Tiểu nhiều là tình trạng thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi. Một trong những câu hỏi được đặt ra là đi tiểu nhiều có phải do thận yếu không? Hãy cũng Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng đi tìm lời giải.
1. Thế nào là đi tiểu nhiều?
Tiểu nhiều là một trong những biểu hiện của rối loạn chức năng bài tiết. Với một cơ thể trưởng thành khỏe mạnh, mỗi ngày chúng ta nạp vào khoảng 2 – 2,5 lít chất lỏng. Tương đương với đó, số lần đi tiểu sẽ dao động khoảng 5 đến 8 lần.
Vào ban đêm, do cơ chế tái hấp thu nước tiểu nên hầu như không phát sinh nhu cầu tiểu tiện.
Vậy thế nào là tiểu nhiều? Nếu chế độ ăn uống bình thường mà tần suất tiểu tiện vượt quá 8 lần/ ngày thì được coi là tiểu nhiều.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, tần suất tiểu tiện tăng chứng tỏ thận đang làm việc hiệu quả, quá trình lọc chất lỏng nhanh. Tuy nhiên sự thật lại không phải vậy.
Tiểu nhiều có thể đi kèm các triệu chứng như tiểu són, tiểu khó, đau khi đi tiểu… Đặc biệt, nhu cầu tiểu tiện thường tăng vào ban đêm.
2. Đi tiểu nhiều có phải do thận yếu không?
Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng cho biết, tiểu nhiều có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó thận yếu là một trong những nguyên nhân thường gặp, nhất là đối với nam giới từ tuổi trung niên trở đi.
Theo nguyên lý Y học cổ truyền, thận chủ về thủy dịch; phụ trách việc điều hòa, bài tiết dịch, nước trong cơ thể. Thận được ví như một máy bơm, còn bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu là một bộ phận trong quá trình bơm nước.
Quá trình hoạt động tương tự như việc đóng mở cửa van nước. Thận khí đầy đủ sẽ điều tiết để bàng quang không “mở van” vào ban đêm. Vì thế thường chúng ta có thể ngủ một giấc dài từ 6 đến 8 tiếng mà không cần trở dậy để đi tiểu.
Ở nam giới trung niên, chức năng thận suy giảm do tuổi tác, thận khí thiếu hụt khiến chức năng đóng mở của bàng quang bị rối loạn, gây tiểu đêm nhiều lần, thậm chí tiểu tiện không kiểm soát.
Bên cạnh tiểu đêm nhiều lần do thận yếu, tình trạng này còn có thể do các nguyên nhân khác như: uống nhiều nước vào buổi tối, ăn thực phẩm lợi tiểu, bàng quang tăng hoạt…
Thận yếu: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và phương pháp điều trị
3. Các nguyên nhân khác gây tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều không phải lúc nào cũng do thận yếu. Theo Healthline, một số nguyên nhân phổ biến khác có thể dẫn đến tiểu nhiều:
- Uống nhiều nước hoặc chất lỏng: Khi uống nhiều nước, cơ thể cần đào thải lượng nước dư thừa qua đường tiểu gây tiểu nhiều.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc, điển hình như thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị cao huyết áp hoặc suy tim, có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): Viêm nhiễm đường tiết niệu, bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm thận, có thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, rát và tiểu ra máu.
- Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc và bài tiết đường. Điều này có thể dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Bàng quang tăng hoạt động: Đây là tình trạng bàng quang co bóp quá mức, ngay cả khi chưa đầy nước tiểu. Bàng quang tăng hoạt thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu són.
- Mang thai: Khi mang thai, tử cung to ra có thể chèn ép bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
4. Đi tiểu nhiều do thận yếu có nguy hiểm không?
Tiểu nhiều gây nên không ít phiền toái đối với người bệnh. Đặc biệt, khi tần suất tiểu tiện tăng nhiều vào ban đêm, nam giới phải thức dậy liên tục, làm gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thần kinh, gây giảm nhớ giảm, giảm tập trung trong công việc…
Đặc biệt, việc thức dậy vào ban đêm để giải quyết nhu cầu tiểu tiện có thể tiền ẩn nguy cơ té ngã gây chấn thương, thậm chí đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng ở người già.
Thận yếu không chỉ gây tiểu đêm mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, sinh lý đối với nam giới. Cụ thể là:
- Đau lưng mỏi gối, xương khớp yếu
- Tóc bạc sớm
- Thận yếu khiến chức năng sinh lý nam giới suy giảm
- Mệt mỏi kéo dài, cơ thể suy nhược…
5. Giải pháp khắc phục đi tiểu nhiều do thận yếu
Tiểu đêm nhiều không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh. Việc điều trị tiểu đêm do thận yếu cần quan tâm đến gốc rễ vấn đề. Chỉ có vậy mới có thể mang lại hiệu quả tốt và lâu dài. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện:
5.1 Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chuyên gia thận niệu cho biết, nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả để giúp cơ thể duy trì nồng độ kiềm ổn định, giảm các áp lực lên thận.
Bên cạnh đó, bổ sung các loại thực phẩm giàu protein thực vật, động vật; các chế phẩm từ đậu, ngô, thịt nạc, cá, gà,… đều có lợi với người đi tiểu nhiều. Nên hạn chế đồ ăn cay nóng, hoa quả nhiều vitamin C như cam, quýt bởi chúng kích thích bàng quang, gây cảm giác mắc tiểu nhiều hơn.
Thận yếu nên ăn gì kiêng gì? Tổng hợp 13 loại thực phẩm, thức uống
5.2 Tạo lập các thói quen tốt
Thói quen sinh hoạt là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Với những người tiểu nhiều do thận yếu, cần tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ để làm rỗng hoàn toàn bàng quang. Đây cũng là cách để tạo tâm lý thoải mái, yên tâm khi vào giấc.
Đặc biệt, nên hạn chế rượu bia, thuốc lá bởi chúng làm trầm trọng thêm sự tổn thương cho gan thận. Ngoài ra, cần tránh căng thẳng, stress quá mức bởi chúng cũng tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh.
5.3 Sử dụng thảo dược hỗ trợ bổ thận
Từ lâu trong dân gian đã ứng dụng rất nhiều bài thuốc sử dụng thảo dược giúp bổ thận âm, dưỡng thận dương. Những loại thảo dược lành tính, mang lại hiệu quả tốt cho thận phải kể đến là:
>>> Sơn thù
Sơn thù vị chua, tính hơi ôn, tác dụng bổ thận âm, cố tinh sáp niệu. Thầy thuốc Đông y thường sử dụng sơn thù phơi khô làm thuốc chữa tiểu đêm, tiểu nhiều. Đặc biệt chúng còn được dùng chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới.
>>> Ba kích
Ba kích thường được biết đến với công dụng tăng cường sức khỏe phòng the cho quý ông. Tuy nhiên, đây còn là vị thuốc giúp ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp, chữa tiểu nhiều.
>>> Sâm cau
Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc, vào 3 kinh là Thận, Can và Tỳ. Công dụng nổi trội của thảo dược này là làm ấm thận, tráng gân cốt, trừ hàn thấp… Ngoài ra còn hạn chế tiểu đêm, chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh…
>>> Nhục thung dung
Công dụng được nhắc đến nhiều nhất của nhục thung dung là bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý phái mạnh. Tuy nhiên, những người tiểu đêm do thận yếu khi sử dụng dược liệu này cũng mang lại hiệu quả tốt do tác dụng dưỡng thận, ích tinh huyết mà chúng mang lại.
>>> XEM THÊM:
- Bồi bổ chức năng thận – Biện pháp bảo vệ sức khỏe dài lâu cho nam giới
- Chữa thận yếu bằng đậu đen – Bật mí 4 cách đơn giản, hiệu quả
- Đau lưng kèm tiểu nhiều là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.