Hypravas là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Hypravas là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    25/04/22

    Hypravas thuộc nhóm thuốc điều trị cho người bị mỡ máu cao và các vấn đề về tim mạch có liên quan. Hiểu rõ về thành phần, tác dụng, cách dùng là yếu tố đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng loại thuốc này.

    5/5 - (70 bình chọn)

    1. Hypravas là thuốc gì?

    Đây là thuốc viên nén có hoạt chất là Pravastatin Natri, thuốc thuộc nhóm Statin với cơ chế hoạt động là ức chế HMG – CoA reductase. Thuốc sẽ ngăn sản sinh ra hợp chất trung gian trong quá trình tổng hợp cholesterol. Từ đó giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.

    Xem thêm Thuốc statin là gì? Tác dụng ra sao?

    2. Công dụng của thuốc Hypravas

    – Giảm tình trạng mỡ máu cao

    – Làm chậm quá trình xơ vữa mạch vành

    – Giảm nguy cơ biến chứng xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

    – Dự phòng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

    Hypravas là thuốc gì

    3. Chỉ định và chống chỉ định

    Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc Hypravas cũng cần được dùng đúng đối tượng. Những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này.

    3.1. Chỉ định

    – Điều trị rối loạn lipid máu: Điều trị tăng cholesterol máu tiên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp. Được dùng kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, khi người bệnh không đáp ứng với chế độ điều trị không dùng thuốc (ăn kiêng, tập thể dục).

    – Dự phòng biến cố tim mạch tiên phát: Giảm tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ở người tăng cholesterol máu vừa hoặc nặng. Và có nguy cơ cao xảy ra biến cố tim mạch lần đầu, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn.

    – Dự phòng biến cố tim mạch thứ phát: Giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch và tỷ lệ tái phát ở người bệnh có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định kèm theo tăng hay không tăng cholesterol máu.

    – Giảm lipid máu ở những người được ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép.

    3.2. Chống chỉ định

    – Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc

    – Người mắc bệnh gan, thận nặng

    – Người men gan cao gấp 3 lần bình thường kéo dài mà không lý giải được nguyên nhân

    – Phụ nữ có thai và cho con bú

    chống chỉ định hypravas

    Phụ nữ có thai chống chỉ định với loại thuốc này

    4. Thành phần

    Thành phần chính trong thuốc là Pravastatin natri. Ngoài ra nó có thể chứa các tá dược như: Microcrytalline cellulose, lactose, tatrazin, magnesi stearate… tùy theo nhà sản xuất.

    5. Hàm lượng

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với các hàm lượng khác nhau là: Thuốc Hypravas 10, thuốc Hypravas 20, Hypravas 40 tương ứng với hàm lượng Pravastatin Natri trong viên là 10mg, 20mg, 40mg. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun – Việt Nam

    hàm lượng của hypravas

    Thuốc có ba hàm lượng cơ bản

    6. Liều dùng và cách sử dụng

    Thuốc được dùng đường uống. Tùy theo hướng dẫn của bác sĩ mà có thể dùng thuốc vào trước hoặc sau bữa ăn. Thông thường thuốc được uống vào buổi tối. Liều dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân. Bác sĩ thường sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc sau mỗi 4 tuần cho tới khi đạt nồng độ LDL-Cholesterol mong muốn, hoặc khi đạt liều tối đa.

    ĐỐI TƯỢNG LIỂU LƯỢNG (MG/NGÀY)
    ✅ Tăng cholesterol máu  10 – 40
    ✅ Sau khi ghép tạng 20 – 40
    ✅ Dự phòng bệnh tim mạch  40

    7. Làm gì khi bị quên liều, quá liều thuốc Hypravas?

    Người bệnh cần tuân thủ liều lượng được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp quên liều dưới 2 giờ so với giờ quy định hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo hãy bỏ qua liều đã quên. Người bệnh không được tự ý dùng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

    Đối với người đã lỡ uống quá liều quy định, hãy thông báo ngay với bác sĩ và theo dõi sát biểu hiện của cơ thể. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy tới ngay cơ sở y tế để được xử lý.

    8. Tác dụng phụ

    Song hành với các công dụng của thuốc, một số tác dụng không mong muốn cũng được ghi nhận.

    Những tác dụng phụ ít gặp là:

    – Thần kinh trung ương: Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ…

    – Mắt: Nhìn đôi, nhìn mờ

    – Tiêu hóa: Khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón

    – Da và tóc: Mẩn ngứa, mụn nhọt, rụng tóc

    – Tiết niệu: Tiểu buốt, tiểu nhiều vào ban đêm

    – Cơ xương khớp: Đau cơ, đau khớp

    Tác dụng phụ của Hypravas

    Đau bụng là một trong các tác dụng phụ có thể gặp phải

    Những tác dụng phụ rất hiếm gặp:

    – Thần kinh trung ương: Ngứa, nóng, tê do tổn thương thần kinh

    – Da: Bệnh lý nghiêm trọng trên da như lupus ban đỏ hệ thống

    – Gan: Viêm gan hay viêm tụy, vàng da, hoại tử tế bào gan

    – Cơ xương khớp: Viêm cơ dẫn đến yếu và đau cơ. Viêm gân có thể dẫn đến đứt gân, tiêu cơ vân

    – Tăng transaminase

    Vì Hyparavas là thuốc nằm trong nhóm Statin nên nó có thể gây ra những tác dụng phụ chung của nhóm thuốc như:

    – Gặp ác mộng

    – Suy giảm nhận thức (mất trí nhớ, lú lẫn…)

    – Trầm cảm

    – Bệnh phổi mô kẽ, đặc biệt là khi điều trị lâu dài.

    – Đái tháo đường

    Lưu ý: Những triệu chứng kể trên không bao gồm tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy thông báo với bác sĩ điều trị nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đặc biệt, cần đi cấp cứu ngay nếu bị dị ứng với thuốc với các biểu hiện:

    – Khó thở

    – Phát ban

    – Sưng mặt, môi, lưỡi, họng

    9. Tương tác thuốc

    Tương tác thuốc là tình trạng một số loại thuốc khi dùng chung có thể làm giảm, biến đổi dược tính của nhau. Nó cũng làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ hoặc làm tăng nặng triệu chứng của tác dụng phụ. Đây chính là lý do mà người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bản thân đang sử dụng. Điều này sẽ tránh tương tác với thuốc mà bác sĩ định kê đơn.

    Hypravas có thể tương tác với một số loại thuốc dưới đây:

     Nhóm thuốc hạ mỡ máu fibrat như: Gemfibrozil, Fenofibrat…

    – Thuốc kháng sinh nhóm macrolid như: Erythromycin, Azithromycin, Spiramycin…

    – Thuốc trị bệnh gout Colchicine: Khi kết hợp cùng Hypravas sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu cơ vân

    – Ciclosporin: Sử dụng cùng pravastatin có thể làm tăng gấp 4 lần lượng pravastatin trong cơ thể

    – Thuốc chống đông máu Warfarin

    – Thuốc chống tập kết tiểu cầu như: Aspirin, Clopidogrel, Eptifibatide…

    Tương tác thuốc hypravas

    Thuốc có thể tương tác với Gemfibrozil

    10. Thuốc Hypravasgiá bao nhiêu? Mua ở đâu?

    Loại thuốc này có bán theo đơn tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nhiều người thắc mắc thuốc hypravas 20 giá bao nhiêu hay thuốc hypravas 40 giá bao nhiêu. Tùy thuộc vào hàm lượng, thời điểm và địa chỉ phân phối khác nhau mà giá thuốc sẽ không giống nhau. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

    LOẠI THUỐC (Hộp 6 vỉ x 10 viên) GIÁ THAM KHẢO (VNĐ) 
    ✅ 10mg 210.000
    ✅ 20mg 240.000
    ✅ 40mg 280.000

    11. Lưu ý khi sử dụng

    – Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc mua thuốc theo đơn của người khác. Không tự ý theo đổi liều lượng dùng.

    – Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.

    – Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, xa tầm tay trẻ em.

    – Thuốc khi lấy ra khỏi vỉ cần được uống ngay để đảm bảo chất lượng. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

    – Trong quá trình dùng thuốc nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, xuất hiện các tác dụng phụ đã nêu ở trên hãy thông báo với bác sĩ.

    – Tái khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ, theo lịch hẹn. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá khả năng đáp ứng thuốc. Việc điều chỉnh liều lượng, dừng thuốc, đổi thuốc có thể được quyết định trong thời điểm này.

    – Kết hợp dùng thuốc với duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt hợp lý và rèn luyện điều độ.

    Bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về thuốc hypravas và cách sử dụng đúng. Thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị của bạn.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Lipanthyl là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng 18/05/21
      Lipanthyl được chỉ định điều trị rối loạn lipid máu nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên,…
      Top 7+ nhóm thuốc hạ mỡ máu “khẩn cấp” cho người mỡ máu cao 27/04/21
      Thuốc hạ mỡ máu được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Tuy…
      Người ăn chay bị mỡ máu không? Chuyên gia giải đáp thắc mắc 15/02/22
      Mẹ tôi ăn đã ăn chay khoảng 5-6 năm trở lại đây, có thời gian đi xét nghiệm mỡ máu…
      Mách bạn top 9 bài tập yoga cho người mỡ máu cao hiệu quả 13/07/21
      Yoga cho người mỡ máu cao một trong những phương pháp giúp giảm chỉ số cholesterol hiệu quả. Đã có…
      Xem thêm