Kỹ thuật siêu âm Fibroscan là giải pháp nhanh chóng giúp phát hiện chính xác bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan chỉ sau chưa đầy 10 phút. Đây là kỹ thuật đã được FDA phê chuẩn được phép sử dụng trong lâm sàng vào tháng 4/2013. Tham khảo chi tiết bài viết để hiểu đúng về kỹ thuật siêu âm này.
1. Kỹ thuật siêu âm Fibroscan là gì?
Fibroscan là một kỹ thuật siêu âm mới đo độ đàn hồi gan, được sử dụng để đánh giá mức độ xơ gan cũng như mức độ gan nhiễm mỡ bằng cách tính toán từ tín hiệu siêu âm trong phép đo độ cứng LSM (Live Stiffness Measurement), dựa trên thông số giảm âm được kiểm soát CAP (Controlled Attenuation Parameter).
Các kết quả được tính toán Fibroscan có độ chính xác tương đương với sinh thiết gan. Nhờ đó giúp ích cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và đưa ra lời khuyên về phác đồ điều trị cho bệnh nhân của mình.
2. Các trường hợp được chỉ định siêu âm Fibroscan
Trong y học lâm sàng, Fibroscan được sử dụng khá rộng rãi để phát hiện mức độ gan nhiễm mỡ và xơ gan ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh gan mạn. Gồm có:
- Bệnh viêm gan mạn do virus như: viêm gan B viêm gan C, đồng nhiễm HCV – HIV.
- Bệnh lý chuyển hóa: đái tháo đường, gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Gan nhiễm mỡ do rượu.
- Người mắc bệnh tăng áp lực tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, siêu âm Fibroscan cũng được chỉ định trong theo dõi hiệu quả điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân sau ghép gan, người mắc bệnh gan mật cũng như sàng lọc bệnh gan mạn trong cộng đồng.
3. Nguyên tắc hoạt động của Fibroscan
3.1 Nguyên tắc đo độ xơ hóa gan (độ cứng gan)
Độ cứng của gan LSM xác định dựa trên sóng biến dạng được tạo ra bởi một xung cơ học bên ngoài nhờ bộ rung vibrator có tần số 50Hz. Trong đó, tốc độ sóng biến dạng sẽ được đo bằng đầu dò siêu âm một chiều có tần số 3,5Hz. Tốc độ của các sóng biến dạng đàn hồi đo được sẽ giúp bác sĩ đánh giá được độ cứng hay độ xơ hóa của gan.
3.2 Nguyên tắc đo độ mỡ hóa bằng Fibroscan
Độ nhiễm mỡ gan được thể hiện bằng thông số giảm âm được kiểm soát CAP, đo đồng thời trên cùng một thể tích gan. CAP được tính toán dựa vào các tín hiệu siêu âm trong phép đo độ cứng gan. Do đó, yêu cầu phép đo độ cứng cần chính xác để cho kết quả CAP chuẩn nhất. Kết quả độ nhiễm mỡ gan CAP cũng chính là giá trị trung vị (median) sau 10 lần đo hợp lệ.
4. Quy trình siêu hóa Fibroscan
Quá trình đo Fibroscan được thực hiện như sau:
- Bước 1: người bệnh nằm ngửa, dơ tay phải lên cao để vùng liên sườn được mở rộng tối đa.
- Bước 2: bác sĩ đặt đầu dò siêu âm lên vùng da ở khu vực liên sườn gan phải. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được sự rung do sóng đàn hồi tạo ra.
- Bước 3: tiếp tục thực hiện dò siêu âm gan từ 5-10 phút rồi kết thúc.
Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần nhịn ăn ít nhất 2h trước khi thực hiện siêu âm Fibroscan.
5. Giá trị bình thường trong siêu âm Fibroscan
- Độ cứng gan: Gan được xem là không xơ hóa đối với nam là 5,81±1,54kPa, đối với nữ là 5,23±1,59kPa.
- Độ nhiễm mỡ gan bình thường: Độ nhiễm mỡ gan được đánh giá bình thường ở cả nam và nữ là 201±44dB/m.
6. Đánh giá ưu nhược điểm khi siêu âm Fibroscan gan nhiễm mỡ
6.1 Ưu điểm
- Không xâm lấn, không đau.
- Thời gian nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút là có kết quả.
- Độ chính xác cao, giúp bác sĩ xác định được giai đoạn xơ gan và độ gan nhiễm mỡ của bệnh nhân.
- Giá thành hợp lý.
6.2 Nhược điểm
Một số trường hợp không thể thực hiện được nếu bị xơ gan cổ trướng. Tỷ lệ thất bại khoảng 3,1%, phụ thuộc vào chỉ số khối của cơ thể.
- Chỉ đo được gan phải, không đo được gan trái.
- Chỉ đánh giá được độ nhiễm mỡ của gan mà không thể đánh giá được tính toàn vẹn trong cấu trúc gan.
- Không khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân đang sử dụng máy tạo nhịp tim.
7. Siêu âm Fibroscan ở đâu? Bao nhiêu tiền?
Siêu âm Fibroscan đang ngày một sử dụng rộng rãi tại các phòng khám và bệnh viện lớn trên cả nước như: Medlatec, Vinmec, Bệnh viện Đa khoa Phương Nam,…
Chi phí cho siêu âm Fibroscan cũng rất hợp lý, người bệnh chỉ phải bỏ ra từ 300.000 – 500.000VNĐ mỗi lần xét nghiệm.
Có thể nói, Fibroscan được đánh giá là bước ngoặt trong ngành siêu âm, giúp khắc phục những tồn đọng trong sinh thiết gan, giúp bệnh nhân có kết quả chẩn đoán nhanh hơn, sớm hơn trong việc tầm soát xơ hóa gan cũng như gan nhiễm mỡ.
XEM THÊM:
- Rối loạn mỡ máu – “Sát thủ” thầm lặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm
- Bạn có biết chỉ số gan nhiễm mỡ bao nhiêu là nguy hiểm? Chuyên gia giải đáp nhanh!
- Những biểu hiện cảnh báo gan nhiễm mỡ độ 3 – Người bệnh chớ xem thường
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.