Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt – Tổng hợp 8 loại tốt nhất năm 2024
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt – Tổng hợp 8 loại tốt nhất năm 2024

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    21/12/22

    Kỳ kinh bất thường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho các chị em. Dưới đây là tổng hợp các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt phổ biến, mang lại hiệu quả tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.

    4.9/5 - (52 bình chọn)

    1. Khi nào cần dùng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

    Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý chủ yếu đề cập sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Ở nhưng người phụ nữ khỏe mạnh, kỳ kinh trước và kỳ kinh sau sẽ cách nhau khoảng 28 – 35 ngày, có thể chênh lệch ít nhiều tùy thể trạng từng người. Thời gian có kinh thường kéo dài từ 2-7 ngày với tổng lượng máu kinh khoảng 40-80ml.

    Nếu chu kỳ nguyệt san của chị em gặp các rối loạn sau đây thì có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc:

    • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn: Đây là hiện tượng kinh nguyệt tới sớm. Nhiều trường hợp 1 tháng có kinh 2 lần hoặc 2 tháng 3 lần.
    • Chậm kinh: Là tình trạng nguyệt san tới muộn hơn bình thường, có thể đến vài tháng mới có kinh 1 lần.
    • Chu kỳ bất định: Kinh nguyệt đến sớm, muộn thất thường kèm với lượng máu kinh khi ít, khi nhiều cũng được coi là rối loạn kinh nguyệt.

    Bên cạnh đó, phụ nữ rong kinh, vô kinh, thống kinh… cũng có thể phải sử dụng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt để điều trị.

    2. TOP 8 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt tốt nhất, cho kỳ kinh đều đặn

    Dưới đây là gợi ý các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt được sử dụng phổ biến nhất, mang lại hiệu quả tốt:

    thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

    2.1 Ethinylestradiol

    Ethinylestradiol là nội tiết tố estrogen tổng hợp. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong thuốc tránh thai, dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt hoặc bổ sung nội tiết tố estrogen ở phụ nữ trong độ tuổi 40 trở đi.

    Tác dụng dược lý của Ethinylesstrogen là làm giảm nồng độ FSH và LH, tăng estradiol, ức chế tiêu xương, tăng nồng độ lipoprotein, giảm cholesterone toàn phần… Bởi vậy, thuốc không chỉ mang lại tác dụng đối với chu kỳ kinh nguyệt mà còn được sử dụng trong điều trị nhiều triệu chứng khác gây ra bởi tiền mãn kinh, mãn kinh.

    ### Tác dụng phụ có thể gặp:

    • Gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, co cứng bụng, chán ăn, chướng bụng. tiêu chảy…
    • Rối loạn chuyển hóa: gây tăng cân, tăng canxi máu
    • Ảnh hưởng đến tim mạch: làm tăng huyết áp, tăng các cục máu đông
    • Tác động lên hệ thần kinh trung ương: gây chóng mặt, đau đầu
    • Gây kích ứng da, làm sạm nám da…

    2.2 Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt Norethindrone

    Norethindrone là một dạng progesterone – nội tiết tố nữ quan trọng trong việc điều hòa quá trình rụng trứng, quy định chu kỳ kinh nguyệt. Việc sử dụng Norethindrone được coi là liệu pháp thay thế hormone, giúp chu kỳ nguyệt san ổn định hơn.

    Ngoài ra, loại thuốc này có thể được bổ sung vào đơn thuốc để điều trị các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh khác như: bốc hỏa, khô âm đạo, sạm nám, loãng xương… Khi kết hợp với ethinylestradiol sẽ thành một dạng thuốc tránh thai, đồng thời cũng được dùng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt.

    Chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

    • Nữ giới bị chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán, người rối loạn chảy máu
    • Người bị bệnh gan, có tiền sử đau tim, đột quỵ, có cục máu đông
    • Nữ giới ung thư tử cung, cổ tử cung, ung thư vú
    • Người sắp phải trải qua phẫu thuật…

    2.3 Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt: Thuốc Primolut-N

    Đây là một dạng thuốc bổ sung progesterone mạnh, có chứa norethisterone. Thuốc dùng phổ biến trong điều trị xuất huyết do rối loạn chức năng, vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát, điều hòa kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung ở nữ giới…

    thuốc primolut - N

    Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt Primolut chống chỉ định trong các trường hợp:

    • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang cho con bú;
    • Người có cục máu đau trong tĩnh mạch;
    • Người đang mắc hoặc có tiền sử mắc nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim;
    • Người mắc bệnh gan nặng…

    Liều lượng khuyến cáo:

    • Vô kinh nguyên phát và thứ phát: Uống 1 viên/lần, 1 – 2 lần/ngày, trong 10 ngày (sau khi đã bổ sung estrogen theo liều lượng chỉ định). Đợt điều trị thứ 2, uống 1 viên Primolut-N/lần, 2 lần/ngày (từ ngày 16 đến ngày 25 của chu kỳ).
    • Điều kinh: Uống 1 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày, không quá 10 – 14 ngày, bắt đầu 3 ngày trước ngày dự kiến có kinh.

    2.4 Thuốc kháng viêm không steroid

    Hai loại thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong kê đơn là Ibuprofen hay Naproxen. Chúng được chỉ định trong các trường hợp lượng máu kinh nhiều, đau bụng kinh dữ dội.

    Cơ chế tác động của nhóm thuốc kháng viêm không steroid là làm giảm nồng độ protaglandin ở phụ nữ trong thời kỳ có kinh; từ đó giúp cầm máu và giảm cảm giác khó chịu, căng tức ở phần bụng dưới.

    ### Nguy cơ tác dụng phụ có thể gặp:

    • Phát ban, mề đay
    • Khó thở
    • Sử dụng lâu dài có thể gây loét đường tiêu hóa, xuất huyết ruột, viêm thận kẽ cấp, suy thận…

    2.5 Thuốc chống tăng prolactin

    Prolactin là một hormone được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên. Hormone này tăng cao (do có u) có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ; từ đó gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con. Cường tiết prolactin do bất kỳ nguyên nhân gì cũng có thể gây suy sinh dục.

    Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm cabergoline và bromocriptine. Tác dụng của chúng là làm co lại khối u, từ đó giúp giảm tiết prolactin. Việc điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng sẽ dựa vào kết quả theo dõi mức độ prolactin.

    ### Tác dụng phụ có thể gặp:

    • Buồn nôn, nôn
    • Chóng mặt, nghẹt mũi, nhức đầu
    • Tổn thương van tim, rối loạn hành vi (hiếm gặp)…

    2.6 Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Cyklokapron (Axit tranexamic)

    Đây là loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là thống kinh, cường kinh. Công dụng của thuốc là giảm chảy máu, giúp cơ thể mất máu ít hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.

    thuốc axit tranexamic

    Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để ngăn chảy máu ở những người mắc bệnh máu khó đông, cần điều trị nha khoa hay phẫu thuật hở. Thuốc chống chỉ định đối với những người bị mù màu, có vấn đề với các mạch máu trong mắt, đã từng bị đột quỵ, cục máu đông hoặc chảy máu não.

    ### Các tác dụng phụ có thể gặp:

    • Gây dị ứng: phát ban; khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng
    • Giảm tầm nhìn, gây rối loạn màu sắc
    • Rối loạn thần kinh, người lâng lâng
    • đi tiểu đau hoặc khó, có máu trong nước tiểu
    • Dấu hiệu đột quỵ, tê hoặc yếu đột ngột (đặc biệt là ở một bên cơ thể)
    • Nhức đầu dữ dội, nói lắp, mất thăng bằng
    • Hình thành cục máu đông trong phổi
    • Đau ngực, ho đột ngột, thở khò khè, thở nhanh, ho ra máu…

    Liều lượng: 1300 mg (hai viên 650 mg) uống ba lần một ngày (3900 mg/ngày) trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Sử dụng tối đa 5 ngày

    2.7 Thuốc tránh thai Drospirenone kết hợp Ethinylestradiol

    Drospirenone thường được kết hợp với Ethinylestradiol thành thuốc tránh thai; giúp ngăn ngừa rụng trứng, đồng thời tạo nên lớp dầy chất nhầy cổ tử cung và niêm mạc tử cung, khiến tinh trùng khó đến tử cung hơn. Từ đó ngăn chặn tình trạng thụ thai.

    Thuốc tránh thai kết hợp cũng được coi là một loại thuốc điều kinh, giúp cho vòng kinh đều đặn hơn, giảm đau bụng và tình trạng rong kinh không rõ nguyên nhân do lúc này cơ thể được bổ sung nội tiết tố.

    Tuy nhiên, trong trường hợp này, kỳ kinh của bạn là kỳ kinh “nhân tạo”, không theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Về lâu về dài có thể gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng mang thai của nữ giới.

    Những đối tượng sau đây chống chỉ định thuốc:

    • Nghi ngờ có thai, đang mang thai, đang cho con bú
    • Có các khối u (u vú, u tử cung, buồng trứng)
    • Mắc các bệnh nội khoa nặng như tiểu đường, bệnh về gan, thận, tim mạch, u xơ, u nang…

    2.8 Kinh nguyệt thất thường uống thuốc gì? Lysteda

    Lysteda là một dạng axit amin (protein) nhân tạo được gọi là lysine. Lysteda được sử dụng để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng. Thuốc không sử dụng trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt.

    Lysteda không được chỉ định với những người dị ứng với axit tranexamic, người có vấn đề với các mạch máu trong mắt hoặc đã từng bị đột quỵ, có cục máu đông hoặc chảy máu trong não. Không dùng quá 6 viên trong một khoảng thời gian 24 giờ.

    3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt

    Để mang lại tác dụng tốt nhất và hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sử dụng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, chị em cần lưu ý:

    • Cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
    • Dùng đúng liều lượng, đúng thời gian để đạt hiệu quả tốt nhất
    • Báo ngay cho bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc
    • Bên cạnh sử dụng thuốc, cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
    • Thường xuyên thể dục, thể thao để tăng cường tuần hoàn máu.

    Trên đây là tổng hợp những loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt và lưu ý khi sử dụng. Thông tin chỉ mang tính tham khảo. Bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để quá trình sử dụng an toàn, hiệu quả.

    >>> XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Vì sao vùng kín có mùi hôi? Gợi ý 10+ cách điều trị hiệu quả áp dụng ngay 07/11/22
      Xin chuyên gia giải đáp vùng kín có mùi hôi là bệnh gì? Gần đây tôi thấy vùng kín ra…
      Hà thủ ô đỏ: Thảo dược quý giúp “xanh tóc, đỏ da” 07/03/22
      Hà thủ ô đỏ được coi là vị thảo dược được dân gian ca tụng giúp “xanh tóc, đỏ da”,…
      Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì? Chi phí và thực hiện ở đâu? 21/10/22
      Tôi bị rối loạn kinh nguyệt đã lâu, kinh nguyệt thường không đều, mỗi lần “đến tháng” kéo dài hơn…
      Lão hóa da sớm ở phụ nữ: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả 19/09/22
      Lão hóa là quá trình tất yếu của con người. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ, lão hóa…
      Xem thêm