Tiểu đêm ở người già là hiện tượng thường gặp, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng này và lời khuyên của Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn để cải thiện tiểu đêm ở người cao tuổi.
1. Nguyên nhân tiểu đêm ở người già
Có nhiều nguyên nhân gây nên tiểu đêm, tiểu nhiều ở người già. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể:
1.1 Tiểu đêm ở người già do lão hoá
Tuổi tác là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể càng có hiện tượng lão hoá. Điển hình là sự suy yếu của các cơ bàng quang, ảnh hưởng đến việc lưu trữ nước tiểu tại bộ phận này.
Với người trẻ tuổi, bàng quang có khả năng lưu trữ khoảng 300-350ml nước tiểu. Tuy nhiên, với người già thì chỉ với 1 lượng nước tiểu nhỏ, bàng quang đã dẫn truyền kích thích lên não gây cảm giác buổn tiểu.
Ngoài ra, sự lão hoá cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone chống bài niệu. Vì vậy, người già phải đi tiểu thường xuyên hơn, mặc dù lượng nước nạp vào cơ thể không tăng.
1.2 Do người già ít ngủ, ngủ không sâu giấc
Khó ngủ, ngủ lơ mơ là vấn đề gặp phải ở đa số người cao tuổi. Ít ngủ, trằn trọc khó ngủ càng dễ gây buồn tiểu hơn. Và ngược lại, đi tiểu nhiều khiến người già mất ngủ. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn, lâu ngày gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người bệnh.
1.3 Do bệnh lý tuyến tiền liệt
Nam giới cao tuổi có tỷ lệ mắc u xơ hoặc ung thư tuyến tiền liệt khá cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tiểu đêm, tiểu són, tiểu rắt ở người già. Nguyên nhân do các khối u kích thước lớn chèn ép vào cổ bàng quang, làm giảm thể tích bàng quang, gây phản xạ mắc tiểu thường xuyên hơn.
1.4 Do viêm nhiễm
Những người cao tuổi, đề kháng suy giảm kéo theo nhiều vấn đề về sức khoẻ. Các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa từ khi còn trẻ không được chữa trị dứt điểm trở thành mãn tính. Đó là một trong các lý do khiến tiểu đêm trở nên trầm trọng hơn.
1.5 Do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt
Sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lợi tiểu vào ban ngày làm gia tăng số lần tiểu tiện cho tất cả mọi người, kể cả người trẻ. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, các tác nhân trên ảnh hưởng một cách sâu sắc, nhất sử dụng là vào buổi tối. Bên cạnh tiểu đêm, những thói quen xấu còn gây ra nhiều bệnh lý khác như: huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
1.6 Tiểu đêm ở người già do suy giảm chức năng thận
Theo nguyên lý Y học cổ truyền, thận chủ thuỷ, chức năng điều tiết dịch lỏng trong cơ thể. Vì vậy, thận suy yếu dẫn đến sự rối loạn bài tiết trong cơ thể. Trong đó, tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần là không thể tránh khỏi.
Theo Y học hiện đại, chức năng thận suy yếu dẫn đến khả năng tái hấp thu dịch lỏng giảm. Vì thế, nước tiểu đào thải ra nhiều hơn khiến bàng quang phát tín hiệu buồn tiểu liên tục.
2. Tiểu đêm ở người già gây tác hại gì?
Tiểu đêm ở người già thường kéo dài dai dẳng, gây nên những hệ luỵ trực tiếp và gián tiếp đến sức khoẻ, cuộc sống của người bệnh. Cụ thể là:
2.1 Tiểu đêm gây mất ngủ kinh niên
Như đã nói ở trên, người già vốn đã ít ngủ, khó ngủ. Đi tiểu nhiều lần trong đêm khiến họ phải trở dậy nhiều lần, càng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hiện tượng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tâm trạng bồn chồn, cáu gắt.
2.2 Tăng nguy cơ té ngã, chấn thương
Người già xương khớp suy yếu, thị lực kém. Thức dậy và di chuyển trong đêm để đến nhà vệ sinh có thể gây té ngã, chấn thương, gãy xương. Nhất là đối với các trường hơp nhà vệ sinh ở xa, điều kiện ánh sáng không đầy đủ, nền nhà vệ sinh trơn trượt…
2.3 Tiểu đêm làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, tử vong
Nghiên cứu cho thấy, tiểu đêm làm tăng 1,5 lần nguy cơ bệnh mạch vành và tai biến mách máu não, tử vong ở người cao tuổi. Nguyên nhân do đứng dậy đột ngột trong đêm, cùng với sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm gián đoạn lưu thông mạch máu. Từ đó gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
3. Khắc phục chứng tiểu đêm ở người già
Rõ ràng, tiểu đêm ở người già không đơn thuần là “chuyện nhỏ” như nhiều người từng nghĩ. Hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vì thế, bản than người cao tuổi, đặc biệt là người chăm sóc, con cháu cần có những hiểu biết nhất định, nhằm khắc phục tình trạng này.
3.1 Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Theo khuyến cáo của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, để khắc phục tình trạng tiểu đêm, tiểu són, trước tiên người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu, nhất là trong bữa ăn tối. Bên cạnh đó, nên giảm uống nước, sử dụng đồ ăn cay nóng, hoa quả chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi… Bởi chúng khiến bàng quang hoạt động quá mức, gây mắc tiểu.
Người tiểu nhiều cũng nên tăng cường ăn các loại rau xanh, chất xơ để giảm táo bón (táo bón có thể làm gia tăng áp lực lên bàng quang, gây tiểu nhiều).
>> Tìm hiểu thêm: Tiểu đêm ăn gì kiêng gì để cải thiện? Chuyên gia mách bạn
3.2 Điều trị các bệnh lý có liên quan
Việc điều trị các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến, suy thận…là rất cần thiết, giúp điều trị tận gốc hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Để biết chính xác vấn đề đang gặp phải, người bệnh cần đến các cơ sở y khoa để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị có thể được chỉ định là: sử dụng các loại thuốc chữa tiểu đêm hoặc phẫu thuật.
3.3 Giữ tinh thần thoải mái
Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy hiệu quả quá trình điều trị. Với người già mắc chứng tiểu đêm, tiểu són, cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng. Nên coi đây là hiện tượng lão hoá bình thường, không cần phải quá lo lắng.
Với con cái, người chăm sóc, cần có thái độ ân cần, không cáu gắt, thường xuyên động viên để người già bớt tự ti, mặc cảm.
3.4 Tập thể dục thường xuyên
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp người già cảm thấy thư thái, khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng sâu và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, các bài tập còn giúp tăng sức chịu đựng của bàng quang, hạn chế số lần đi tiểu.
4. Biện pháp phòng tránh tiểu đêm ở người cao tuổi
Tiểu đêm ở người già là hiện tượng bình thường, ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng tránh và hạn chế tình trạng này bằng việc áp dụng các biện pháp sau:
- Thăm khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời những bệnh lý có liên quan.
- Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học: người già nên ngủ trưa và đi ngủ đúng giờ (trước 10h30 tối).
- Người già không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá.
- Không để nhiệt độ phòng quá thấp khi ngủ…
- Nên đi tiểu trước khi đi ngủ để làm rỗng bàng quang và an tâm hơn khi vào giấc.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vẫn đề tiểu đêm ở người già và biện pháp cải thiện, phòng tránh. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay tới tổng đài 0343 44 66 99 của chúng tôi để được hỗ trợ.
>>> XEM THÊM:
- Tiểu không kiểm soát là gì? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện
- Tổng hợp các loại thuốc trị tiểu đêm hiệu quả nhất
- Các bài tập chữa tiểu đêm tốt nhất – Tham khảo và áp dụng ngay
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”
Tôi cũng rất hay bị tiểu đêm. Đọc bài viết này thấy hiểu biết hơn cám ơn cty.
Cám ơn bạn đã tin tưởng Tâm Bình. Công ty sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều bài viết cung cấp kiến thức đến cộng đồng.
Chúc bạn sức khỏe!
Mẹ tôi năm nay 96 tuổi cụ tiểu đêm rất nhiều có đêm phải hơn 10 lần . Con cháu chăm sóc rất vất vả . Mong bác sỹ chỉ cách điều trị
Chào bạn! Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.