Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến người già. Tình trạng này gây ra cảm giác ngứa ngáy, phát ban rất khó chịu. Căn bệnh tái đi tái lại có nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm nếu không được điều trị sớm. Tham khảo bài viết dưới đây nếu bạn đang đi tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh.
1. Viêm da dị ứng là bệnh gì?
Viêm da dị ứng (hay còn gọi là chàm cơ địa) là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với một hoặc vài dị nguyên trong thực phẩm, môi trường sống. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện những nốt viêm đỏ sưng tấy, gây ngứa, đau rát.
Đây được xem là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh dễ mắc và cũng dễ tái phát khi gặp tác nhân dị ứng.
Khi mắc phải bệnh lý này, đa số người bệnh đều có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh, khiến họ mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.
2. Các loại viêm da dị ứng
Tùy theo cấp độ bệnh, triệu chứng, đặc điểm… bệnh được chia thành các loại khác nhau như sau:
2.1. Xét về cấp độ bệnh lý
- Viêm da dị ứng cấp tính: Là giai đoạn da bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như ban đỏ ngứa, rát, phù nề, có thế xuất hiện mụn nước trong giai đoạn nặng hoặc bội nhiễm. Hoặc có trường hợp xuất hiện bọng nước, sau đó vỡ ra, đóng vảy. Thời gian này kéo dài vài ngày đến 1, 2 tháng.
- Viêm da dị ứng mạn tính: Tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến da tổn thương nghiêm trọng, khó điều trị.
2.2. Xét về đặc điểm, triệu chứng
Bệnh được chia thành các thể như sau:
- Viêm da dị ứng tiếp xúc: Tình trạng da tổn thương, mẩn đỏ do tiếp xúc với dị nguyên trong môi trường như mỹ phẩm, hóa chất, kim loại, nhựa cây, nọc độc côn trùng… Trường hợp này sẽ khỏi sau 1 – 4 tuần sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên.
- Viêm da dị ứng thời tiết: Là tình trạng da bị dị ứng do sự thay đổi thời tiết. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông.
- Viêm da dị ứng cơ địa: Bệnh xảy ra do yếu tố cơ địa, thậm chí đôi khi không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với dị nguyên trong môi trường.
- Viêm da dị ứng bội nhiễm: Đây là loại bệnh thể nặng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm nếu không điều kịp thời.
Xem thêm:
Dị ứng thời tiết nổi mề đay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
Nổi mẩn ngứa: 12 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi, hết khó chịu?
3. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng
Những người mắc bệnh này đều có chung biểu hiện:
- Da khô hoặc rất khô;
- Da ngứa đặc biệt vào ban đêm;
- Xuất hiện những mảng ban hồng, đỏ ở toàn thân, có thể tập trung ở cổ, mí mắt, ngực, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, mặt trong đầu gối.
- Viêm da dị ứng (chàm sữa) ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi, các triệu chứng thường tập trung ở đầu và mặt.
- Đôi khi nốt mẩn đỏ có thể nổi cộm trên da, rỉ dịch, chất nhầy khi bị trầy xước.
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, mỗi độ tuổi lại có những biểu hiện khác nhau, phụ huynh có thể tham khảo:
- Trẻ dưới 2 tuổi: Dân gian gọi là chàm sữa. Biểu hiện bởi tình trạng các nốt mụn nhỏ li ti màu trắng như sữa. Có cảm giác ngứa ngáy, đỏ da. Các nốt chàm thường xuất hiện ở cổ, má.
- Từ 2 – 12 tuổi: Phát triển từ lúc sơ sinh và kéo dài trong vài năm. Thường tập trung ở quanh miệng, quanh hốc mắt, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, bàn chân.
4. Nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia da liễu, đa phần những người mắc viêm da dị ứng là do:
4.1. Di truyền gia đình
Các nghiên cứu về gen cho thấy, bệnh viêm da dị ứng có thể di truyền theo huyết thống. Theo đó, nếu trong gia đình có người bị viêm da dị ứng thì những người còn lại cũng có khả năng mắc bệnh này.
4.2. Cơ địa nhạy cảm
Những người có cơ địa nhạy cảm, đồng thời hệ miễn dịch yếu rất dễ phát bệnh khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với lông chó mèo, sợi len, bụi kim loại… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
4.3. Dị ứng thời tiết
Nhiệt độ và độ ẩm cũng tác động đến sức khỏe của da. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể sẽ phản ứng lại dẫn đến dị ứng.
4.4. Dị ứng thức ăn
Những người bị dị ứng thực phẩm như cua, ghẹ, thịt gà, tôm… Nếu vô tình ăn phải cũng dẫn tới dị ứng da.
4.5. Sử dụng nhiều hóa chất
Các hóa chất có tính tẩy rửa cao là một loại dị nguyên gây kích ứng và tổn thương da. Nếu cơ thể tiếp xúc có thể gây dị ứng.
Ngoài ra, những nguyên nhân như nhiễm trùng da tay, da bị khô, thiếu hụt dinh dưỡng… cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này.
5. Viêm da dị ứng có lây không? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy không lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền, nếu cha mẹ mắc bệnh thì con cái có nguy cơ mắc rất cao.
Viêm da dị ứng là căn bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây ra phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn tới biến chứng:
5.1. Nhiễm trùng da
Khi bị dị ứng, người bệnh thường cào, gãi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
Nếu thấy da tiết dịch vàng, xuất hiện đốm nhỏ trắng hoặc da sưng tấy, người mệt mỏi thì hãy cẩn thận. Bởi, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng da.
5.2. Hen suyễn và viêm mũi dị ứng
Theo nghiên cứu, hơn một nửa số trẻ bị viêm da dị ứng sau đó phát triển thêm thành hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
5.3. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ
Tình trạng ngứa ngáy, đau rát khi bị dị ứng thường khiến giấc ngủ và sinh hoạt người bệnh bị ảnh hưởng. Thiếu ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, dễ cáu gắt.
6. Cách điều trị bệnh như thế nào?
Viêm da dị ứng là bệnh lý có nguyên nhân phức tạp, vì vậy việc điều trị không dễ dàng. Những phương pháp chỉ điều trị tạm thời, dễ tái lại khi gặp dị nguyên. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh nên chú trọng tăng đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh phổ biến, bạn có thể tham khảo:
6.1. Điều trị bằng Tây y
- Kem dưỡng ẩm: Giúp làm mềm da, giảm mẩn ngứa, nóng đỏ khá hiệu quả. Đa số loại kem cấp ẩm có tính thấm, khôi phục hàng rào bảo vệ da.
- Thuốc bôi Corticoid: Có tác dụng chống viêm, giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm trên da. Loại thuốc này có tác dụng nhanh, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như giãn mạch, rậm lông, suy thượng thận… Vì vậy, khi sử dụng cần lưu ý, nhất là vùng da nhạy cảm như mí mắt, khóe miệng.
- Thuốc kháng Histamin: Dùng với mục đích ức chế phản ứng dị ứng, giảm ngứa ngoài da. Loại thuốc này có thể gây buồn ngủ nên thường được chỉ định vào buổi tối.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm.
*/Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây, bao gồm cả thuốc uống và bôi phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm.
6.2. Chữa viêm da dị ứng từ bài thuốc nam
Với ưu điểm an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện nên phương pháp này được nhiều người áp dụng.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:
- Bài thuốc lá trà xanh: Lá trà xanh rửa sạch, sau đó đun sôi chừng 5 – 10 phút với nước. Dùng nước đun sôi ngâm rửa vị trí da bị dị ứng.
- Bài thuốc lá trầu không: Hái 2-3 lá trầu không, rửa sạch, sau đó đun sôi với nước. Bạn có thể thêm chút muối rồi ngâm hoặc rửa vùng da bị dị ứng. Thực hiện ngày 1 lần.
- Bài thuốc lá đơn đỏ: Lá đơn đỏ nấu nước tắm hàng ngày giúp làm giảm ngứa.
Bài thuốc nam kể trên có tác dụng giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người có biểu hiện nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát.
6.3. Liệu pháp ánh sáng
Với những trường hợp nghiêm trọng hoặc triệu chứng ảnh hưởng toàn thân, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng.
Ánh sáng quang học có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc với tia cực tím có thể để lại tác dụng phụ như lão hóa da hoặc làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, liệu pháp này chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
7. Cách nào để phòng ngừa viêm da dị ứng?
Để phòng ngừa bệnh, mỗi người cần phải chú ý:
- Tránh tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ khởi phát bệnh. Bạn nên liệt kê tất cả những thứ gây dị ứng từ thức ăn đến chất tẩy rửa và tránh xa chúng.
- Giữ ẩm cho da: Hãy giữ ẩm cho ra ít nhất 1 lần/ ngày. Ưu tiên dưỡng ẩm sau khi tắm xong, lúc đó da của bạn vẫn còn độ ẩm.
- Tránh làm trầy xước da: Việc cào gãi chỉ khiến da ngày càng tệ hơn. Bạn có thể hạn chế bằng cách thoa kem chống ngứa, cắt móng tay và nhắc nhở mình không cào gãi.
- Tắm bằng nước ấm: Bạn có thể tắm nước ấm pha với baking soda hoặc bột yến mạch. Sau đó tắm lại với nước ấm sạch, thoa kem dưỡng ẩm.
Bài viết trên đã giới thiệu đầy đủ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da dị ứng. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để phòng cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về bệnh hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99.
Xem thêm:
- Viêm da dị ứng tắm lá gì? – Thử ngay 11 bài thuốc tắm lá cực hiệu quả này
- TOP 16 mẹo chữa viêm da cơ địa – Dân gian tương truyền hiệu quả và an toàn
- Chữa viêm da cơ địa bằng diện chẩn – Chuyên gia chia sẻ phương pháp mới
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tìm hiểu về viêm da dị ứng
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/symptoms-causes/syc-20352742 - Viêm da dị ứng - Nguyên nhân do đâu?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532866/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.