Trầm cảm ở người cao tuổi – Triệu chứng ra sao? Cách điều trị thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Trầm cảm ở người cao tuổi – Triệu chứng ra sao? Cách điều trị thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Ánh

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/11/24

    Trầm cảm ở người cao tuổi đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhiều phân tích được cho là tuổi già dễ buồn chán, ít được quan tâm, chăm sóc. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất phát từ lý do bệnh lý nền. Để rõ hơn về tình trạng này cũng như cách điều trị, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

    Đánh giá article

    1. Trầm cảm ở người cao tuổi

    Trầm cảm là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì hội chứng này đang ngày càng gia tăng ở người cao tuổi.

    Theo thống kê, có tới 10% người cao tuổi ở cộng đồng gặp triệu chứng trầm cảm. Trong đó, 1-2% bị trầm cảm điển hình. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn cả những người cao tuổi đang sống trong hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như trung tâm điều dưỡng, người cô đơn.

    Người cao tuổi có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn người trẻ do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, điển hình là trầm cảm do mắc bệnh lý nền.

    Theo chuyên gia, trầm cảm dễ xảy ra ở những người đang mắc bệnh lý nền như đái tháo đường, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, xương khớp… Thống kê ước tính, những người cao tuổi có bệnh lý nên như trên mắc trầm cảm 20 – 25%.

    thống kê trầm cảm ở người cao tuổi

    2. Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi là gì?

    Người già khi bị trầm cảm cũng có biểu hiện tương tự người trẻ. Bệnh có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:

    2.1. Triệu chứng về tâm lý

    • Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn bã, lo âu, đầu óc trống rỗng.
    • Không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào, kể cả những hoạt động mà mình từng yêu thích.
    • Luôn có cảm giác vô dụng, tự trách hoặc đổ lỗi cho bản thân. Triệu chứng này thường diễn ra quá mức.

    2.2. Biểu hiện thể chất

    • Người luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không muốn làm việc gì.
    • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ hoặc thích ngủ và ngủ nhiều.
    • Thay đổi cân nặng, nhiều trường hợp có xu hướng giảm cân nhưng cũng có người tăng cân.
    • Có biểu hiện đau nhức và một vài triệu chứng cơ thể không giải thích được bằng y tế.

    trầm cảm ở người cao tuổi

    2.3. Biểu hiện hành vi, nhận thức

    • Người bệnh có xu hướng giảm tương tác với xã hội, thường chọn rút lui khỏi các hoạt động xã hội.
    • Khó tập trung và khó đưa ra quyết định.
    • Có suy nghĩ tiêu cực và có ý định tự sát (biểu hiện này ít phổ biến ở người cao tuổi).

    Có thể nói, trầm cảm ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được. Tuy nhiên, trước khi đi tìm phương pháp điều trị người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây ra. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi?

    Xem thêm:

    [CẢNH BÁO] 10 dấu hiệu trầm cảm không thể xem thường

    Cách giảm stress cho phụ nữ nhanh chóng, giúp xua tan căng thẳng

    Tìm hiểu cách an thần – giảm strees không cần dùng thuốc

    3. Nguyên nhân trầm cảm ở người cao tuổi do đâu?

    Với người cao tuổi, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm, có thể kể đến những yếu tố sau:

    3.1. Yếu tố sinh học

    • Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc trầm cảm tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi.
    • Thay đổi hormone: Sự thay đổi này ở người già liên quan tới quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng tới tâm trạng. Từ đó nảy sinh ra chứng trầm cảm.
    • Thay đổi hóa học trong não: Ở người già có sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, Norepinephrine… có thể gây trầm cảm.

    3.2. Yếu tố tâm lý

    Ở người già, tâm lý của họ thường bị ảnh hưởng:

    • Cảm giác cô đơn, cô lập: Con cái ở xa, không được quan tâm chăm sóc khiến họ buồn rầu. Họ cũng hạn chế giao tiếp với xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm.
    • Cảm giác mất mát, đau buồn: Vì mất đi người thân, bạn bè khiến họ đau buồn kéo dài.

    3.3. Yếu tố bệnh lý

    Khi về già, nhiều người xuất hiện các vấn đề sức khỏe:

    • Bệnh lý mạn tính: Tim mạch, tiểu đường, bệnh Parkinson, viêm khớp, ung thư… gây đau đớn, hạn chế hoạt động dễ có nguy cơ trầm cảm.
    • Suy giảm chức năng cơ thể: Suy giảm thính lực, thị lực, khả năng vận động… khiến họ mệt mỏi. Đồng thời, những điều này có thể nảy sinh cảm giác bất lực dẫn đến trầm cảm.

    3.4. Yếu tố cá nhân

    • Tính cách và cơ địa: Một số người có tính cách dễ bị ảnh hưởng bởi stress hoặc cơ địa dễ mắc trầm cảm hơn so với người khác.
    • Người có tiền sử trầm cảm: Nhiều người cao tuổi đã từng bị trầm cảm có nguy cơ tái phát bệnh khi về già.

    Ngoài ra, nhiều người thay đổi môi trường sống (ví dụ như chuyển vào viện dưỡng lão, về quê) hoặc khó khăn tài chính cũng có thể gây ra căng thẳng, trầm cảm.

    4. Tác động trầm cảm lên sức khỏe người cao tuổi

    Trầm cảm ở độ tuổi nào cũng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Với người già, bệnh lý này để lại những hậu quả sau:

    • Trầm cảm ở người cao tuổi thường khiến họ chán ăn. Từ đó làm sụt cân và có nguy cơ gặp phải những vấn đề như thiếu máu, thiếu canxi, loãng xương.
    • Những người trầm cảm thường gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. Điều này cũng khiến người cao tuổi suy giảm sức khỏe và có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới thần kinh.
    • Cảm giác buồn, thất vọng, suy nghĩ tiêu cực sẽ áp lực lên tim. Nếu diễn ra thường xuyên người già dễ mắc bệnh tim.
    • Lo lắng, suy nghĩ nhiều quá, ám ảnh những điều trong quá khứ sẽ làm suy giảm trí nhớ ở người già.
    • Họ dễ bị ốm yếu, mệt mỏi thường xuyên.
    • Suy nghĩ tiêu cực, thái quá có thể khiến người già có ý định tự sát.

    hệ lụy bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

    5. Trầm cảm người cao tuổi – Phải làm sao?

    Để điều trị bệnh trầm cảm người cao tuổi cần rất nhiều thời gian. Trước tiên, phải xác định được nguyên nhân trầm cảm do đâu. Sau đó mới tìm hướng điều trị phù hợp.

    Dưới đây là các phương pháp điều trị trầm cảm cho người cao tuổi:

    5.1. Liệu pháp tâm lý cho người cao tuổi trầm cảm

    Đây là phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc. Liệu pháp này có tác động đến tâm thần kinh của người bệnh giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm. Điều trị trong thời gian dài giúp giảm nguy cơ tái phát, nhất là người mức độ nhẹ. Trường hợp nặng thì cần kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Trong liệu pháp này thì có trị liệu tâm lý cá nhân và trị liệu gia đình. Với cá nhân, mục đích giúp người bệnh chia sẻ cảm xúc, tìm hiểu sâu xa nguyên nhân gây ra. Đồng thời, thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu cực và kỹ năng đối phó khi gặp phải.

    Với trị liệu gia đình, giúp gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng người bệnh. Qua đó, gia đình hỗ trợ người bệnh vượt qua triệu chứng bệnh.

    5.2. Sử dụng thuốc

    Sử dụng thuốc là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

    Những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trầm cảm ở người cao tuổi:

    • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Thuốc ngăn ngừa tái hấp thu serotonin, từ đó tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh này. Các thuốc thường được chỉ định như Citalopram, Escitalopram, Fluoxetin…
    • Thuốc điều hòa serotonin: Nhóm thuốc hoạt động bằng cách thay đổi hoạt động của serotonin khác nhau tại synap (5-HT). Nhóm thuốc này có tác dụng chống trầm cảm, giải lo âu.
    • Thuốc chống trầm cảm dị vòng: Nhóm thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ba vòng cải tiến và thuốc bốn vòng.
    • Thuốc chống trầm cảm không điển hình: Các loại thuốc thường được kê toa như Trazodone, Mirtazapine, Vortioxetine…

    Những loại thuốc điều trị trầm cảm thường có tác dụng phụ kèm theo. Do đó, việc sử dụng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý dùng hoặc tăng, giảm liều lượng.

    5.3. Người cao tuổi cần thay đổi lối sống

    Thay đổi lối sống là phương pháp kết hợp quan trọng trong điều trị trầm cảm. Vậy, người cao tuổi nên thực hiện lối sống như thế nào?

    • Cần tăng cường các hoạt động trao đổi thể chất, nên tập cùng bạn bè để tinh thần thoải mái, vui vẻ.
    • Người bệnh có thể tìm sở thích, thú vui trong cuộc sống như đọc sách, nuôi cá, trồng cây, nuôi con vật…
    • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm bổ dưỡng.
    • Dành thời gian nghỉ ngơi và luôn ngủ đủ giấc, đúng giờ.

    5.4. Cần hỗ trợ từ gia đình

    Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi. Vì nếu có người thân mắc bệnh, người nhà nên

    • Dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, trò chuyện để họ giải tỏa tâm lý, tránh tạo áp lực thêm.
    • Bổ sung cho người bệnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học để đảm bảo sức khỏe.
    • Chú ý cho người bệnh dùng thuốc đúng liều và cảnh giác tác dụng phụ.
    • Việc chăm sóc người trầm cảm có thể gây mệt mỏi, người nhà nên nhẹ nhàng và kiên trì.

    chăm sóc người trầm cảm

    6. Lời khuyên của chuyên gia cho người cao tuổi trầm cảm

    Người cao tuổi bị trầm cảm cần được chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần. Khi có biểu hiện bệnh cần được phát hiện, chăm sóc và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần lưu ý những điều sau:

    • Khi bị bệnh, người cao tuổi cần tuân thủ chương trình điều trị thích hợp để cải thiện triệu chứng. Họ cần được hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng cách ly hoặc cô đơn bằng việc tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời.
    • Đừng nghĩ trầm cảm ở người cao tuổi không điều trị được. Đây chỉ là một bệnh và hoàn toàn có thể thoát khỏi nếu kiên trì và tích cực điều trị.
    • Tạo cho người già môi trường sống thoải mái, vui vẻ, ấm cúng cùng con cháu.
    • Khuyến khích người già tham gia hoạt động tập thể như tổ hưu trí, dưỡng sinh, đi bộ, đi du lịch…
    • Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
    • Thường xuyên luyện tập thể dục, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

    Như vậy, độc giả vừa tìm hiểu xong bài viết trầm cảm ở người cao tuổi. Đây là bệnh lý phổ biến ở người già, vì vậy đừng chủ quan. Cần phát hiện sớm nếu có triệu chứng và tích cực điều trị bệnh để tránh hậu quả nghiêm trọng.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? – Chuyên gia giải đáp 20/12/23
      “Tôi đang có ý định dùng thuốc ngủ để dễ ngủ hơn nhưng vẫn lo ngại tác dụng phụ. Nếu…
      Mẹo chữa đánh trống ngực, giảm nhịp tim nhanh chóng 10/01/24
      Đánh trống ngực dồn dập gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an. Nếu…
      Rối loạn tiền đình có nên đi bộ? Giải đáp từ chuyên gia 22/04/24
      Rối loạn tiền đình khiến người bệnh thường bị chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, ù tai, mất thăng bằng...…
      Khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội? Bật mí top 10 địa chỉ 29/01/24
      Chị Trần Thu Hường (Long Biên, Hà Nội) băn khoăn về khám rối loạn lo âu ở đâu Hà Nội.…
      Xem thêm