Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gout vậy bạn đã bao giờ tự hỏi: Bệnh gout (gút) có di truyền không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm bệnh gout
Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hoá liên quan đến nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. (Theo Medicalnewstoday.com).
Axit uric có nguồn gốc từ purin, một chất có trong các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá cơm và bia… Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ gây đau dữ dội và sưng đỏ, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do hình thành tinh thể urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 30-50, người béo phì nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa và thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Vậy liệu bệnh gout (gút) có di truyền không?
: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Bệnh gout (gút) có di truyền không?
Cho đến nay, giới khoa học xác định bệnh gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen. Do đó, khẳng định bệnh gout di truyền là có cơ sở. Nếu trong gia đình có người bị bệnh gout thì nguy cơ mắc đối với người chung huyết thống là rất cao.
Bệnh gout có yếu tố di truyền không? Có 5 gen liên quan tới bệnh gout là HGPRT1, 1 gen tại gan Glc6-photphat và 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị gút thì +20% con cái nguy cơ mắc bệnh.
Trong số những người mắc bệnh gout thì 25% trường hợp là mắc phải bệnh gút do nguyên phát hay chính là do yếu tố di truyền. Bệnh phát triển theo từng cơ địa của mỗi người, khi quá trình cơ thể tổng hợp purin nội sinh tăng lên làm cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Nồng độ axit uric trong máu cao gây kết tủa tạo ra các tinh thể muối natri urat bám vào các khớp xương gây đau nhức sưng vùng xương khớp.
3. Phương pháp phòng ngừa bệnh gout
Bệnh gout di truyền nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được căn bệnh này nhờ một vài típ sau:
3.1. Chế độ ăn phòng tránh bệnh gout
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều purin
Bao gồm thịt, cá, bia, rượu, nội tạng động vật (lòng, gan, tim, cật), các thức ăn gây toan máu (các chất đạm, các chất có vị chua…). Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu, hạt hướng dương, đậu lăng, nho khô.
Tăng cường rau xanh, trái cây tươi
Một số thực phẩm như rau xanh, các thức uống có kiềm như nước soda rất tốt để phòng ngừa bệnh gout di truyền.
Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Chúng vừa giúp tăng cường miễn dịch vừa giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
Các thực phẩm cần hạn chế là phủ tạng động vật, có thể kể đến như gan, lòng, cật, tim, tiết. Ngoài ra, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin cần tránh dung nạp quá nhiều.
Tránh rượu bia, chất kích thích
Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn và chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa axit uric của cơ thể.
Bệnh cạnh đó, thói quen hút thuốc lá cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh gout. Bởi trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc khiến máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sụn khớp, tạo điều kiện làm lắng đọng các muối urat ở khớp.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Tuyệt đối không nên nhịn đói
Nhịn đói, nhất là nhịn đói trong thời gian dài có thể làm nồng độ axit urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa.
3.2. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ không chỉ đối với bệnh gout mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng axit uric trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp.
Nồng độ axit uric trong cơ thể tỉ lệ thuận với mức độ béo phì và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân, béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng axit uric trong máu cũng giảm xuống. Do đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.
Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì là một mục tiêu quan trọng cần đặt ra để phòng tránh bệnh gout di truyền. Tuy nhiên không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
3.3. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng axit uric giải phóng ra. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.
Các bài tập vận động toàn diện cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh gút:
Các bài tập giúp phối hợp toàn thân sẽ giúp cơ thể được vận động toàn bộ, không bị ứ trệ hay mỏi mệt, giúp cho các khớp tại các vị trí trên cơ thể bạn đều được hoạt động.
Đạp xe đạp:
Giúp các cơ, khớp hoạt động nhịp nhàng, giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, tăng cường thể chất, khả năng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, đem đến một tinh thần lạc quan, tươi mới mỗi ngày cho bạn.
Mỗi ngày, bạn nên đạp xe đạp khoảng 15 – 20 phút là đủ.
Đi bộ nhẹ nhàng:
Đối với người cao tuổi, nên tập đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút/ ngày, không nên tập quá sức. Người trẻ, thì có thể tập nhiều thời gian hơn, nhưng không quá 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Đi bộ sẽ giúp bạn dễ dàng đốt cháy lượng calo dư thừa mà không tốn quá nhiều sức, đồng thời giúp tăng sự linh hoạt cho các khớp.
Aerobic nhịp điệu:
Đây cũng là một bài tập rèn luyện toàn diện cơ thể, giúp kiểm soát tốt cân nặng của bạn, cải thiện tinh thần, giúp có giấc ngủ sâu và tạo nguồn năng lượng mới, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các bài tập như thể dục nhịp điệu, các bài tập trên máy… giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp. Bạn nên tập khoảng 150 phút/ tuần, chia đều mỗi ngày, để có thể ngăn ngừa bệnh gút.
Bệnh gout di truyền đã được khoa học chứng minh. Do đó, hãy nắm vững kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số hotline 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp tại đây!
XEM THÊM:
- Bệnh gout (gut) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric?
- Bệnh gút ăn được đậu phụ không? Xem ngay câu trả lời chuẩn xác nhất
- Viên gout Tâm Bình lần thứ 5 lọt Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”
- 3 cách chữa bệnh gout (gút) tại nhà hiệu quả theo lời chuyên gia
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.