Vôi hóa gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Vôi hóa gan – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    26/10/22

    So với các bệnh lý về gan khác thì vôi hóa gan ít được biết tới hơn. Do đó, không nhiều người nhận điện được triệu chứng của tình trạng này. Bài viết sau sẽ cung cấp những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý.

    5/5 - (183 bình chọn)

    1. Vôi hóa gan là gì?

    Đây là một dạng tổn thương gan mạn tính, được hình thành do nhu mô gan bị thương tổn bởi viêm, áp xe hoặc nhiễm ký sinh trùng. Vị trí này dần tạo sẹo hoặc tích tụ nhiều hạt sỏi nhỏ, rồi cứng lại và đọng lại tại đường mật trong gan, được gọi là nốt vôi hóa (hay còn gọi là nốt canxi hóa).

    Vôi hóa gan là gì

    2. Triệu chứng vôi hóa gan

    Nốt vôi hóa gan có kích thước nhỏ thường không gây triệu chứng điển hình mà chỉ được phát hiện khi chẩn đoán lâm sàng. Tuy nhiên, đến khi nốt canxi hóa  lớn hơn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu do làm ảnh hưởng tới chức năng gan.

    Triệu chứng vôi hóa gan

    Bạn có thể thấy đau hạ sườn phải

    3. Nguyên nhân gây bệnh vôi hóa gan

    Gan bị vôi hóa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả tình trạng bệnh lý về gan. Đối với người trưởng thành, các nguyên nhân có thể kể tới là:

    • Bệnh lý tại gan: Viêm tế bào nhu mô gan, viêm gan do sỏi tuyến mật hoặc tắc mật, gan nhiễm mỡ, u nang hay khối u trong gan gan gây tích tụ canxi.
    • Có xác giun hoặc ký sinh trùng chết trong gan.
    • Lạm dụng rượu bia: Thường xuyên nạp vào cơ thể một lượng lớn rượu bia sẽ khiến gan phải hoạt động quá mức để lọc thải chất độc. Lâu dần gan bị quá tải gây tích tụ độc tố trong gan, tổn thương tế bào gan, gây lắng đọng canxi trong gan.
    • Dùng thuốc điều trị lao dài ngày: Do gan là cơ quan chuyển hóa thuốc nên việc sử dụng thuốc dài ngày có thể tác động xấu tới gan. Cơ thể cũng có thể phản ứng tiêu cực với loại thuốc này gây vôi hóa.

    Các nốt vôi hóa cũng có thể được phát hiện trên thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do nhiễm trùng trong tử cung hoặc trong quá trình chuyển dạ. Bên cạnh đó, viêm ổ bụng gây vỡ thành ruột trong khi sinh hay hình thành các cục máu đông trong gan cũng có thể gây vôi hóa.

    Nguyên nhân gây bệnh vôi hóa gan

    Gan nhiễm mỡ có thể là một trong các nguyên nhân

    4. Vôi hóa gan có nguy hiểm không?

    Để trả lời vôi hóa gan có ảnh hưởng gì không hay có nguy hiểm không cần căn cứ vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh.

    Kích thước nốt vôi hóa ở gan thể hiện mức độ nguy cơ và khả năng biến chứng. Nếu vôi hóa gan 5mm hay nốt vôi hóa gan 6mm mà chức năng gan vẫn bình thường thì không gây nguy hiểm. Nếu nốt vôi hóa lớn, chèn ép đường mật thì có thể gây nhiễm trùng đường mật, ảnh hưởng tới chức năng gan mật. Vôi hóa kéo dài có thể gây viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

    Vôi hóa gan có nguy hiểm không

    Vôi hóa kéo dài có thể gây xơ gan

    >>Đừng bỏ lỡ: Nhận diện 14 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu

    5. Chẩn đoán

    Để xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân cần thực hiện một số phương pháp sau:

    • Khám lâm sàng: Xem xét các triệu chứng, tiền sử bệnh.
    • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT, siêu âm

    6. Điều trị vôi hóa gan

    Vôi hóa gan có chữa được không có lẽ là mối bận tâm lớn nhất của người bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị nốt vôi hóa gan kịp thời đóng vai trò tiên quyết tới khả năng phục hồi. Một số trường hợp nhẹ, mới chớm bắt đầu, xét nghiệm chức năng gan bình thường có thể không cần can thiệp y khoa. Người bệnh phải theo dõi chặt chẽ, siêu âm định kỳ 3 – 6 tháng/lần cùng với thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện. Đặc biệt, những người gặp phải tình trạng này do lạm dụng bia rượu cần cắt giảm tiến tới kiêng loại đồ uống này.

    6.1. Thuốc Tây

    Vậy vôi hóa gan uống thuốc gì? Chỉ những trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định thuốc điều trị. Tuy nhiên hiện không có loại thuốc nào giúp làm tan nốt vôi hóa. Các loại thuốc được kê chỉ giúp ức chế sự phát triển của các nốt này và ngăn ngừa biến chứng. Chúng bao gồm cả các thuốc điều trị bệnh lý gây ra tình trạng vôi hóa.

    6.2. Thuốc nam chữa vôi hóa gan

    Một số bài thuốc nam có thể hỗ trợ trong những trường hợp bị vôi hóa nhẹ. Tuy nhiên, chỉ bác sĩ đông y mới có thể bốc đúng vị với đúng đối tượng.

    • Cà gai leo: Thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh gan với tác dụng mát gan, bảo vệ tế bào gan. Bạn chỉ cần sắc 30g cà gai leo với 70g an xoa đã sao vàng hạ thổ với 1 lít nước tới khi còn 400ml để uống.
    • Diệp hạ châu: Giúp thanh nhiệt giải độc, bảo vệ chức năng gan, hỗ trợ giảm vôi gan do dùng nhiều bia rượu. Lấy 300g diệp hạ châu tươi, 300g quả dứa dại khô, 50g bông mã đề sắc cùng 2 lít nước, tới khi còn 1 lít nước. Sau đó chia nước làm 3 lần uống trong ngày.
    • Atiso: Loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan. Lấy 2g lá atiso sắc với nước để uống.
    Thuốc nam chữa vôi hóa gan

    Cà gai leo giúp mát gan, bảo vệ tế bào gan

    6.3. Phẫu thuật

    Đối với trường hợp nốt vôi hóa lớn, chèn ép dây thần kinh và mô có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nốt vôi hóa. Phẫu thuật sẽ giúp ngăn chặn những biến chứngkhi nốt vôi hóa phát triển lớn hơn.

    7. Cách phòng tránh

    Một số biện pháp có thể hạn chế nguy cơ như:

    • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bổ sung rau xanh, hoa quả tươi. Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, mỡ động vật… Điều này giúp giảm nguy cơ lắng đọng sắc tố mật. Hạn chế uống rượu bia.
    • Ngủ đúng giờ, đủ giấc. Không thức quá khuya bởi ban đêm là thời gian gan thải độc.
    • Lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập đều đặn. Đó có thể là bài tập thể dục, yoga, đi bộ, đạp xe…
    • Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.
    • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý có thể gây vôi gan.
    phòng tránh vôi hóa gan

    Tẩy giun định kỳ là cách phòng tránh hiệu quả

    Những thông tin về vôi hóa gan trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ. Để biết chính xác tình trạng và kích thước nốt vôi hóa bạn cần được khám và chẩn đoán bằng hình ảnh.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Review nước uống trị mụn – Top 12 thức uống tuyệt vời trong mùa hè này 06/06/22
      Review nước uống trị mụn là chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là trong thời điểm nắng…
      Mề đay tắm nước muối có được không? Câu trả lời từ chuyên gia 28/04/22
      Chuyên gia cho em hỏi, em bị mề đay tắm nước muối có hiệu quả không? Da của em dễ…
      Nổi mề đay có nên bôi dầu không? 5 loại dầu có thể sử dụng và lưu ý 09/03/22
      Khi bị nổi mề đay, nhiều người có thói quen dùng dầu thoa lên tạo cảm giác dễ chịu cũng…
      Thuốc Silymarin – Công dụng, liều dùng và lưu ý 27/06/22
      Đối với những người mắc các bệnh lý về gan có thể đã từng nghe nói hoặc sử dụng thuốc…
      Xem thêm