Xét nghiệm chức năng gan là gì? Các chỉ số quan trọng và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Xét nghiệm chức năng gan là gì? Các chỉ số quan trọng và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    28/03/22

    Xét nghiệm chức năng gan cần thiết cho việc đánh giá hoạt động của gan, tình trạng bệnh lý cũng như lựa chọn phương hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những thông tin về quy trình, mục đích và những lưu ý khi thực hiện loại xét nghiệm này.

    5/5 - (20 bình chọn)

    1. Xét nghiệm chức năng gan là gì?

    Đây là xét nghiệm máu và nước tiểu để đo lường lượng enzyme, protein, bilirubin. Nồng độ của chúng có liên hệ trực tiếp tới “sức khỏe” của gan. Bởi các enzyme do tế bào gan tiết ra, protein do gan sản xuất và bilirubin do gan lọc thải. Xét nghiệm gan này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bác sĩ đo lường, đánh giá mức độ hoạt động, tổn thương, bệnh lý tại gan.

    Xét nghiệm chức năng gan

    2. Khi nào cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan?

    Các xét nghiệm này được thực hiện với những mục đích khác nhau tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp cần sử dụng phương pháp chẩn đoán này:

    – Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

    – Tầm soát bệnh lý về gan đối với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Cụ thể là: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh, có mức Triglyceride cao, huyết áp cao, tiểu đường, người nghiện rượu, mắc bệnh lý túi mật, thiếu máu…

    – Chẩn đoán bệnh lý tại gan như: Viêm gan B, Viêm gan C, xơ gan… Nó thường được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh lý này dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Chúng có thể bao gồm: Vàng da, vàng mắt, giảm cân đột ngột, mệt mỏi, nước tiểu sẫm, phân nhạt, buồn nôn, nôn, đau bụng…

    – Nếu bạn đã bị bệnh gan, phương pháp này giúp theo dõi sự tiến triển của bệnh và đánh giá tính hiệu quả của phương pháp điều trị

    – Theo dõi tác dụng phụ của thuốc tới hoạt động của gan. Nó được thực hiện khi bạn đã và đang sử dụng dài ngày một số loại thuốc. Có thể kể đến là: Thuốc chống viêm không steroid, statin, thuốc kháng sinh, thuốc lao, thuốc chống co giật…

    Khi nào cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan

    Vàng da, vàng mắt là một biểu hiện lâm sàng mà bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm

    3. Xét nghiệm chức năng gan gồm những gì?

    Các xét nghiệm chức năng gan khá đa dạng. Tùy thuộc vào vấn đề cần đánh giá mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc một vài xét nghiệm cùng lúc. Dưới đây là các nhóm xét nghiệm phổ biến chia theo mục đích tiến hành xét nghiệm.

    3.1. Nhóm xét nghiệm chức năng bài tiết và khử độc của gan

    3.1.1. Xét nghiệm Bilirubin huyết thanh

    Bilirubin là một chất được sản sinh khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Nó có màu vàng đặc trưng, được gan lọc và thải ra ngoài cơ thể qua phân. Nồng độ bilirubin cao trong máu sẽ biểu hiện ra lâm sàng là tình trạng vàng da. Bên cạnh các nguyên nhân do bệnh lý mật, tụy, máu và gen, nguyên nhân phổ biến không thể bỏ qua là các vấn đề liên quan tới gan.

    3.1.2. Xét nghiệm Bilirubin niệu

    Khác với xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan ở trên, xét nghiệm này được thực hiện với mẫu nước tiểu. Nếu tìm thấy bilirubin ở nước tiểu chắc chắn gan mật đang có vấn đề. Người bệnh có thể có mẫu thử dương tính với bilirubin niệu trước khi có biểu hiện lâm sàng là vàng da.

    3.1.3. Xét nghiệm chức năng gan Urobilinogen

    Đây cũng là xét nghiệm với mẫu nước tiểu. Urobilinogen là chất chuyển hóa của bilirubin tại ruột. Nó được tái hấp thụ vào máu sau đó bài tiết qua đường nước tiểu. Nếu tắc mật hoàn toàn sẽ không có Urobilinogen trong nước tiểu. Ngược lại nếu hàm lượng chất này trong nước tiểu tăng thì có nguy cơ bị bệnh lý về gan.

    3.1.4. Xét nghiệm ALP

    Thông thường loại xét nghiệm này sẽ được tiến hành đồng thời với một số xét nghiệm khác. ALP là một enzyme trong gan, ống dẫn mật, xương. Nó đóng vai trò không nhỏ trong việc phân hủy protein. Nồng độ ALP vượt quá mức cho phép là dấu hiệu tổn thương tại gan. Ngoài ra nó cũng được dùng để đánh giá tổn thương tại mật hoặc một số bệnh lý về xương khớp. ALP tăng nhẹ hoặc vừa có thể gặp trong viêm gan, xơ gan, di căn. ALP tăng cao từ 3 – 10 lần mức cho phép thường là do tắc mật.

    3.1.5. Xét nghiệm chức năng gan GGT

    Gamma-glutamyl transferase (GGT) là enzyme tồn tại trong gan, thận, tụy, lách, ruột non. Xét nghiệm này có độ nhạy cao trong đánh giá rối loạn chức năng bài tiết của gan. Tuy nhiên nó không phải xét nghiệm đặc hiệu do bị tác động bởi những yếu tố khác. Tăng GGT là hệ quả của tình trạng nghiện rượu nặng, tắc mật, gan nhiễm mỡ không do rượu.

    3.1.6. Xét nghiệm Amoniac máu

    Gan có chức năng khử độc Amoniac – chất được sản sinh từ quá trình chuyển hóa của protein trong cơ thể. Amoniac máu tăng trong các trường hợp bệnh gan cấp và mạn tính.

    xét nghiệm chức năng bài tiết và khử độc của gan

    Xét nghiệm Bilirubin huyết thanh

    3.2. Nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan

    3.2.1. Xét nghiệm chức năng gan Albumin

    Albumin là một trong số các protein do gan tạo ra chủ yếu để chống nhiễm trùng. Khả năng dự trữ của gan lớn và thời gian bán hủy của Albumin kéo dài nên nồng độ của protein này thường cao trong máu. Nếu nồng độ Albumin thấp hơn ngưỡng cho phép cho thấy gan đang bị tổn thương.

    3.2.2. Xét nghiệm Globulin huyết thanh

    Globulin được tạo ra từ nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan. Globulin trong máu tăng cao có thể phản ánh tình trạng xơ gan, viêm gan tự miễn, xơ gan ứ mật nguyên phát

    3.2.3. Xét nghiệm thời gian prothrombin

    Đây là xét nghiệm đo thời gian đông máu. Nếu thời gian này kéo dài hơn bình thường có thể là dấu hiệu tổn thương gan. Đây thường là xét nghiệm bổ sung sau khi đã tiến hành các xét nghiệm khác.

    xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan

    Xét nghiệm chức năng gan Albumin

    3.3. Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

    3.3.1. Xét nghiệm Ferritin

    Ferritin là protein dự trữ sắt trong tế bào. Chức năng của nó là điều chỉnh khả năng hấp thụ sắt của đường tiêu hóa đáp ứng với nhu cầu của cơ thể. Việc tăng hay giảm Ferritin ngoài mức bình thường đều phản ánh những vấn đề về sức khỏe. Nó thường giảm trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu tán huyết, người chạy thận nhân tạo. Tăng Ferritin có thể là do ngộ độc rượu, ung thư gan…

    3.3.2. Xét nghiệm ALT

    Alanine transaminase (ALT) là một enzyme trong gan. Nó chuyển hóa protein thành năng lượng cung cấp cho tế bào gan. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào tại gan, enzyme này sẽ bị giải phóng vào máu. Do đó, khi xét nghiệm nồng độ của nó trong máu sẽ tăng lên vượt ngưỡng cho phép sẽ cho thấy bất thường.

    3.3.3. Xét nghiệm chức năng gan AST

    Aspartate transaminase (AST) là enzyme để chuyển hóa axit amin, được tìm thấy trong gan, tim, tuyến tụy, cơ bắp. Nó tồn tại trong máu với tỷ lệ thấp. Sự gia tăng của AST trong máu là một trong những dấu hiệu tổn thương gan. Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu không đặc trưng. Do đó, nó thường được tiến hành đồng thời với xét nghiệm ALT.

    3.3.4. Xét nghiệm LDH

    Enzyme Lactate dehydrogenase (LDH) trong máu tăng cao cũng có thể là biểu hiện tổn thương tại gan. Tuy nhiên nó không phải là dấu hiệu đặc trưng vì một số bệnh lý khác cũng gây tăng nồng độ LDH.

    xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

    Xét nghiệm ALT, AST được thực hiện để đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

    4. Quy trình thực hiện

    Có lẽ nhiều người rất băn khoăn về quy trình tiến hành xét nghiệm dạng này. Bạn có thể xét nghiệm chức năng gan tại nhà với dịch vụ xét nghiệm được các đơn vị y tế cung cấp. Dưới đây xin giới thiệu một quy trình thông thường được thực hiện tại cơ sở y tế.

    4.1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm chức năng gan

    Sau khi được tiến hành thăm khám và chỉ định loại xét nghiệm này, bạn sẽ được hướng dẫn quy trình. Thông thường xét nghiệm gan sẽ được tiến hành vào buổi sáng.

    Hãy thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng vì chúng có thể ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tránh dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm ít nhất 12 tiếng.

    Nhiều người thường thắc mắc xét nghiệm chức năng gan có cần nhịn ăn không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Bởi thực phẩm chứa protein, chất béo có khả năng làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích ít nhất 6 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Bạn vẫn có thể uống nước lọc bình thường.

    Để tạo thuận lợi cho quá trình lấy mẫu máu, hãy mặc áo có thể dễ dàng cuộn tay áo lại hoặc áo ngắn tay nếu có thể. Để lấy mẫu nước tiểu hãy uống nhiều nước trước khi lấy mẫu.

    Chuẩn bị trước khi xét nghiệm chức năng gan

    Người bệnh có thể phải nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi lấy mẫu xét nghiệm

    4.2. Lấy mẫu xét nghiệm

    Mẫu xét nghiệm máu thường là mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay. Nhân viên y tế sẽ sát trùng vùng lấy máu. Một sợi dây đàn hồi có thể được quấn trên cánh tay để tĩnh mạch hiện lên rõ hơn. Sau đó, nhân viên y tế sẽ dùng một ống kim tiêm để lấy mẫu máu. Thời gian lấy máu sẽ rất nhanh. Bạn có thể cảm thấy hơi nhói đau trong quá trình này. Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết, nhân viên y tế sẽ đặt một miếng bông, gạc hoặc dán băng lên vị trí vừa đặt kim giúp cầm máu.

    Phương pháp xét nghiệm máu này khá an toàn. Những rủi ro mà bạn có thể gặp phải là đau nhức hoặc bầm tím tại vị trí lấy máu, choáng váng. Nhưng thường tình trạng này không kéo dài và không nghiêm trọng.

    Đối với xét nghiệm nước tiểu, một ống đựng nước tiểu sẽ được cung cấp. Bạn sẽ lấy mẫu nước tiểu giữa dòng vào ống đựng này. Phương pháp này không đem lại bất kỳ rủi ro nào.

    Lấy mẫu xét nghiệm

    Lấy mẫu máu xét nghiệm

    4.3. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm

    Bạn nên ngồi nghỉ ngơi tại cơ sở y tế sau khi lấy máu, đặc biệt là đối với người có cảm giác choáng váng. Việc nạp vào cơ thể thực phẩm, thức ăn nhẹ vào lúc này là cần thiết.

    Đối với vị trí lấy máu, hãy giữ chặt bông, gạc trong vài phút đến khi máu được cầm. Nếu không thể cầm máu hãy nhờ tới sự trợ giúp của nhân viên y tế.

    4.4. Đọc kết quả xét nghiệm chức năng gan

    Mẫu xét nghiệm sẽ được tiến hành phân tích và kết quả xét nghiệm chức năng gan có thể có trong vòng vài giờ. Bác sĩ sẽ là người đọc kết quả ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm chức năng gan. Để đánh giá chỉ số, bác sĩ sẽ dựa vào bảng chỉ số bình thường dưới đây. Nếu chỉ số của bạn không nằm trong phạm vi này có thể chức năng gan của bạn đang gặp vấn đề.

    CHỈ SỐ MỨC THÔNG THƯỜNG
    ✅ Albumin 35 – 55 g/L
    ✅ Ferritin Nam từ 100 – 300 mg/L

    Nữ từ 50 – 200 mg/L

    ✅ Globulin 20 – 35 g/L
    ✅ Bilirubin toàn phần trong máu 0.8 – 1.2mg/dL
    ✅ Bilirubin niệu (-) không xuất hiện
    ✅ Urobilinogen 0,2 – 1,2 đơn vị Watson
    ✅ Amoniac máu 5 – 69mg/dL
    ✅ AST < 40UI/L
    ✅ ALT < 40UI/L
    ✅ ALP 25 – 85 U/L
    ✅ GGT 20 – 40 UI/L
    ✅ LDH 5 – 30 UI/L

    5. Xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền?

    Giá xét nghiệm chức năng gan tùy thuộc vào từng cơ sở y tế và từng thời điểm. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng các xét nghiệm mà bạn được chỉ định thực hiện. Đối với việc lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, giá xét nghiệm sẽ bao gồm thêm chi phí đi lại.

    6. Xét nghiệm chức năng gan ở đâu?

    Đây là dạng xét nghiệm phổ thông nên nhiều cơ sở y tế sẽ có khả năng tiến hành xét nghiệm này. Để thu được kết quả nhanh, chính xác hãy lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp phép.

    7. Lưu ý cho người bệnh

    Nhằm tạo thuận lợi nhất cho quá trình lấy mẫu xét nghiệm cũng như đảm bảo tính chính xác của kết quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    – Lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín.

    – Khi đi khám hãy mang theo những xét nghiệm đã tiến hành trước đó và ghi nhớ những loại thuốc đang sử dụng.

    – Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Nếu lỡ ăn hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian 6 – 12 tiếng trước khi xét nghiệm hãy báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người quyết định xem liệu có nên chuyển sang thời điểm khác để lấy mẫu xét nghiệm hay không.

    – Trước, trong và sau khi lấy mẫu xét nghiệm nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy thông báo ngay với bác sĩ.

    – Lưu lại kết quả xét nghiệm để có cơ sở đối chiếu với lần khám sau.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm chức năng gan để bạn tham khảo. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vôi hóa gan nên ăn gì kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia 26/10/22
      Vôi hóa gan là tình trạng trong gan xuất hiện các nốt canxi hóa, lâu dần gây ảnh hưởng tới…
      Giải độc gan nên ăn gì, kiêng gì? Top 15 thực phẩm giúp thanh lọc gan 10/09/22
      Gan là cơ quan đảm nhận hơn 500 nhiệm vụ khác nhau, do đó việc giải độc và thanh lọc…
      14 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu – Tín hiệu báo động 12/08/22
      Theo thống kê, chỉ tính riêng năm 2020, tại nước ta có tới hơn 26.400 ca mắc ung thư gan…
      Vàng da nên ăn gì kiêng gì? Gợi ý 5 nhóm thực phẩm cần bổ sung 05/04/22
      Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và phòng ngừa bệnh vàng da. Nắm…
      Xem tất cả bài viết