Thuốc đi ngoài Biseptol là gì, thành phần và tác dụng ra sao?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Thuốc đi ngoài Biseptol là gì, thành phần và tác dụng ra sao?

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    29/10/19

    Thuốc đi ngoài Biseptol thường được biết đến là loại thuốc chuyên dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Vậy thuốc đi ngoài Biseptol là gì? Thuốc có thành phần và tác dụng ra sao? Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý gì?

    5/5 - (8816 bình chọn)

    1. Thuốc đi ngoài Biseptol là gì?

    Biseptol là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em với liều lượng khác nhau. Thuốc Biseptol thường được dùng trong những đợt bùng phát bệnh lý truyền nhiễm tại địa phương.

    Thuốc Biseptol

    Thuốc Biseptol

    2. Thành phần thuốc Biseptol

    Thuốc Biseptol có thành phần gồm: Sulfamethoxazole, Trimethoprim, Propylene glycol, Aseptin P, Aseptin M, bột khoai tây… Trong đó, Sulfamethoxazole, Trimethoprim là hai thành phần chủ yếu.

    2.1. Sulfamethoxazole

    Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp với Trimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất Pyrimidin. Hai chất này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1 Trimethoprim và 5 Sulfamethoxazole. Sự phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.

    Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưa khí gram âm và dương như: Staphylococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria meningitidis, E.coli… Các vi khuẩn kháng Sulfamethoxazole bao gồm: Enterococcus, Campylobacter và những vi khuẩn kỵ khí.

    Sulfamethoxazole thường được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm như: nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn sinh dục…

    2.2. Trimethoprim

    Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate – reductase của vi khuẩn và thường được phối hợp với Sulfamethoxazole.

    Trimethoprim giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis và chống lại nhiều vi khuẩn dạng coli.

    Trong một số trường hợp, Trimethoprim được dùng riêng để điều trị mà không phối hợp với Sulfamethoxazole như đợt cấp của viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, Trimethoprim còn được chỉ định dùng để dự phòng lâu dài nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát; viêm phổi do Pneumocystis carinii; viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính; nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cấp tính nhạy cảm với trimethoprim…

    3. Dạng bào chế và hàm lượng

    Thuốc đi ngoài Biseptol được bào chế dưới hai dạng chính là viên nén và siro với hàm lượng cụ thể.

    3.1. Dạng viên nén

    Sulfamethoxazole: 400 mg

    Trimethoprim: 80 mg

    Thuốc Biseptol dạng viên nén

    Thuốc Biseptol dạng viên nén

    3.2. Dạng thuốc siro

    Sulfamethoxazole: 200 mg/ 5 ml

    Trimethoprim: 40 mg/ 5 ml

    Thuốc Biseptol dạng siro

                       Thuốc Biseptol dạng siro

    4. Công dụng của thuốc Biseptol

    4.1. Chỉ định

    Thuốc Biseptol được dùng trong điều trị một số bệnh lý:

    – Nhiễm trùng vi khuẩn Gram âm, Gram dương, đặc biệt là nhiễm lậu cầu, nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm với thành phần có trong thuốc

    – Nhiễm trùng đường tiểu cấp

    – Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi do Pneumocystis carinii

    – Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt

    – Nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột non, viêm ruột già, viêm dạ dày…

    – Tiêu chảy do E.coli

    – Viêm xoang má cấp ở người lớn

    – Viêm tủy xương khi có mủ trong xương…

    Biseptol thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

    Biseptol thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

    4.2. Chống chỉ định

    Thuốc đi ngoài Biseptol chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.

    Ngoài ra, thuốc chống chỉ định với một số đối tượng bao gồm:

    – Tổn thương nhu mô gan (tế bào gan bị suy yếu)

    – Suy thận hoặc rối loạn chức năng thận ở giai đoạn nặng

    – Mắc bệnh lý nhu mô

    – Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú…

    Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc Biseptol mà cần trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

    5. Cách sử dụng thuốc Biseptol

    Tùy theo từng đối tượng, bệnh lý, mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê liều sử dụng và dạng thuốc Biseptol phù hợp.

    5.1. Thuốc Biseptol dạng viên nén

    Với Biseptol ở dạng viên nén, người bệnh uống thuốc với nước lọc. Tuyệt đối không dùng cùng sữa, nước hoa quả và các loại nước uống khác. Lưu ý, không nhai hoặc ngậm thuốc Biseptol.

    Uống thuốc Biseptol cùng nước lọc

    Uống thuốc Biseptol cùng nước lọc

    Liều dùng Liều lượng
    Người lớn –  Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 1-2 viên Biseptol 480mg/lần. Ngày uống 2 lần. Tối đa 10 ngày

    –  Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: 1-2 viên Biseptol 480mg/lần. Ngày uống 2 lần. Tối đa 5 ngày

    –  Nhiễm khuẩn đường hô hấp: 1-2 viên Biseptol 480mg/lần. Ngày uống 2-3 lần. Tối đa 10 ngày

    Trẻ em – Trẻ 2-6 tuổi: Dùng 240 mg/ngày, chia thành hai lần uống trong ngày

    – Trẻ trên 6 tuổi đến 12 tuổi: Dùng 480 mg/ngày, chia thành hai lần uống trong ngày

    – Trẻ trên 12 tuổi đến 18 tuổi: Dùng 100 mg cách mỗi 12 giờ hoặc dùng 200 mg mỗi 24 giờ. Dùng tối đa trong 10 ngày.

    5.2. Thuốc Biseptol dạng siro

    Đối với dạng siro, khi sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol cần sử dụng công cụ đo lường đặc biệt đi kèm mỗi chai thuốc. Sau mỗi lần dùng, cần rửa sạch công cụ đo để sử dụng tiếp vào các lần sau.

    Liều dùng cho người lớn

    Dùng 20 ml/kg/lần. Ngày uống 2 lần (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

    Liều dùng cho trẻ em

    – Trẻ 6 tuần tuổi đến 5 tháng tuổi: Dùng 2,5 ml/lần. Ngày uống 2 lần (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

    – Trẻ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi: Dùng 5 ml/lần. Uống 2 lần mỗi ngày (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

    – Trẻ 6 – 12 tuổi: Dùng 10 ml/lần. Ngày uống 2 lần (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ)

    – Trẻ trên 12 tuổi: Dùng 20 ml/lần. Uống 2 lần mỗi ngày (khoảng cách giữa các lần là 12 giờ).

    6. Biseptol có tác dụng phụ không?

    Khi sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ:

    Tiêu chảy

    – Đau đầu, hoa mắt

    – Phát ban da, nổi mề đay

    – Ù tai

    – Nôn, buồn nôn

    – Hội chứng Stevens – Johnson

    – Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính

    – Viêm gan, viêm ứ mật, viêm đại tràng

    Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khác. Do đó, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để xem có cần ngừng sử dụng thuốc hay đổi loại thuốc khác không.

    7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Biseptol

    Cần dùng thuốc Biseptol theo đúng chỉ định của bác sĩ

    Cần dùng thuốc Biseptol theo đúng chỉ định của bác sĩ

    Khi sử dụng thuốc đi ngoài Biseptol, bạn cần lưu ý:

    – Không dùng cùng các loại thuốc khác như: Rifampicin, Cyclosporine, Indomethacin, Pyrimethamin, thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc hạ đường huyết…

    – Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị suy gan, hen phế quản hoặc bị dị ứng khác.

    – Không uống thuốc khi đang dùng rượu

    – Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

    – Hạn chế vận động mạnh

    – Không tự ý dùng thuốc mà chưa được chỉ định của bác sĩ

    – Cần kiểm tra chức năng gan, thận và công thức máu khi dùng thuốc trong thời gian dài.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc đi ngoài Biseptol mà người bệnh cần hiểu rõ trước và trong quá trình sử dụng. Hãy lắng nghe lời khuyên, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất! Đặc biệt, sự hỗ trợ từ các sản phẩm thảo dược là một giải pháp an toàn đã được nhiều người bệnh áp dụng đạt hiệu quả cao!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    22 bình luận cho “Thuốc đi ngoài Biseptol là gì, thành phần và tác dụng ra sao?”

    1. Hoa viết:

      Xin cho hỏi Biseptol 480 mg uống lúc nào tốt nhất ?

      • Chào bạn, Biseptol 480 mg, ngày 2 lần, uống sau ăn và khoảng cách giữa 2 lần sử dụng là 12 tiếng. Lưu ý nếu bạn dùng dạng viên nén, dùng trực tiếp với nước lọc, không dùng chung với sữa, nước ép hoa quả, không nhai hoặc nghiền để thấy hiệu quả bạn nhé.

    2. Trần Hoàng viết:

      Biseptol bên mình có bán không? Giá bao nhiêu và nếu đau bụng và cần đi ngoài thì dùng Biseptol hay đại tràng tâm bình.

      • Chào bạn, Tâm Bình không bán thuốc Biseptol nên rất tiếc không cung cấp cho bạn được, bạn có thể tham khảo ở các hiệu thuốc trên toàn quốc nhé. Bạn bị đau bụng đi ngoài bao lâu rồi hay chỉ vừa mới đây sau khi ăn? Nếu là tình trạng mạn tính bạn cần được bác sĩ thăm khám để xác định rõ nhất tình trạng bệnh trước khi kê thuốc nhằm đạt hiệu quả chính xác nhất với tình trạng của bạn nhé.
        Trân trọng!

    3. Trần Duy viết:

      Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 34 tuổi, tôi có tiền sử bệnh lý đại tràng, được chẩn đoán ở bệnh viên tỉnh 1 năm trước, nhưng bác sĩ không kê kháng sinh gì cả, từ đó đến nay cứ thỉnh thoảng tôi lại bị tái lại, đau bụng đi ngoài sau khi ăn, vậy tôi có thể uống thêm Biseptol được không? Hoặc tôi có nên đi khám bệnh viện tuyến trên không? Bác sĩ tư vấn giúp tôi với.

      • Chào bạn, không rõ tên cụ thể bệnh lý mà bác sĩ chẩn đoán cho bạn là gì? Giữa viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt biểu hiện có điểm tương tự nhưng là 2 bệnh khác nhau và cách điều trị cũng có phần khác nhau. Bạn đi ngoài có máu không? Bạn có thể cung cấp thêm triệu chứng hoặc tên bệnh lý chính xác mà bác sĩ chẩn đoán giúp bạn để Tâm Bình tư vấn cụ thể hơn nhé. Hoặc bạn có thể gọi vào tổng đài tư vấn sức khoẻ của Tâm Bình 0343446699 để được trao đổi tư vấn trực tiếp nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    4. Thắng Nguyễn viết:

      Chào bác sĩ, tôi gần đây có uống Biseptol. Sau khi uống thuốc tôi thấy mình bị buồn nôn, hơi ù tai, tôi đọc thông tin công ty đưa ra liệu có phải đây là tác dụng phụ của Biseptol không?

      • Chào bạn tác dụng phụ của Biseptol có bao gồm buồn nôn, chóng mặt ù tai, nên trong trường hợp của bạn có thê do tác dụng phụ của Biseptol. Tuy nhiên cũng không loại trừ có thể nguyên nhân do một loại bệnh lý khác hoặc do bạn đang dùng thêm một sản phẩm nào khác. Ngoài Biseptol bạn có đang dùng thuốc/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nào khác không? Bạn có bệnh lý nền gì không? Bạn cung cấp thêm thông tin để dược sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé.
        Trân trọng!

    5. Đỗ Minh Tâm viết:

      Chào dược sĩ, cho tôi hỏi hiện tôi đang dùng paracetamol và vitamin C. Tôi có thể dùng thêm Biseptol được không? Có xảy ra vấn đề gì không?

      • Chào bạn, theo các tài liệu y khoa chính thống đến thời điểm hiện tại paracetamol, vitamin C và Biseptol không có tương tác nào nên bạn có thể yên tâm khi uống cùng nhau bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ và luôn thành công trong cuộc sống!

    6. Mai viết:

      Uống mấy ngày là dừng ạ

      • Chào bạn, Biseptol là thuốc kháng sinh với thành phần chính là Trimethoprim và Sulfamethoxazol kết hợp theo tỷ lệ 1:5, thường được dùng để điều trị những vấn đề sức khỏe như: nhiễm trùng tiết niệu, viêm tai giữa, viêm phổi…
        Biseptol là kháng sinh khi sử dụng phải có chỉ định và kê đơn của bác sĩ, không biết bạn đã đi khám ở đâu chưa? Nếu chưa bạn nên đi khám ở các bệnh viện uy tín nhé. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng của bạn để kê đơn thuốc và liều lượng thích hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. nguyễn lý viết:

      Mình bị đau bụng đi ngoài phân lỏng thì có thể dùng thuốc biseptol được không ?

      • Chào bạn, việc quyết định có nên dùng thuốc Biseptol khi đang gặp tình trạng đau bụng đi ngoài phân lỏng hay không cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng và tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ do Biseptol là kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Ngoài ra việc dùng thuốc còn phải dựa vào nguyên nhân của việc bị tiêu chảy. Bên cạnh đó Biseptol còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban da… Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thận trọng hơn.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    8. Đinh Toàn viết:

      Nếu không bị đi ngoài thì dùng biseptol cho tác dụng nào khác không?

      • Chào bạn. Nếu bạn không bị tiêu chảy (đi ngoài) mà có lý do khác để sử dụng Biseptol, bạn cần phải cung cấp thông tin các biểu hiện cụ thể để bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn sử dụng.
        Vì Biseptol (sulfamethoxazole-trimethoprim) là một loại kháng sinh được chỉ định để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nên nếu sử dụng mà không theo chỉ định có thể gây kháng kháng sinh.
        Cần lưu ý về chỉ định của Biseptol: Biseptol thường được dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, và nhiễm trùng da. Nếu bạn không bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc không có chỉ định y tế từ bác sĩ, việc sử dụng Biseptol không phải là điều cần thiết.

    9. hạ hạ viết:

      mình không thích uống thuốc ,nên mình có thể tán thuốc uống biseptol rồi pha cùng sữa rồi uống được không

      • Chào bạn! Tuyệt đối không nên tán nhỏ thuốc Biseptol và pha cùng sữa. Vì Biseptol có thể tương tác với các thành phần trong sữa, làm giảm hiệu quả của thuốc. Ngoài ra một số thành phần trong thuốc có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, khi pha chung với sữa có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    10. Tiến Sơn viết:

      Đi ngoài dùng biseptol nhiều có bị kháng thuốc không?

      • Chào bạn. Việc sử dụng Biseptol không đúng cách, chẳng hạn như dùng thuốc quá nhiều hoặc không theo chỉ định của bác sĩ, có thể dẫn đến vấn đề kháng thuốc. Do Biseptol là một loại kháng sinh và chỉ hiệu quả trong việc điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu tiêu chảy không do vi khuẩn, việc sử dụng Biseptol sẽ không có tác dụng và có thể tạo ra môi trường cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển nếu thuốc không được sử dụng đúng cách.
        Chúc bạn sức khỏe.

    11. Trần Mai Anh viết:

      Chào dược sĩ tôi bị táo bón khó đi ngoài thì có dùng được biseptol không?

      • Chào bạn, Biseptol không phải là thuốc điều trị táo bón. Biseptol là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu bạn đang gặp vấn đề với táo bón và muốn tìm cách điều trị hoặc giảm triệu chứng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Để giúp giảm táo bón, bạn có thể thử một số biện pháp như tăng cường uống nước, ăn nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và tập thể dục đều đặn. Nếu táo bón không giảm sau khi thực hiện các biện pháp này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? 6 bài thuốc tuyệt vời ít ai biết 19/11/21
      Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay tới các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi…
      Đường ruột yếu ăn gì kiêng gì? [Top 10+] gợi ý để bảo vệ hệ tiêu hóa 19/02/21
      Đường ruột yếu ăn gì kiêng gì luôn làm “đau đầu” những người đang phải “sống chung” với tình trạng…
      Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh? 11/10/21
      Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Chính vì…
      “Bật mí” công dụng của củ ngải trong điều trị viêm đại tràng! 07/09/20
      Củ ngải có nhiều công dụng, một trong số đó là điều trị bệnh viêm đại tràng và các bệnh…
      Xem thêm