Bạch thược: Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Bạch thược: Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    21/03/22
    4.8/5 - (275 bình chọn)

    Bạch thược là vị thuốc quý nổi tiếng trong Đông y, dược liệu được biết đến với nhiều tác dụng như dưỡng can, bình khí… Để hiểu hơn về công dụng của vị thuốc này cũng như tìm hiểu các bài thuốc có thành phần Bạch thược, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    4.8/5 - (275 bình chọn)

    1. Bạch thược là cây gì?

    Bạch thược là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

    Tên gọi khác: Mẫu đơn trắng, Thược dược, Kim thược dược, Cẩm túc căn, Tiêu bạch thược…

    Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall

    Họ: Mao lương

    Bạch thược

    Bạch thược

    2. Đặc điểm nhận diện Bạch thược

    Bạch thược có những đặc điểm phân biệt sau:

    • Cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 50 – 80cm.
    • Rễ củ to mập, mặt ngoài màu nâu, ruột bên trong có màu trắng hoặc hồng nhạt.
    • Thân nhẵn, mọc thẳng đứng.
    • Lá mọc so le nhau, có cuống dài, được chia thành 3 – 7 thùy, lá dài 8 – 12cm, rộng 2 – 4cm.
    • Hoa thường ra vào tháng 5 đến tháng 7.
    • Quả có từ tháng 8 đến tháng 9.

    */Lưu ý: Nhiều người thường nhầm tưởng cây Bạch thược với hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf), loại hoa họ Cúc được trồng để làm cảnh và trang trí ngày Tết.

    Cây dược liệu

    Cây dược liệu

    3. Phân bố

    Dược liệu được trồng nơi núi cao, có khí hậu mát mẻ, mọc dưới những cây bụi hoặc cây to.

    Bạch thược được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh tại Trung Quốc như: Sơn Đông, Hà Bắc, Cát Lâm, Liêu Linh, Tứ Xuyên… Loại cây này được du nhập vào Việt Nam và trồng chủ yếu ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

    4. Thu hái và sơ chế

    Hầu hết các bộ phận trên cây Bạch thược đều có thể sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, bộ phận được dùng rộng rãi để làm thuốc trong Đông y là rễ cây.

    Sau 4 năm trồng, dược liệu mới bắt đầu được thu hoạch. Thông thường, người ta sẽ đào rễ từ tháng 8 đến tháng 10.

    Cách sơ chế:

    • Lấy phần rễ và cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cạo vỏ ngoài, đồ lên cho chín (thời gian đồ tùy theo kích thước rễ to hay nhỏ).
    • Sau khi đồ để rễ lại cho thẳng rồi sấy hoặc phơi khô.
    • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng lâu.
    Rễ của Bạch thược được sơ chế sạch sẽ và bảo quản nơi khô ráo

    Rễ của Bạch thược được sơ chế sạch sẽ và bảo quản nơi khô ráo

    5. Thành phần hóa học

    Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong Bạch thược có thành phần như:

    • Tinh bột
    • Tanin
    • Canxi oxalate
    • Tinh dầu
    • Axit benzoic
    • Paeoniflorin
    • Paeonol
    • Paeonin
    • Phytoestrogen

    6. Mùi vị

    Theo Y học cổ truyền, dược liệu này được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị đắng, hơi chua, tính hàn.

    Được quy vào các kinh Tỳ, Can, Phế.

    7. Tác dụng của Bạch thược với sức khỏe con người

    7.1. Theo Y học cổ truyền

    Theo Đông y, Bạch thược có tác dụng sau:

    • Trừ huyết, phá kiên tích
    • Chỉ thủy tả, chỉ phúc thống, tả Tỳ nhiệt
    • Dưỡng huyết, hoãn trung, chỉ thống, thu hãn, liễm âm
    • Ích nữ tử huyết, nhu can, định thống
    • Bổ thận khí, tiêu huyết ứ, năng thực nùng, thông tuyên tạng phủ…
    • Được dùng trong chủ trị các vấn đề như: Đau lưng, đau bụng, trúng ác khí, phế cấp trướng nghịch, can huyết bất túc, hen suyễn, chữa các chứng bệnh phụ nữ trước và sau sinh…

    7.2. Tác dụng Y học hiện đại

    Y học cũng đã nghiên cứu và ghi chép cụ thể các tác dụng dược lý của Bạch thược như sau:

    7.2.1. Cải thiện tình trạng trầm cảm và rối loạn lo âu

    Gần đây, nhóm nghiên cứu tại Đại học Y học cổ truyền Sơn Đông năm 2020 đã công bố nghiên cứu khẳng định, chiết xuất dược liệu có khả năng cải thiện các vấn đề về rối loạn lo âu, đặc biệt là hội chứng rối loạn lo âu trong tiền kinh nguyệt.

    Kết quả này được giải thích là do Bạch thược tác động trực tiếp đến Estrogen β, tryptophan hydroxylase-2 cũng như chất vận chuyển serotonin. Từ đó, hoạt chất này có tác dụng chống trầm cảm, giảm căng thẳng.

    Ngoài ra, hoạt chất glucozit trong dược liệu cũng được nghiên cứu là có tác dụng an thần, giảm đau hiệu quả nhờ khả năng ức chế trực tiếp vùng trung khu của hệ thần kinh.

    7.2.2. Điều trị vấn đề nội tiết tố

    Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Bạch thược có khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến nội tiết tố ở phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh…

    Nghiên cứu tại trường Đại học RMIT của Úc cho thấy, hoạt chất phytoestrogen có trong dược liệu có cấu trúc tương tự như Estrogen – hormone sinh dục ở nữ. Đây chính là cơ sở giúp Bạch thược có khả năng cải thiện các vấn đề liên quan đến nội tiết tố nữ.

    7.2.3. Điều trị viêm loét dạ dày

    Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra dịch chiết dược liệu có tác dụng bảo vệ dạ dày thông qua hoạt động chống oxy hóa, loại bỏ tác nhân gây loét dạ dày.

    Ngoài ra, hoạt chất paeoniflorin trong Bạch thược hỗ trợ cải thiện bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày

    Nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2019 cho biết: Dược liệu có tác dụng tăng cường lợi khuẩn trong dạ dày. Nhờ đó, hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, cải thiện rối loạn tiêu hóa.

    7.2.4. Điều hòa miễn dịch, chống viêm

    Một tác dụng nữa của Bạch thược được Y học hiện đại phát hiện đó là điều trị một số bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp… Đồng thời, dược liệu có tác dụng chống lại các tổn thương trong cơ quan, giúp kháng viêm, giảm đau, bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch.

    8. Các bài thuốc từ dược liệu Bạch thược

    Bạch thược được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông y chữa các bệnh như:

    8.1. Bài thuốc chữa đái tháo đường

    Thành phần: 40g Bạch thược, 8g Cam thảo

    Thực hiện:

    • Hai dược liệu đem sơ chế thành cao khô, sau đó vo thành viên, mỗi viên khoảng 0,165g.
    • Mỗi lần lấy 4 – 8 viên, uống 3 lần/ngày cùng với nước ấm.

    8.2. Bài thuốc điều trị ho gà

    Thành phần: 15g Bạch thược, 3g Cam thảo.

    Thực hiện:

    • Cho hai vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống với liều dùng 1 thang/ngày.
    • Trường hợp ho có đờm thì thêm Ngô công, Địa long, Đình lịch vào sắc cùng.
    • Trường hợp ho lâu thì sắc thêm với Bạch hổ.

    8.3. Bài thuốc chữa bệnh hen suyễn

    Thành phần: Bạch thược, Cam thảo với tỷ lệ 2 : 1.

    Thực hiện:

    • Hai vị thuốc đem tán thành bột mịn, trộn đều với nhau.
    • Mỗi lần dùng lấy 30g thuốc đun sôi với 120ml nước trong 3 phút.
    • Để lắng cặn, lọc lấy nước uống khi còn ấm.

    8.4. Bài thuốc điều trị táo bón mạn tính

    Thành phần: 24g Bạch thược với 10g Cam thảo, sử dụng dưới dạng tươi.

    Thực hiện:

    • Đem hai vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước để uống trong ngày.
    • Dùng với liều 1 thang/ngày, thực hiện sau 2 – 4 thang sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
    Bài thuốc từ Bạch thược

    Bài thuốc từ Bạch thược

    8.5. Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày

    Chuẩn bị: 20g Bạch thược, 15g Cam thảo.

    Thực hiện:

    • Đem 2 vị thuốc đi sắc với 200ml nước, uống hết trong ngày.
    • Bài thuốc này phù hợp với cả trường hợp cơ thể khí trệ, có huyết ứ.

    8.6. Bài thuốc chữa đau bụng kinh ở phụ nữ

    Chuẩn bị: Bạch thược, Hương phụ (mỗi loại 8g), Thanh bì, Xuyên khung, Sinh địa, Sài hồ (mỗi loại 3g), 2g Cam thảo.

    Thực hiện: Các vị thuốc trên sắc chung với 600ml nước, để lửa nhỏ. Sau đó, chia thành nhiều lần, uống hết trong ngày.

    8.7. Bài thuốc trị băng huyết, rong kinh

    Chuẩn bị: Bạch thược, Can khương, Thục địa, Mẫu lệ, Long cốt, Quế lâm, Mộc giác giao, Hoàng kỳ (mỗi loại 8g).

    Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc cùng với 500ml nước trong 10 phút. Chia thành nhiều lần, uống hết trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

    8.8. Bài thuốc chữa kiết lỵ

    Thành phần dược liệu: Bạch thược, Hoàng cầm (mỗi loại 12g), Cam thảo 6g.

    Thực hiện:

    • Đem các vị thuốc sắc chung với 500ml nước cho tới khi còn 250ml nước.
    • Uống ngay trong ngày, mỗi ngày dùng hết 1 thang.

    8.9. Bài thuốc giải rượu, bảo can thang

    Chuẩn bị: 30g Sơn tra sao, 20g Uất kim, Bạch thược sao, Hoàng cầm, Chi tử sao, Thần khúc, Sa nhân (mỗi loại 10g), Tích tương tử, Trư linh, Trạch tả, Kê nội kim, Sài hồ (mỗi loại 15g), 5g Sinh địa.

    Thực hiện: Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, sắc với nước. Thực hiện bài thuốc này 1 thang/ ngày.

    Bài thuốc có công dụng giải rượu hóa trùng, sơ can thanh nhiệt… thích hợp cho người gan nhiễm mỡ do lạm dụng bia rượu.

    9. Lưu ý khi sử dụng

    Mặc dù là dược liệu tốt có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý:

    • Không dùng dược liệu này kết hợp với Thạch hộc, Tiêu thạch, Miết giáp, Mang tiêu, Lê lô, Tiểu kế (Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
    • Không dùng trong trường hợp huyết hư hàn.
    • Không dùng khi bị mụn đậu.
    • Trường hợp tỳ khí hàn, đầy hơi, chướng bụng không nên dùng Bạch thược.
    • Người bị đau bụng, tiêu chảy do hàn tà gây ra, đau do trường vị hư lạnh không được dùng Bạch thược.
    • Không sử dụng khi có cảm giác lạnh bụng, đau bụng do lạnh, trúng hàn gây tiêu chảy.

    Bạch thược là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bạn nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu còn băn khoăn thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    • Khúng khéng – Tìm hiểu về dược liệu hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan
    • Actiso – Dược liệu tuyệt vời chăm sóc sức khỏe
    • Kế sữa – Thảo dược được nhắc nhiều trong các bài thuốc bổ gan, tăng cường chức năng gan

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Tâm sen trị mất ngủ và những công dụng tuyệt vời khác 15/02/24
      Tâm sen từ lâu đã là dược liệu quen thuộc đối với những người bị bệnh mất ngủ kinh niên.…
      “Bật mí” công dụng của củ ngải trong điều trị viêm đại tràng! 07/09/20
      Củ ngải có nhiều công dụng, một trong số đó là điều trị bệnh viêm đại tràng và các bệnh…
      Libifem: Hỗ trợ cải thiện Estrogen và ham muốn cho nữ giới 23/02/22
      Libifem (chiết xuất cỏ cà ri) là một trong những dược liệu được nghiên cứu chứng minh tác dụng trong…
      Cây phèn đen trị gai cột sống – Bài thuốc hay không phải ai cũng biết 09/01/21
      Cây phèn đen trị gai cột sống là một bài thuốc dân gian hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai…
      Xem tất cả bài viết