Suy thận là bệnh lý thường gặp và đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Năm 2019, có đến trên 5 triệu người mắc phải bệnh này, trong đó có nhiều trường hợp đã chuyển sang giai đoạn cuối. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
1. Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến khả năng lọc hoặc không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Khi mắc phải bệnh lý này, cần điều trị bằng những phương pháp y khoa tích cực.
2. Suy thận có những loại nào? Biểu hiện cụ thể
Suy thận được phân thành 5 loại, dựa trên cơ chế bệnh. Cụ thể là:
2.1 Suy thận cấp tính trước thận
Đây là tình trạng xảy ra do chấn thương hoặc di chứng của phẫu thuật dẫn đến lượng máu cung cấp đến thận không đủ. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng đào thải chất độc trong máu của thận.
Triệu chứng cụ thể là:
- Chán ăn buồn nôn, nôn
- Co giật
- Hôn mê
2.2 Suy thận cấp tính tại thận
Khác với suy cấp tính trước thận, suy cấp tính tại thận là sự tổn thương trực tiếp ở thận dẫn đến suy giảm chức năng của cơ quan này. Có thể do tác động vật lý hoặc tai nạn dẫn đến tích tụ quá nhiều độc tố tại thận, không đào thải được hoặc thiếu máu cục bộ, thiếu oxy đến thận.
2.3 Suy thận mãn tính trước thận
Suy mãn tính trước thận được xác định do lượng máu cung cấp đến thận không đủ trong suốt thời gian dài, khiến thận có hiện tượng co lại. Lâu dần, chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải độc tố kém.
2.4 Suy thận mãn tính tại thận
Bệnh xảy ra trực tiếp tại thận, do biến chứng của các bệnh lý liên quan như viêm cầu thận, viêm ống thận, viêm đài bể thận…, gây nên các tổn thương, điển hình là chảy máu nhiều, thiếu oxy thận…
2.5 Suy thận mãn tính sau thận
Đây là tình trạng xảy ra khi hiện tượng tắc nghẽn đường tiết niệu (cao và thấp). Nước tiểu bị cản trở lưu thông, không thể thoát ra ngoài gây áp lực lớn cho thận. Lâu dần khiến thận bị tổn thương.
Suy thận nên ăn gì kiêng gì? Những thực phẩm nhất định phải nhớ
3. Suy thận có bao nhiêu cấp độ?
Hiện nay, suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn, tương ứng với mức độ bệnh từ nhẹ nhất đến nặng nhất. Dưới đây là các giai đoạn cụ thể:
3.1 Suy thận độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể không có triệu chứng gì rõ ràng, nhất là ở những người có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học.
Ở giai đoạn 1, mức độ suy giảm chức năng thận vào khoảng 25%. Tốc độ lọc của cầu thận vẫn ở mức bình thường (khoảng 90ml/ phút). Nếu người bệnh kịp thời phát hiện bằng những xét nghiệm lâm sàng, bệnh có thể được điều trị khỏi.
3.2 Suy thận độ 2
Tuy bệnh bắt đầu tiến triển theo chiều hướng xấu đi, nhưng giai đoạn 2 vẫn được coi là nhẹ. Một số biểu hiện lâm sàng có thể được phát hiện là:
- Mức độ lọc ở cầu thận: giảm nhẹ
- Xuất hiện protein trong nước tiểu (protein niệu)
- Tổn thương thực thể ở thận rõ ràng hơn
3.3 Suy thận độ 3
Ở giai đoạn này, chức năng thận suy giảm từ mức độ nhẹ đến trung bình. Tốc độ lọc máu giảm còn khoảng 30-59 ml/ phút.
Triệu chứng của suy thận độ 3:
- Sưng, phù chân tay
- Đau lưng
- Tần suất tiểu tiện ít hoặc nhiều hơn bình thường
- Một số trường hợp biểu hiện không rõ ràng.
3.4 Suy thận độ 4
Suy thận mạn độ 4 tình trạng tổn thương ở thận đã ở mức nặng. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 10-15%. Mức độ lọc máu chỉ còn khoảng 15-29ml/ phút.
Các triệu chứng cụ thể của suy thận độ 4, biểu hiện sự suy giảm của quá trình lọc máu là:
- Da dẻ xanh xao, người mệt mỏi, đau nhức
- Buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng
- Phù nề toàn thân, ngứa toàn thân do cơ thể nhiễm độc
- Xuất huyết đường ruột
- Tiểu nhiều về đêm…
Với những bệnh nhân suy thận độ 4, cần quản lý chặt chẽ các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể là: lipid máu, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp… để phòng tránh các biến cố y tế có thể xảy ra.
3.5 Suy thận độ 5
Suy thận mạn tính giai đoạn 5 là cấp độ cuối cùng, khi tổn thương thực thể đã ở mức độ rất nặng. Lúc này, chức năng thận gần như đã mất toàn bộ với mức độ lọc ở mức rất thấp (dưới 15ml/ phút).
Bệnh nhân suy thận độ 5 xuất hiện rầm rộ các triệu chứng cho thấy sự nhiễm độc của cơ thể như:
- Tiểu cực ít, thậm chí vô niệu
- Tiểu ra máu, nồng độ đạm trong nước tiểu ở mức rất cao
- Sụt cân nhanh chóng, cơ thể suy nhược, chán ăn, buồn nôn
- Da khô, xuất hiện những vết bầm tím, nổi mẩn, nhiễm trùng da
- Phù nề, rối loạn giấc ngủ
- Huyết áp tăng, đường niệu tăng
Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần được áp dụng những biện pháp y tế tích cực nhất mới có thể duy trì sự sống.
5. Nguyên nhân gây suy thận
Nguyên nhân gây suy thận ở các trường hợp mạn và cấp không giống nhau.
5.1 Nguyên nhân suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng của thận. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài mà chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định với các triệu chứng như: thiểu niệu, vô niệu; ure, creatinin máu tăng; rối loạn điện giải và kiềm toan; phù nề…
Nguyên nhân được chỉ ra là:
- Do chấn thương, do biến chứng sản khoa, bị bỏng, do quá trình phẫu thuật… dẫn đến xuất huyết.
- Sốc tim do nhồi máu cơ tim
- Sốc nhiễm khuẩn (đường ruột), nhiễm trùng máu…
- Nhiễm độc do kim loại nặng do làm việc trong môi trường độc hại, nhiễm độc thực phẩm, dùng thuốc kháng sinh, thuốc gây mê.
- Do các bệnh lý về thận như: viêm cầu thận, viêm kẽ thận, tắc nghẽn thận, bàng quang.
- Do thần kinh trung ương bị tổn thương, gây liệt phản ứng bàng quang.
- Do thận có sỏi làm nghẽn dòng chảy nước tiểu tại thận, niệu quản, bể thận…
5.2 Nguyên nhân suy thận mạn
Đây là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách từ từ, kéo dài lên tới 5 năm, 10 năm… Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến là:
- Ảnh hưởng của các bệnh lý như: thận đa nang, viêm cầu thận, lupus ban đỏ, xơ vữa động mạch…
- Biến chứng của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp
- Do nhiễm độc trong thời gian dài
- Do di truyền…
6. Suy thận có chữa được không?
Ở những trường hợp suy cấp, các biểu hiện tuy rầm rộ nhưng nếu được điều trị thích hợp thì bệnh có thể được chữa khỏi, chức năng thận được phục hồi toàn bộ hoặc 1 phần chỉ sau một vài tuần.
Khác với tình trạng cấp tính, người mắc suy thận mạn khả năng phục hồi chức năng thận là không thể. Các phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
7. Chẩn đoán bệnh
Đối với các vấn đề sức khỏe nói chung, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán được chỉ định:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu
- Siêu âm thận
- Chụp cắt lớp (CT)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
8. Phương pháp điều trị suy giảm chức năng thận
Theo các chuyên gia thận niệu, chỉ suy thận cấp tính là có khả năng phục hồi một số chức năng. Còn lại, tổn thương thận mãn tính, nhất là ở giai đoạn 3 trở đi, mọi phương pháp điều trị chỉ có thể làm dịu các cơn đau, giúp cuộc sống của người bệnh dễ chịu hơn, đồng thời làm quá trình tiến triển bệnh và giảm thiểu biến chứng.
Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
8.1 Điều trị suy thận bằng thuốc
Các loại thuốc phổ biến được chỉ định trong điều trị là:
- Thuốc ức chế men chuyển: Lisinopril, Ramipril…
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin: Irbesartan, Olmesartan…
- Statin
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giảm đau, giảm sưng, điều trị thiếu máu…
8.2 Lọc máu nhân tạo (chạy thận)
Đây là phương pháp can thiệp bắt buộc đối với những người mắc suy thận giai đoạn cuối. Lúc này, chức năng lọc của thận hầu như không còn. Phương pháp này được thực hiện vĩnh viễn, hoặc đến khi người bệnh thay thận mới.
Bản chất của lọc máu là máu được bơm qua một máy đặc biệt để lọc bỏ những chất độc hại. Trước khi thực hiện quá trình lọc, bác sĩ sẽ tạo ra lỗ rò AV để kết nối động mạch và tĩnh mạch ở cẳng tay để tạo ra dòng chảy lớn hơn.
8.3 Giải phẫu tách màng bụng (thẩm phân phúc mạc)
Thẩm phân phúc mạc (màng bụng) là một trong các phương pháp được áp dụng nhằm làm sạch chất thải trong máu.
Trong thẩm phân phúc mạc, một chất đặc biệt gọi là dịch lọc được đưa vào đầy ổ bụng qua một ống chuyên dụng. Các chất thải trong máu chảy từ phúc mạc vào dịch lọc. Sau đó chúng được dẫn lưu ra khỏi ổ bụng.
Có 2 hình thức chính được thực hiện khi tách màng bụng, đó là:
- Thẩm phân phúc mạc tuần hoàn liên tục: thực hiện thẩm tách màng bụng nhiều lần trong ngày
- Thẩm phân phúc mạc chu kỳ tự động: sử dụng máy để luân chuyển dịch lọc ra vào ổ bụng vào ban đêm.
Về bản chất, thẩm phân phúc mạc cũng là một hình thức lọc máu. Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện tại cơ sở y tế, tại nhà hoặc bất kỳ đâu, miễn là đủ tiêu chuẩn y tế và một số trang thiết bị cần thiết. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp là nhiễm trùng ổ bụng (ở vị trí ống thông), tăng cân hoặc thoát vị ruột.
8.4 Thảo dược hỗ trợ bổ thận, tăng cường chức năng thận
Bên cạnh các phương pháp điều trị tích cực, có thể kết hợp các thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận:
>>> Ba kích
Rễ ba kích được sử dụng làm vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Đây là thảo dược rất quan thuộc đối với nam giới, công dụng tăng cường sinh lý, tăng khả năng tình dục . Bên cạnh đó, Ba kích còn hỗ trợ bổ thận, giúp lợi niệu, chống viêm, giảm tiểu đêm…
>>> Kỷ tử
hàng ngàn năm nay, Kỷ tử đã được sử dụng như một vị thuốc bổ giúp kinh vào can và thận. Ngoài ra, Kỷ tử còn giúp ích khí, bổ huyết, cải thiện tình trạng yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới.
>>> Sơn thù
Sơn thù là một loại cây dây leo mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Quả của cây sơn thù có tác dụng chính là bổ thận, tráng dương, chống oxy hóa, chống viêm.
Với những người bị bệnh thận, sử dụng sơn thù hỗ trợ cải thiện chức năng cơ quan này, giảm hình thành sỏi thận, giảm tiểu đêm.
8.5 Cấy ghép thận
Cấy ghép thận không phải là cắt bỏ quả thận cũ và thay thế vị trí đó một quả thận mới với chức năng tốt hơn. Thực chất ghép thận là phương pháp đưa quả thận mới của người hiến tặng vào vị trí ngoài màng bụng (thường là hố chậu bên phải) rồi thực hiện kết nối thận với động mạch, tĩnh mạch chậu. Niệu quản sẽ được nối với bàng quang.
Ghép thận có thể được thực hiện nhiều lần trong cuộc đời, nếu thận ghép bị hỏng. Sau khi ghép xong, người được hiến sẽ phải duy trì sử dụng thuốc để đảm bảo cơ thể luôn tiếp nhận quả thận mới.
9. Biến chứng suy thận cấp và mạn tính
Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau đây:
- Bệnh tim: Bệnh tim là biến chứng dẫn đến tử vong cao nhất ở những người đang điều trị thận bằng phương pháp lọc máu. Lúc này, tim cũng phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho thận dẫn đến suy giảm chức năng.
- Bệnh xương khớp: Thận suy giảm chức năng dẫn đến rối loạn hoặc thiếu hụt các chất như canxi, vitamin D và phốt pho. Vì thế, bệnh xương khớp có nguy cơ tăng cao và tiến triển nặng.
- Thiếu hồng cầu (thiếu máu): Thận đóng vai trò rất lớn trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi chức năng thận giảm thì hồng cầu tạo ra không đủ để bù đắp lượng mất đi, dẫn đến thiếu máu.
- Tăng Kali, tăng phốt pho máu: Thận không hoạt động tốt dẫn đến tích tụ các chất nói trên trong máu, gây dư thừa; nguy cơ dẫn đến đau tim, khó thở, thậm chí tử vong.
- Phù phổi, tăng huyết áp: Sự tích tụ nước trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, phổi, đặc biệt là phù phổi, tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.
10. Phòng tránh suy thận
Suy giảm chức năng thận khó có khả năng điều trị để phục hồi. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là lời khuyên của Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng để mỗi người có thể tự bảo vệ thận:
- Uống đủ nước mỗi ngày (2-3 lít)
- Hạn chế muối và các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất đường…
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: giàu chất xơ và tăng cường thực phẩm bổ thận.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế căng thẳng, stress, giữ tinh thần thoải mái
- Kiểm soát tốt cân nặng và các bệnh lý khác như: tiểu đường, huyết áp, các bệnh về thận.
- Thận trọng khi dùng thuốc không kê đơn (không nên dùng thường xuyên và quá liều).
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi bổ sung canxi tổng hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến suy thận. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, vì vậy bạn cần hết sức cẩn thận nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào. Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Thận yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- Thực phẩm chức năng bổ thận dành cho quý ông tốt nhất năm 2022
- [Review] Top 10 thuốc bổ thận nam, tăng sinh lực cho phái mạnh
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.