đều là nguyên nhân khiến bệnh gout tái phát. Hút thuốc lá cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong khi bia rượu làm tăng axit uric trong máu. Vì vậy, nếu không muốn chuyến du lịch phải ôm chân nằm giường thì bạn nên bỏ ngay thuốc lá, rượu bia.
2.6. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra những cơn gout cấp hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh. Vì vậy, khi đi du lịch, hãy để tâm trạng thật thoải mái, tránh căng thẳng giúp hạn chế cơn gout xảy ra.
Một số cách giúp giảm bớt căng thẳng như: thư giãn, thiền, hít thở sâu hoặc thực hiện các hoạt động ưa thích…
Tham khảo TPBVSK Viên gout Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau do gout
Để giảm đau gout khi đi du lịch, nhiều người thường thủ sẵn thuốc tây. Các loại thuốc tây như: Cochicine, thuốc kháng viêm không steroid… có hiệu quả giảm đau nhanh nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra các phản ứng phụ, ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn và tác dụng lâu dài. Nổi bật trên thị trường là Viên gout Tâm Bình do Công ty Dược phẩm Tâm Bình nghiên cứu, sản xuất.
Viên gout Tâm Bình gồm các thành phần: Hy thiêm, Lá sói rừng, Đương quy, Đỗ trọng, Thổ phục linh, Cốt khí củ, Độc hoạt, Ngưu tất, Tỳ giải, Tần giao, Phòng phong, Mã tiền chế. Sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút, hỗ trợ lợi tiểu, tăng đào thải axit uric.
Viên gout Tâm Bình ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, phù hợp cho những người bị bệnh gút cấp và mạn tính, có acid uric máu cao.
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn độc giả đã hiểu rõ hơn vì sao bệnh gout tái phát mùa du lịch. Do đó, để bảo toàn sức khỏe khi đi du lịch, nghỉ dưỡng hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Nếu còn băn khoăn điều gì về bệnh hoặc muốn tư vấn phương pháp cải thiện liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
Xem thêm:
- Rượu tỏi chữa bệnh gout – Giảm đau và ngăn ngừa gout tái phát
- Top 10 sai lầm điều trị bệnh gout – Đọc để tránh
- Chữa gout bằng gạo lứt – 6 cách thực hiện ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.