Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    09/04/20

    Đi bộ là bài tập vừa đơn giản, thuận tiện vừa nhẹ nhàng rất được khuyến khích cho người mắc các bệnh lý về xương khớp. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết này.

    5/5 - (337 bình chọn)

    1. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

    Theo Bác sĩ Đỗ Thị Lành, người bị thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên vận động thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe. Những lợi ích và hiệu quả mà môn thể thao đi bộ mang lại cho người bệnh thoát vị đĩa đệm để nâng cao sức khỏe là không thể phủ nhận.

    Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

    Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ

    Đi bộ mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt thay vì nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Bài tập này không những không ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị mà còn tác động có lợi đến sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng bơi no giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống cơ và xương đặc biệt là các cơ cột sống.

    Động tác đi bộ khá nhẹ nhàng, không gây nhiều áp lực lên khớp xương, giúp khí huyết lưu thông, các cơ vùng thắt lưng, chân, tay chắc khỏe để chống đỡ sức nặng của cơ thể giảm bớt sự chèn ép, giảm đau nhức nhanh cho người bị thoát vị đĩa đệm.

    2. Lợi ích của việc đi bộ với chứng thoát vị đĩa đệm

    Các bài tập thích hợp có thể giúp bạn giảm đau và cải thiện thoát vị đĩa đệm của mình. Khi bạn mắc thoát vị đĩa đệm, bạn có thể cảm thấy việc tập thể dục hoặc các môn thể thao sẽ gây ra đau đớn. Do đó, bạn không thực hiện được đầy đủ các hoạt động thể chất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đi bộ. Phương pháp hoạt động nhịp chậm như đi bộ có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích như:

    2.1. Cải thiện các cấu trúc cột sống

    Đi bộ có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh.

    2.2. Tăng độ đàn hồi

    Dạng tập luyện này có thể giúp tăng giới hạn chuyển động.

    2.3. Giảm cân

    Đi bộ giúp giảm cân

    Đi bộ giúp giảm cân

    Đi bộ có thể giúp bạn giữ cho trọng lượng trong một giới hạn lý tưởng. Bởi vì trọng lượng dư thừa có thể gây nhiều áp lực lên cột sống, đĩa đệm, làm xấu đi tình trạng thoát vị đĩa đệm.

    2.4. Giúp tăng sự trao đổi chất

    Tăng cường mật độ xương, tăng sự rắn chắc, đẩy lùi tình trạng thoái hoá.

    2.5. Cải thiện tình trạng bệnh

    Đi bộ thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh và giúp bạn trở lại cuộc sống bình thường. Đi bộ là một trong những bài tập hoạt động nhịp chậm hữu hiệu nhất mà bạn có thể thực hiện khi mắc thoát vị đĩa đệm.

    3. Lưu ý cho việc đi bộ của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

    3.1. Tránh gây đau vùng thắt lưng, đau hai bên đùi, lan xuống hai chân

    Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng với quãng đường ngắn, sau đó có thể tăng dần lộ trình. Sau khi đi bộ, cần thực hiện động tác điều hòa. Đây là những bước quan trọng giúp điều hòa hoạt động bên trong cơ thể trước và trong khi tập luyện, tránh gây hại cho sức khỏe.

    3.2. Không nên gắng sức với bước căng và dài

    Cách đi bộ cho người bị thoát vị đĩa đệm

    Không nên sải bước dài

    Người bị thoát vị đĩa đệm nên đi bộ nhưng cố gắng giữ tư thế đi bộ đúng với phần đầu hướng lên;  thả lỏng hai vai, hai tay vung vẩy tự nhiên, không nên cầm nắm vật gì; mắt nhìn thẳng và bước đi bình thường (không bước quá dài hoặc quá ngắn). Đừng cố gắng đi quá nhanh, gồng cứng người mà phải thật thư giãn. Tùy cơ thể mỗi người mà khoảng cách giữa hai chân bước đi sao cho thật thoải mái là được. Lưu ý, khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân.

    3.3. Nên chọn các trang phục, phụ kiện phù hợp 

    Như giày, hoặc quần áo thoải mái. Những đôi giày nên vừa khít với bàn chân của bạn để bảo vệ đôi chân, hỗ trợ cho chân và cột sống. Bạn nên chọn những đôi giày được thiết kế riêng cho hoạt động đi bộ. Khi đi bộ bạn tránh mặc quần áo chật chội hay đeo quá nhiều đồ trang sức,…

    4. Các môn thể thao cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm

    4.1. Chạy bộ

    Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.

    4.2. Nâng tạ

    Thoát vị đĩa đệm không được nâng tạ

    Nâng tạ không phù hợp với người thoát vị đĩa đệm

    Động tác cúi xuống và nâng tạ lên sẽ gây sốc cho cột sống, động tác nằm ngửa và đẩy tạ lên cũng có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn bởi các triệu chứng đau dồn dập. Do đó, tốt nhất hãy tránh xa các động tác nâng và đẩy tạ vì nó gây quá tải cho cột sống vốn đang bị yếu của bạn.

    4.3. Động tác vặn người

    Thoát vị đĩa đệm thường hay xảy ra ở cột sống thắt lưng, ngay trên hông nên  các động tác vặn người sẽ khiến cho đĩa đệm thoát vị nhanh hơn mức bình thường.

    4.4. Giữ thẳng chân

    Các bài tập đòi hỏi phải giữ cho đôi chân thẳng sẽ làm gia tăng thêm áp lực lên cột sống. Do đó, người bị thoát vị đĩa đệm cần phải tránh hoàn toàn các bài tập như động tác nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân lên hoặc động tác cúi xuống để các ngón tay chạm mũi chân và giữ cho chân thẳng.

    4.5. Động tác ngồi xổm

    Ngồi xổm là tư thế làm tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.

    Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không qua bài viết chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Gọi ngay số hotline 0865 344 349 để được chuyên gia giải đáp thắc mắc nhé!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Cập nhật ngay] 9 loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến 12/12/22
      Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì là băn khoăn của không ít người khi mắc phải căn bệnh này.…
      Đau quai hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, uống gì khỏi bệnh? 07/12/19
      Đau quai hàm là hiện tượng khá phổ biến, nhưng cho rằng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức…
      Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 06/08/21
      Nếu bạn có cảm giác đau nhức ở vùng sau cổ, vai gáy, cơn đau lan xuống cánh tay, cẳng tay,…
      Đau khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị 13/11/23
      Đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu…
      Xem thêm