Tiêm phòng viêm gan B - Thông tin từ A - Z cho người dân
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Tiêm phòng viêm gan B – Thông tin từ A – Z cho người dân

    09/07/22

    Viêm gan B là virus viêm gan B gây ra, loại virus có thể lây truyền qua con đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, tiêm phòng viêm gan B là điều cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin về vấn đề này.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Viêm gan B là gì? Lây qua đường nào?

    Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan. Đối với những người bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, nếu không điều trị kịp thời, viêm gan B có nguy cơ biến chứng sang suy gan, xơ gan, ung thư gan…

    Virus HBV lây qua nhiều con đường như:

    • Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu như người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì nguy cơ lây cho con là rất cao.
    • Lây truyền qua con đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây viêm gan B hiện nay.
    • Lây truyền qua đường máu: Những trường hợp hiến máu, truyền máu, tiêm, xăm hình… nếu dụng cụ không được khử trùng hoặc chung sẽ có khả năng lây nhiễm viêm gan B.

    tiêm phòng viêm gan B

    2. Tiêm phòng viêm gan B là gì?

    Vắc xin viêm gan B là vắc xin tái tổ hợp được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền, sử dụng kháng nguyên HBsAg. HBsAg là kháng nguyên tổng hợp từ nấm men hoặc tế bào động vật.

    Vắc xin viêm gan B ở dạng đơn giá, không gây nhiễm, có thể đơn liều hoặc đa liều tùy thuộc vào nhà sản xuất.

    Việc tiêm phòng viêm gan B có tác dụng ngăn ngừa virus viêm gan B cũng như biến chứng về xơ gan, ung thư gan…

    Việc tiêm phòng viêm gan B được xem là khuyến cáo của Bộ Y tế với tất cả mọi người, kể cả trẻ em.

    Vắc xin viêm gan B là gì?

    Vắc xin viêm gan B là gì?

    3. Tiêm phòng viêm gan B mấy lần là đủ?

    Lộ trình tiêm vắc xin viêm gan B như sau:

    3.1. Với trẻ nhỏ

    Trường hợp mẹ không nhiễm virus viêm gan B:

    • Liều sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể. Các liều thứ 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc xin phối hợp với vắc-xin chứa thành phần viêm gan B (6in1, 5in1). Liều thứ 2 bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 1 tháng.
    • Liều cuối cùng nên nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi (hoàn thành trước 24 tháng).
    Trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24h sau sinh

    Trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24h sau sinh

    Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B:

    • Trong giai đoạn mang thai, virus viêm gan B rất hiếm lây từ mẹ sang con (tỷ lệ không quá 2%). Sự lây nhiễm chủ yếu xảy ra trong quá trình sinh nở. Do đó, nếu mẹ bị viêm gan B cần tiêm vắc xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Tiêm vắc xin trong 24 giờ đầu sẽ phòng được tới 85 – 90% sự lây truyền từ mẹ sang con.
    • Tiêm vắc xin ngày hôm sau (48 giờ), hiệu lực vắc-xin giảm 50 – 57% mỗi ngày.

    3.2. Đối với người lớn

    Xét nghiệm trước khi tiêm:

    Người bệnh cần làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết bị nhiễm virus viêm gan B không, cơ thể đã có kháng thể virus viêm gan B chưa.

    • Nếu cho kết quả dương tính, bạn đã nhiễm virus viêm gan B, khi đó không cần thiết phải tiêm vắc-xin.
    • Nếu cả hai kết quả đều âm tính, chứng tỏ bạn chưa mắc và cần tiêm phòng viêm gan B.

    Phác đồ tiêm:

    Bạn có thể chọn một trong 2 phác đồ sau:

    • Phác đồ 0 – 1 – 6: Tức là liều thứ 2 cách liều đầu tiên 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch.
    • Phác đồ 0 – 1 – 2 – 12: Tức là liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 1 năm.

    Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tiêm nhắc một liều vắc xin sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó, để đảm bảo lượng kháng thể đủ cao để chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B. Cần làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể (anti-HBs) trước khi tiêm mũi nhắc lại, nếu anti-HBs dưới 10UI/l sẽ được chỉ định tiêm nhắc lại.

    >> Tìm hiểu thêm: Có nên tiêm phòng viêm gan A cho người lớn không? Chi phí bao nhiêu?

    4. Đối tượng nào nên tiêm vắc-xin viêm gan B

    Ai cũng đều có nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B, vì vậy việc tiêm phòng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có những đối tượng dưới đây được Bộ Y tế khuyến cáo:

    • Tất cả trẻ em sơ sinh.
    • Tất cả trẻ em dưới 19 tuổi chưa được tiêm phòng.
    • Người đang điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    • Người tiêm chích ma túy.
    • Người có quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao.
    • Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, bao gồm lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, bệnh nhân chạy thận tại nhà.
    • Người nhiễm HIV.
    • Người lớn mắc bệnh tiểu đường từ 19 – 59 tuổi.
    • Người bị viêm gan C.
    • Người mắc bệnh gan mạn tính, trừ viêm gan B như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan

    5. Thận trọng khi sử dụng vắc-xin viêm gan B

    Trường hợp bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên dừng tiêm vắc-xin viêm gan B. Tuy nhiên, trường hợp nhiễm trùng nhẹ không có chống chỉ định tiêm vắc-xin này.

    Sự đáp ứng miễn dịch của vắc-xin phòng viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

    • Độ tuổi
    • Béo phì
    • Bị đái tháo đường
    • Thói quen hút thuốc lá
    • Đường tiêm không thích hợp (tiêm ở mông hay tiêm trong da)
    • Người nhiễm HIV/AIDS

    Với các trường hợp trên thường đáp ứng miễn dịch kém hơn, do đó nên cân nhắc liều tiêm bổ sung.

    6. Tác dụng phụ không mong muốn khi tiêm phòng viêm gan B

    Viêm gan B được coi là một trong những vắc-xin an toàn, hiệu quả nhất từng được thực hiện.

    Tác dụng phụ thường gặp từ vắc-xin viêm gan B có thể là đau nhức, sưng, đỏ tại chỗ tiêm.

    Trường hợp bị dị ứng nấm men hoặc có tiền sử phản ứng bất lợi với vắc-xin nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

    Một số trường hợp có thể bị sưng, đỏ tại chỗ tiêm

    Một số trường hợp có thể bị sưng, đỏ tại chỗ tiêm

    7. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B ở đâu?

    Tại Việt Nam, người dân có thể tìm kiếm và tiêm tại:

    • Trạm y tế địa phương trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
    • Trung tâm y tế dự phòng.
    • Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
    • Bệnh viện công lập, tư nhân được Bộ Y tế cấp phép cho tiêm chủng.

    Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã cho mình thêm những thông tin bổ ích về vắc-xin viêm gan B và phác đồ tiêm phòng viêm gan B. Lưu ý, những thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 034 3 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Review Cà gai leo Xạ đen – Phân biệt 6 sản phẩm phổ biến 06/09/22
      Nhiều người đã từng nghe nói tới tác dụng của Cà gai leo và Xạ đen đối với gan. Trên…
      Giải độc gan nên ăn gì, kiêng gì? Top 15 thực phẩm giúp thanh lọc gan 10/09/22
      Gan là cơ quan đảm nhận hơn 500 nhiệm vụ khác nhau, do đó việc giải độc và thanh lọc…
      14 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu – Tín hiệu báo động 12/08/22
      Theo thống kê, chỉ tính riêng năm 2020, tại nước ta có tới hơn 26.400 ca mắc ung thư gan…
      Nóng gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 03/11/23
      “Gần đây bàn chân tôi có cảm giác khó chịu, đôi khi châm chích, nóng rát. Có đêm tôi không…
      Xem thêm