Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề luôn được người bệnh quan tâm tìm hiểu. Bởi lẽ chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng xương khớp cũng như sự tiến triển của bệnh. Vậy người thoái hoá cột sống phải ăn uống như thế nào cho hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Vai trò của dinh dưỡng đối với người thoái hóa cột sống
Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày không chỉ giúp người bệnh tăng cường sức khoẻ mà còn hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. Những loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau nhức và ức chế quá trình thoái hóa.
Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây thoái hóa xương khớp, cột sống chính là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Thậm chí, tình trạng bệnh sẽ tồi tệ hơn nếu ăn nhiều thực phẩm làm tăng viêm, sưng và đẩy nhanh thoái hóa.
Chính vì vậy, người bệnh cần nắm rõ thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
2. Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Mặc dù không có bất kỳ một loại thực phẩm nào có thể giúp bạn chữa khỏi căn bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm thực sự hữu ích trong việc cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung khi mắc bệnh lý này.
2.1. Thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc xương. Muốn xương khớp khoẻ mạnh thì việc đầu tiên là cần cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Để khắc phục tình trạng thoái hóa cột sống, người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi như:
- Hải sản: các loại tôm, cá, cua, ghẹ… Nguồn canxi trong hải sản sẽ giúp tái cấu trúc xương khớp của bạn khoẻ mạnh hơn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Lượng canxi có trong sữa giúp ngăn chặn loãng xương. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các loại sữa ít béo, để tránh tình trạng tăng cân, béo phì.
- Các loại rau xanh: Canxi cũng xuất hiện nhiều trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt, cải bắp…
- Đậu nành: Bạn có thể bổ sung canxi từ đậu nành bằng nhiều cách như ăn đậu nành rang, đậu hũ…
2.2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Không chỉ chống oxy hoá và kháng viêm hiệu quả, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp collagen, tạo liên kết bền chặt cho hệ xương khớp. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- Các loại ớt xanh, đỏ
- Trái cây họ cam, quýt
- Các trái cây khác: dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ,…
- Khoai lang, khoai tây.
2.3. Đừng quên thức ăn chứa nhiều vitamin D
Vitamin D hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi, giúp xương khớp chắc khoẻ hơn. Bổ sung vitamin D sẽ giúp giảm thiểu được sự phát triển của bệnh thoái hóa cột sống. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể thông qua: Lòng đỏ trứng gà, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc…
2.4. Thêm thực phẩm giàu vitamin K2 vào thực đơn
Sự kết hợp của canxi với vitamin K2 giúp cột sống trở nên khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, vitamin K2 còn giúp cơ thể hoạt hóa osteocalcin – gắn kết canxi vào xương. Có thể nói, thiếu vitamin K2, việc bổ sung canxi cũng trở nên vô nghĩa. Các thực phẩm giàu vitamin K2 bao gồm: lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm,…
2.5. Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu omega 3
Omega 3 là một loại axit béo có hiệu quả trong việc giảm viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn giúp nâng cao sức khoẻ sụn khớp. Người bệnh có thể tìm thấy omega 3 trong: hạt óc chó, hạt lanh, cá hồi, cá ngừ, súp lơ…
2.6. Thoái hóa cột sống nên uống gì?
Ngoài các thực phẩm bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh nên chú ý tới các loại thức uống phù hợp. Bên cạnh việc uống đủ lượng nước hàng ngày, người bị thoái hóa cột sống có thể sử dụng một số loại thức uống sau:
– Sữa: Như trên đã đề cập, người bị thoái hóa cột sống có thể uống sữa ít béo hoặc sữa tách béo. Đây cũng là cách bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp trong trường hợp người bệnh mệt mỏi, chán ăn.
– Sữa đậu nành: Loại nước này chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho hệ xương khớp
– Nước hầm xương: Hàm lượng collagen, axit amin và khoáng chất trong nước hầm xương giúp kích thích quá trình phục hồi tổn thương tại cột sống.
3. Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?
Người bệnh cũng cần chú ý đến những thực phẩm không nên ăn để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp. Theo đó, các loại thực phẩm gây viêm nhiễm, đau nhức không nên xuất hiện trên bàn ăn của người bệnh.
3.1. Hạn chế thịt đỏ
Thịt đỏ chứa rất nhiều đạm – thủ phạm gây phản ứng viêm và suy giảm hàm lượng canxi trong xương khớp. Do đó, khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh cần hạn chế: thịt bò, thịt trâu, thịt chó… Người bệnh có thể thay thế bằng thịt lợn nạc, thịt gia cầm bỏ da và cá béo.
3.2. Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ không tốt với sức khoẻ, nhất là với những người mắc bệnh xương khớp. Thành phần của chúng chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc xương và đẩy nhanh thoái hóa. Một số thực phẩm có trong nhóm này có thể kể đến như: gà rán, xúc xích, khoai tây chiên…
3.3. Kiêng đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Dư thừa muối gây giữ nước trong các tế bào của khớp. Từ đó dẫn tới sưng, viêm ở các khớp. Do đó, hãy hạn chế nêm quá mặn vào các món ăn hàng ngày. Bạn cũng không nên ăn đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa lượng muối lớn, khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đồ ngọt chính là con đường ngắn nhất dẫn đến tăng cân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ gây bệnh thoái hóa cột sống. Do đó, người bệnh không nên ăn bánh kẹo ngọt.
3.4. Thoái hóa cột sống kiêng uống gì?
Đồ uống chứa cồn, chất kích thích, thức uống có ga là chất xúc tác khiến quá trình viêm nhiễm diễn ra nhanh chóng hơn. Bởi lẽ khi cơ thể nạp quá nhiều rượu bia, cà phê, nước ngọt sẽ làm quá trình hấp thụ vitamin, canxi bị gián đoạn. Bên cạnh đó, chúng còn làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh và chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng, muốn có một chế độ dinh dưỡng khoa học, góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh cần chú ý:
– Lựa chọn các thực phẩm tươi sạch: Thực phẩm càng tươi thì càng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến nguồn gốc của các thực phẩm này để bảo đảm vệ sinh an toàn.
– Chế biến đúng cách: Việc chế biến không đúng cách cũng làm biến đổi thành phần dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Theo đó, các món luộc, hấp sẽ tốt cho người thoái hóa cột sống hơn những món chiên xào.
– Ăn đúng giờ, đủ bữa: Tập cho mình thói quen ăn uống đúng giờ, tránh tình trạng bỏ bữa, ăn quá no làm ảnh hưởng tới sức khỏe và mất cân bằng dinh dưỡng.
– Kết hợp với chế độ sinh hoạt, rèn luyện khoa học, thăm khám sức khỏe định kỳ, tái khám theo lịch hẹn.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp độc giả giải đáp được các thắc mắc thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng ăn gì. Qua đó, người bệnh có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, liên hệ 0343 446699 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Thoái hóa cột sống cổ là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
- Thoái hóa cột sống thắt lưng – Dấu hiệu bệnh lý đừng chủ quan
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.