Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ - Tình trạng chớ coi thường
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ – Tình trạng chớ coi thường

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    21/06/24

    Điện thoại đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nhiều người cảm thấy không yên tâm, bứt rứt, khó chịu nếu chẳng may không mang điện thoại theo người. Tuy mang tới nhiều tiện ích nhưng có một vấn đề có thể nhiều người không biết đó là xem điện thoại nhiều gây mất ngủ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (7 bình chọn)

    1. Tác hại của xem điện thoại nhiều đối với sức khỏe

    Điện thoại được nhắc đến trong nội dung dưới đây là điện thoại thông minh. Thói quen sử dụng điện thoại nhiều giờ trong ngày, nghiện điện thoại có thể dẫn tới một số vấn đề sau:

    • Ảnh hưởng tới xương khớp: Tư thế cúi đầu khi dùng điện thoại thời gian dài sẽ gây đau cổ vai gáy. Bấm điện thoại nhiều có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay, viêm khớp ngón tay cái…
    • Gây ra các vấn đề về da: Điện thoại không được vệ sinh thường xuyên khi áp vào mặt hoặc tay dùng điện thoại rồi sờ lên mặt có thể gây nổi mụn, ngứa, mẩn đỏ…
    • Giảm thị lực, nóng mắt, ngứa rát, mỏi mắt.
    • Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, sử dụng điện thoại nhiều sẽ làm tăng tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu, bệnh trầm cảm.
    • Giảm khả năng tương tác xã hội trong đời thực.
    • Nghiên cứu được công bố năm 2019 cho thấy sinh viên dùng điện thoại quá 5 giờ/ngày sẽ làm tăng 43% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì.
    • Trí nhớ giảm sút.
    • Vậy xem điện thoại nhiều có gây mất ngủ? Câu trả lời là có thể. Sử dụng điện thoại nhiều giờ trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ sẽ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ

    xem điện thoại nhiều gây mất ngủ

    2. Nguyên nhân xem điện thoại nhiều gây mất ngủ

    Xem điện thoại nhiều có thể tác động tới giấc ngủ theo một số cơ chế dưới đây.

    2.1. Điện thoại kích thích não bộ gây mất ngủ

    Xem điện thoại trước khi đi ngủ gây khó ngủ vì nó kích thích não bộ của bạn. Việc sử dụng điện thoại để lướt mạng xã hội, trả lời tin nhắn, kiểm tra email sẽ khiến não bộ của bạn tiếp nhận thông tin và trở nên tỉnh táo hơn. Bởi lúc này não bộ của bạn lầm tưởng đây là thời gian làm việc và cần trì hoãn giấc ngủ. Tập trung vào các cuộc trò chuyện khiến cơ thể bỏ qua cơn buồn ngủ.

    2.2. Ánh sáng xanh của điện thoại gây mất ngủ

    Ánh sáng xanh từ điện thoại là ánh sáng bắt chước ánh sáng ban ngày. Ánh sáng xanh của điện thoại được biết đến là một trong những tác hại của việc sử dụng điện thoại. Nó không chỉ gây hại cho mắt mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cũng cho thấy, ánh sáng xanh làm giảm thời gian của 2 giai đoạn quan trọng trong giấc ngủ. Đó là giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ chuyển động mắt nhanh.

    Tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể lầm tưởng đây là thời gian ban ngày. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn giảm tiết melatonin. Đây là hormone giúp duy trì nhịp sinh học, điều hòa giấc ngủ; được sản sinh mạnh mẽ nhất trong bóng tối. Điều này khiến bạn bị khó ngủ, mất ngủ.

    Ánh sáng xanh của điện thoại gây mất ngủ

    2.3. Phụ thuộc vào điện thoại gây gián đoạn giấc ngủ

    Khi nghiện điện thoại, quá phụ thuộc vào điện thoại sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi không dùng điện thoại trước khi đi ngủ; hoặc khi không để điện thoại bên người vào giờ ngủ.

    Ngay cả việc để điện thoại gần người khi đi ngủ mà không tắt thông báo cũng có thể gây tác động tương tự. Tiếng thông báo tin nhắn, thư mới trên điện thoại sẽ thôi thúc bạn cầm điện thoại lên và kiểm tra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.

    3. Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ có nguy hiểm không?

    Việc bạn không thể ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Đặc biệt, cơn buồn ngủ, ngủ gật ập đến khi đang điều khiển máy móc, tham gia giao thông có thể gây tai nạn.

    Thiếu ngủ còn dẫn tới trầm cảm – một trong những tình trạng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Người thường xuyên bị mất ngủ thường phải đối mặt với tình trạng khó kiểm soát cảm xúc, dễ nóng dận.

    Mất ngủ – tác hại của thức khuya xem điện thoại – còn dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ, kém minh mẫn, mất tập trung. Bên cạnh đó nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, suy giảm sinh lý… cũng xảy ra khi mất ngủ do xem điện thoại nhiều.

    Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ có nguy hiểm không

    Người bị mất ngủ do xem điện thoại nhiều có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch

    4. Cách sử dụng điện thoại để không ảnh hưởng tới giấc ngủ

    Điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Do đó, việc học cách sử dụng nó để không ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng là cần thiết.

    4.1. Giảm thời lượng sử dụng điện thoại

    Hãy cài đặt ứng dụng kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn biết được bản thân đang dùng bao nhiêu thời gian để lướt điện thoại; sử dụng điện thoại vào mục đích nào là nhiều nhất. Từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

    Chuyển sang các hình thức giải trí khác thay vì điện thoại như nghe nhạc, đọc sách… Đặc biệt là trước khi đi ngủ.

    4.2. Không sử dụng điện thoại một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ

    Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngăn bản thân sử dụng điện thoại thời điểm này hãy đặt điện thoại cách xa bạn. Đôi khi bạn nên để điện thoại ở một phòng khác. Bạn cũng có thể để “chế độ ban đêm”, “không làm phiền” để giảm khả năng các thông báo điện thoại có thể quấy nhiễu bạn.

    4.3. Giảm ánh sáng xanh

    Sử dụng ứng dụng giảm ánh sáng xanh trên điện thoại hay kính chống ánh sáng xanh. Đây cũng là cách bảo vệ mắt khi dùng điện thoại ban đêm. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt màn hình về chế độ ban đêm.

    4.4. Không nên nằm xem điện thoại

    Nhiều người đặt ra câu hỏi có nên nằm xem điện thoại hay không. Việc sử dụng điện thoại khi nằm sẽ khiến bạn có thiên hướng dùng điện thoại lâu hơn.

    Bên cạnh đó cũng đừng quên thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ. Hãy tạo những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ như: Phòng ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không ồn ào; trước khi đi ngủ có thể ngâm chân, thiền hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn. Không sử dụng đồ uống chứa cồn, caffein trước khi đi ngủ.

    Cách sử dụng điện thoại để không ảnh hưởng tới giấc ngủ

    Cài đặt ứng dụng kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại để giảm thời lượng tiếp xúc với thiết bị này

    Xem điện thoại nhiều gây mất ngủ, kéo theo một loạt vấn đề sức khỏe có liên quan. Vì vậy hãy học cách sử dụng điện thoại một cách khoa học. Nếu cần thêm thông tin về những vấn đề có liên quan hãy truy cập Bệnh Mất ngủ và An thần.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đơn thuốc mất ngủ nào hiệu quả – Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ 21/12/23
      Tôi bị mất ngủ nên các bác sĩ kê cho tôi đơn thuốc mất ngủ gồm có Amitriptyline 25mg, Tuần…
      Top {10 + 1} món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu, ĂN VÀO NGỦ TỚI SÁNG 31/08/23
      Món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu là key luôn được chị em tìm kiếm trong thời gian mang…
      Amitriptylin chữa mất ngủ: Liều dùng, công dụng và tác dụng phụ 20/12/23
      Thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ hiện được rất nhiều người sử dụng. Thuốc có bán tại các hiệu thuốc. Tuy…
      Người già mất ngủ – Chuyên gia mách 7 cách ngủ ngon không cần thuốc 09/11/23
      Tuổi càng cao, chất lượng giấc ngủ càng giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội…
      Xem thêm