[Tham khảo] 8 loại thuốc chữa đau vai gáy cổ phổ biến
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    [Tham khảo] 8 loại thuốc chữa đau vai gáy cổ phổ biến

    Tác giả: Dược sĩ Tâm Bình

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/11/21

    Bạn đang loay hoay không biết lựa chọn thuốc chữa đau vai gáy cổ như thế nào để cải thiện cơn đau, giảm các triệu chứng nhức mỏi vùng cổ và bả vai? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

    5/5 - (372 bình chọn)

    1. Có nên dùng thuốc khi bị đau vai gáy cổ?

    Đau vai gáy cổ mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng vận động. Vì vậy, không ít người đặt ra câu hỏi “có nên dùng thuốc khi bị đau vai gáy cổ không”.

    Câu trả lời là có. Trong trường hợp nhẹ người bị đau vai gáy cổ không cần phẫu thuật mà có thể sử dụng thuốc tây để cải thiện tình trạng đau nhức của mình. Phương pháp điều trị bảo tồn này có ưu điểm:

    • Tiện lợi khi sử dụng và có thể mang theo bên mình.
    • Hiệu quả nhanh, giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức nhanh chóng.
    • Cải thiện khả năng vận động ở người bệnh.

    Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây cũng tồn tại không ít nhược điểm. Để rõ hơn tác dụng, cách dùng cũng như những vấn đề cần phải lưu ý. Tham khảo ngay 8 loại thuốc dưới đây.

    Đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp

    Đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp

    Xem thêm: Đau vai gáy: Nguyên nhân -Triệu chứng – Điều trị

    2. Top 8 thuốc chữa đau vai gáy cổ được sử dụng phổ biến hiện nay

    Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau mỏi vai gáy cổ thường được bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tham khảo.

    2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

    Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp, đau cơ, trong đó có đau vai gáy cổ.

    Tác dụng của thuốc: Tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp giảm đau nhức. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây độc lên gan nên cần tránh sử dụng cùng lúc với rượu, đồ uống chứa cồn và các loại thuốc gây độc cho gan khác.

    Thuốc cũng chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với Paracetamol, người bị thiếu máu hoặc có vấn đề về tim, phổi, gan, thận.

    Paracetamol - Thuốc chữa đau vai gáy cổ phổ biến

    Paracetamol – Thuốc chữa đau vai gáy cổ phổ biến

    2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

    Thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có công dụng ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) có tác dụng chống viêm hiệu quả.

    Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong điều trị đau mỏi vai gáy cổ như:

    • Diclofenac 50mg
    • Meloxicam 7.5mg
    • Celecoxib 200mg
    • Piroxicam 20mg

    Tuy nhiên, do ức chế COX nên NSAID có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngưng tập kết tiểu cầu gây chảy máu kéo dài. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

    Các trường hợp chống chỉ định với NSAID như:

    • Viêm loét dạ dày tá tràng
    • Tiền sử bị dị ứng
    • Tiền sử xuất huyết tiêu hóa
    Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể gây hại cho dạ dày, trực tràng

    Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể gây hại cho dạ dày, trực tràng

    2.3. Nhóm thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy cổ

    Đây là một trong những loại thuốc uống đau vai gáy cổ thường được bác sĩ chỉ định. Thuốc có tác dụng ức chế sự dẫn truyền trong dây thần kinh nguyên phát và noron vận động nhằm ức chế phản ứng đa và đơn synap. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng ức chế tái hấp thụ Ca2+ vào synap giúp giảm trương lực cơ, tăng tuần hoàn ngoại biên:

    Như vậy, thuốc giãn cơ có công dụng:

    • Giảm đau
    • Giảm co thắt cơ xương
    • Tăng khả năng vận động cho các cơ bị ảnh hưởng.

    Các loại thuốc giãn cơ thường được chỉ định trong điều trị đau mỏi vai gáy như:

    • Tolperisone 150mg
    • Eperisone 50mg

    Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, thuốc chống chỉ định cho những đối tượng:

    • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, trẻ em và người bị nhược cơ.
    • Chống chỉ định với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.

    Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, thuốc giãn cơ có thể gây chán ăn, buồn ngủ, chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn… Vì vậy, cần hết sức cẩn thận, nếu có biểu hiện bất thường, báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ biết để có phương án điều trị kịp thời.

    2.4. Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

    Đối với các trường hợp đau mỏi vai gáy cổ do chấn thương, căng cơ, ngồi làm việc trong thời gian dài,… có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ để bôi ngoài da. Loại thuốc này cho hiệu quả giảm đau khá nhanh và an toàn cho các cơ quan nội tạng.

    Một số loại thuốc bôi giảm đau tại chỗ:

    • Casaicin gel: Gây tê và giảm đau bằng cách ức chế canxi đi vào các synap.
    • Voltaren emugel: Thuốc giảm đau dạng gel chứa hoạt chất chống viêm không steroid. Nhanh chóng cải thiện cơn đau vùng vai gáy cổ.

    Ngoài các loại thuốc bôi kể trên, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán salonpas để giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi vùng cổ vai gáy.

    Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

    Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

    2.5. Thuốc giảm đau thần kinh

    Thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng để cải thiện cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép. Thuốc có công dụng cải thiện tình trạng đau mỏi, tê cứng cổ, tê bì bả vai, cánh tay…

    Do tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nên nhóm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như: buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn… Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tránh điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc.

    2.6. Vitamin nhóm B – Thuốc uống đau vai gáy cổ

    Trong trường hợp bị đau mỏi vai gáy, bác sĩ có thể chỉ định thêm vitamin nhóm B có tác dụng phục hồi dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, vitamin nhóm B còn giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng co cứng cơ vùng cổ.

    Hiện nay, trong điều trị đau mỏi vai gáy bác sĩ thường chỉ định:

    • Vitamin b12 liều cao
    • Vitamin b9 (acid folic)
    • Vitamin b1
    • Vitamin B6

    Mặc dù, vitamin B là nhóm thuốc bổ sung nhưng người bệnh cũng tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Bởi, thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    2.7. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

    Loại thuốc này có khả năng làm thay đổi nhận thức về cơn đau bằng cách suy yếu tín hiệu đau truyền lên não. Tuy nhiên, sử dụng Opioid gây rủi ro cao, vì vậy chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới được chỉ định. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, ngứa, hưng phấn, táo bón, suy hô hấp… Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cũng chú ý tránh sử dụng đồng thời với rượu bia, đồ uống chứa cồn.

    Sử dụng Opioid có thể gây nên nhiều rủi ro

    Sử dụng Opioid có thể gây nên nhiều rủi ro

    2.8. Tiêm corticoid

    Với những trường hợp nặng, sử dụng các thuốc trên nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticoid. Nhiều nghiên cứu về việc tiêm corticoid vào khớp giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau, viêm.

    Tuy nhiên, việc tiêm corticoid phải được cân nhắc kĩ lưỡng về liều lượng và tiền sử bênh tật. Nếu dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài có thể gây tác dụng phụ như: xáo trộn cân bằng điện giải, giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm…

    3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau vai gáy cổ

    Thuốc tây có tác dụng nhanh, hiệu quả trong điều trị bệnh lý xương khớp nói chung, đau mỏi vai gáy nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý:

    – Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định hoặc kê đơn của bác sĩ. Trong trường hợp được kê đơn, cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc.

    – Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    – Những người mắc bệnh gan, thận, dị ứng cần thông báo cho bác sĩ kê đơn.

    – Không tự ý kết hợp, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, vì điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc và xảy ra tình trạng tương tác thuốc.

    – Nên sử dụng thuốc sau khi ăn để hạn chế tình trạng đau dạ dày.

    – Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng nào của cơ thể, cần báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để được xử lý kịp thời.

    Hiện nay có nhiều loại thuốc chữa đau vai gáy cổ khác nhau, mỗi loại đều có cách sử dụng và cơ chế hoạt động riêng. Do đó, để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về sử dụng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “[Tham khảo] 8 loại thuốc chữa đau vai gáy cổ phổ biến”

    1. Phong viết:

      Em dang bi dau moi vai gai có phuong phap nao tri het ko

      • Chào Phong, đau mỏi vai gáy có thể do nhiều nguyên nhân như sai tư thế, chấn thương, thoát vị hoặc thoái hóa các đốt sống cổ…Do đó, bạn cần tìm ra nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp. Bạn có thể cải thiện tình trạng bằng các bài tập giãn cơ, massage, yoga và hạn chế các vận động mạnh, quá sức tác động lên vùng cổ vai gáy.
        Nếu tình trạng đã kéo dài và áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà không thuyên giảm, bạn nên đi kiểm tra thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp 17/09/21
      Phẫu thuật trượt đốt sống có nguy hiểm không chắc hẳn khiến không ít bệnh nhân băn khoăn, lo lắng.…
      Đau mắt cá chân – Nguyên nhân và cách điều trị 10/11/23
      Đau mắt cá chân là tình trạng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Nó cũng gây tác động không…
      Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ giải đáp 13/10/21
      Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau là chủ đề được nhiều người bệnh…
      Đau đầu gối: Cảnh báo 8 bệnh lý xương khớp cần điều trị 09/10/23
      Đầu gối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vận động của cơ thể, chịu áp lực lớn…
      Xem thêm