Rối loạn tiền đình - Đâu là nguyên nhân gây ra? Cách điều trị thế nào?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Rối loạn tiền đình – Đâu là nguyên nhân gây ra? Cách điều trị thế nào?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    16/04/24

    Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, đau đầu…. đó là những biểu hiện của rối loạn tiền đình. Đây là bệnh lý phổ biến hiện nay, không chỉ có người già mà người trẻ ngày càng nhiều. Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh? Triệu chứng cụ thể ra sao? Làm thế nào để khắc phục bệnh? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết sau đây.

    5/5 - (2 bình chọn)

    1. Cấu tạo và chức năng của hệ thống tiền đình

    Trước khi tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình, độc giả phải nắm được cấu tạo và chức năng của tiền đình. Vậy, hệ thống tiền đình có cấu tạo và chức năng như thế nào.

    1.1. Cấu tạo hệ thống tiền đình

    Hệ thống tiền đình gồm 2 phần: ống bán khuyên và bộ phận tiền đình.

    Ống bán khuyên có 3 ống, có hình vòng cung, mỗi ống bán khuyên đều có một đầu phẳng và 1 đầu phình to, được gọi là bóng phình. Ở các bóng phình chứa tế bào thần kinh cảm giác (cơ quan bóng phình).

    Bộ phận tiền đình gồm 2 phần chính là soan nang (hình bầu dục) và cầu nang (hình cầu). Soan nang nằm trên gần với 5 lỗ thông các ống bán khuyên, cầu nang nằm dưới gần với vòng xoắn nền của ốc tai.

    Cấu tạo của tiền đình

    Cấu tạo của tiền đình

    1.2. Chức năng tiền đình

    Hệ thống tiền đình có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động như di chuyển, xoay người, cúi người… được điều khiển bởi nhóm thần kinh nằm trong não.

    Phần ngoại vi của hệ thống tiền đình là bộ phận của tai trong hoạt động như một thiết bị hướng dẫn quán tính và gia tốc thu nhỏ. Chúng giúp báo cáo thông tin về các chuyển động, vị trí của đầu và cơ thể đến trung tâm tích hợp nằm trong não, tiểu não, vỏ não.

    Như vậy, có thể hiểu tiền đình là phần của tai trong. Chúng có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể và báo cáo thông tin về chuyển động của toàn bộ cơ thể.

    2. Rối loạn tiền đình là gì?

    Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền sai lệch, cơ thể lúc nào bị mất thăng bằng, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, ù tai…

    Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác, xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua lỗ ống tai trong. Đây là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình, giữ thăng bằng cho cơ thể. Dây thần kinh số 8 bao gồm 2 phần, mỗi phần đảm nhận chức năng khác nhau:

    • Thần kinh ốc tai: Chức năng cảm giác thính giác
    • Thần kinh tiền đình: Chức năng cảm giác thăng bằng.

    rối loạn tiền đình

    3. Phân loại hội chứng tiền đình

    Theo các chuyên gia tâm thần, có 2 loại rối loạn tiền đình là:

    3.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên

    Theo thống kê, rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm 90 – 95% bệnh nhân. Biểu hiện bệnh lý rất đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nhìn chung người bệnh đều có biểu hiện sau:

    • Có những cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra một thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế, lắc đầu. Một số trường hợp nặng có thể chóng mặt mà không đi đứng hay thay đổi từ nằm sang ngồi.
    • Trường hợp nặng, chóng mặt dữ dội kèm nôn ói, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung. Nghiêm trọng hơn nữa có thể té ngã gây chấn thương do không kiểm soát được thăng bằng.

    Do có khả năng bù trừ, hội chứng tiền đình ngoại biên cấp tính có xu hướng cải thiện trong một thời gian ngắn, từ vài ngày đến vài tuần.

    3.2. Rối loạn tiền đình trung ương

    Thường có những biểu hiện như:

    • Đi đứng khó khăn;
    • Choáng váng, chóng mặt khi thay đổi tư thế;
    • Thi thoảng kèm triệu chứng buồn nôn, nôn;

    Những biểu hiện này có thể là do tổn thương nhân tiền đình, đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não…

    4. Biểu hiện của người bị rối loạn tiền đình

    Hầu hết những người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải các triệu chứng sau:

    4.1. Chóng mặt

    Như đã cung cấp thông tin ở mục 3, hầu hết người bệnh tiền đình đều có biểu hiện chóng mặt, người chao đảo, quay cuồng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống. Thậm chí, nhiều trường hợp còn không thể đứng lên.

    Nguyên nhân là do dây thần kinh ngoại biên hoặc hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép. Đa phần các trường hợp đều giảm chóng mặt sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi.

    4.2. Mất thăng bằng

    Người bệnh có biểu hiện chóng mắt, hoa mắt nên dễ mất thăng bằng, đi lại khó khăn. Hầu hết đều có cảm giác lâng lâng như uống rượu say, muốn di chuyển phải bám víu vào người khác.

    Nguyên nhân có thể là do sự tắc nghẽn tiểu não, toàn bộ tiền đình, mắt và ngoại tháp mà ra.

    Những người bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện mất thăng bằng

    Những người bị rối loạn tiền đình thường có biểu hiện mất thăng bằng

    4.3. Mất ngủ, có vấn đề về tâm lý

    Người bệnh thường khó tập trung, lo lắng quá mức, giảm sự chú ý, đầu óc luôn ở trạng thái lâng lâng, mơ hồ. Cũng vì tinh thần suy kiệt nên người bệnh cũng khó đi vào giấc ngủ, ngủ thì chập chờn, không sâu giấc. Điều này khiến họ mệt mỏi, uể oải.

    4.4. Rối loạn thính giác

    Do bộ phận tiền đình nằm bên trong tai nên khi gặp những rối loạn ở bộ phận này, thính giác có thể bị ảnh hưởng, cụ thể:

    • Mất hoặc giảm thính lực, khó nghe, nghe không rõ.
    • Ù tai, cảm thấy có tiếng ồn trong tai.
    • Nhạy cảm với âm thanh lớn.
    • Âm thanh lớn đột ngột có thể dẫn tới chóng mặt, mất cân bằng.
    • Đau tai, nhức đầu.
    Người bệnh có biểu hiện rối loạn tiền đình

    Người bệnh có biểu hiện rối loạn tiền đình

    Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện như giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, buồn nôn, tim đập nhanh, đánh trống ngực… Ở một số trường hợp có thể bị run rẩy, tê tay chân, đau đầu…

    5. Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

    Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh do đâu. Tuy nhiên, theo một số nguyên cứu cho biết, nguyên nhân gây bệnh như sau.

    • Rối loạn tiền đình ngoại biên có thể là do viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh số 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp, do bệnh chuyển hóa.
    • Rối loạn tiền đình trung ương có thể do nguyên nhân nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não…

    Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, tiền đình đôi khi còn có thể liên quan đến:

    • Tác dụng phụ của thuốc điều trị.
    • Tích tụ tinh thể canxi trong ống bán khuyên ở tai.
    • Các vấn đề ở tai trong, chẳng hạn như lưu thông máu kém đến tai.
    • Các vấn đề bắt nguồn từ não như chấn thương sọ não.

    6. Ai có nguy cơ dễ bị hội chứng rối loạn tiền đình?

    Nếu như trước kia, hội chứng tiền đình là bệnh lý của người cao tuổi thì những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa. Như trường hợp của anh Lê Minh Tân (35 tuổi, Hai Bà Trưng – Hà Nội) chia sẻ: “Do áp lực công việc nên tôi thường xuyên bị đau đầu, người mệt mỏi và mất ngủ triền miên. Tôi có đi thăm khám thì biết mình bị rối loạn tiền đình. Thật bất ngờ khi biết mình mắc bệnh lý này”.

    Không chỉ có anh Tân, chị Hoàng Thị Lan (61 tuổi, TP.HCM) cũng cho biết: “Chị có biểu hiện choáng váng mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, người uể oải, mất ngủ thường xuyên. Thi thoảng còn có biểu hiện nôn, đứng lên ngồi xuống hoa mắt, chóng mặt”.

    Vậy, câu hỏi đặt ra “ai là người có nguy cơ bị hội chứng tiền đình?”

    Theo các chuyên gia, những đối tượng sau dễ bị rối loạn tiền đình hơn cả là:

    6.1. Người cao tuổi

    Như chúng ta đã biết, người cao tuổi thuộc đối tượng mắc hội chứng tiền đình cao hơn cả. Theo thống kê, cứ 100 người thì có 35 người bị rối loạn tiền đình ở tuổi ngoài 40.

    Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên trải qua một số cơn rối loạn tiền đình. 50% người trên 65 tuổi bị choáng mặt, hoa mắt do rối loạn tiền đình. Nguy hiểm hơn là từ những năm 70 trở lại đây có tới hơn ½ số ca tử vong tai nạn ở người già có liên quan tới ngã do chóng mặt, mất cân bằng.

    Nguyên nhân là do người lớn tuổi nhiều khả năng gặp các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng. Họ cũng có nhiều khả năng dùng các loại thuốc có gây ra rối loạn tiền đình.

    Thống kê về rối loạn tiền đình

    Xem ngay: Rối loạn tiền đình ở người già – Đối tượng dễ mắc bệnh nhất

    6.2. Người làm việc trong môi trường căng thẳng

    Không chỉ có người già, người trẻ mắc hội chứng tiền đình này càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường làm việc quá áp lực, thường xuyên căng thẳng hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học.

    Căng thẳng, stress khiến cơ thể sản sinh lượng hormone cortisol gây ra một số bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch… tổn thương hệ thần kinh. Trong đó, có làm tổn thương dây thần kinh số 8 khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và rối loạn. Do đó, tỷ lệ dân văn phòng mắc hội chứng tiền đình ngày càng gia tăng.

    6.3. Phụ nữ mang thai

    Những người mang thai thường ốm nghén 3 tháng đầu dẫn tới chán ăn. Lúc này cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng khiến họ chóng mặt, choáng váng. Đồng thời, yếu tố tâm sinh lý thay đổi, lo lắng, mệt mỏi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi mang thai.

    Tuy nhiên, việc điều trị rối loạn tiền đình khi đang mang thai phải có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị.

    7. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

    Câu trả lời là có. Đây là câu hỏi thường gặp của người bệnh khi bị hội chứng tiền đình. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên hội chứng tiền đình lại ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Cụ thể:

    7.1. Dễ té ngã

    Những người mắc hội chứng tiền đình thường có biểu hiện choáng váng, mất thăng bằng đột ngột. Triệu chứng này có thể xảy ra khi ngủ dậy, đang tham gia giao thông khiến họ dễ bị té ngã, gây tai nạn.

    7.2. Trầm cảm

    Trầm cảm đang trở thành căn bệnh phổ hiến hiện nay. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn tiền đình khiến họ mệt mỏi, uể oải, đau đầu, mất ngủ thường xuyên. Điều này ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của người bệnh và là nguyên nhân dễ dẫn tới trầm cảm.

    7.3. Đột quỵ, tai biến

    Có 2 dạng đột quỵ não và đột quỵ tim. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, đột quỵ não có liên quan tới rối loạn tiền đình trung ương.

    Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, các cơn chóng mặt cấp tính do rối loạn tiền đình ngoại biên cũng có thể khiến người bệnh quay cuồng, mất thăng bằng. Điều này khiến họ dễ bị té ngã làm tăng nguy cơ đột quỵ não cũng như nguy hiểm tính mạng. Như vậy, có thể nói rối loạn tiền đình trung ương trực tiếp gây đột quỵ. Còn tiền đình ngoại biên là yếu tố gián tiếp của đột quỵ não.

    Đột quỵ có liên quan tới hội chứng tiền đình

    Tóm lại, hội chứng bệnh tiền đình ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần lẫn thể chất. Nếu không được phát hiện và điều trị còn gây ra hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Do đó, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    8. Phương pháp chẩn đoán bệnh

    Trước khi đưa ra phương pháp điều trị bệnh, bác sĩ cần phải thực hiện các thủ thuật chẩn đoán. Qua đó nắm được nguyên nhân nào gây bệnh và rối loạn tiền đình thuộc ngoại biên hay trung ương.

    Vậy, phương pháp chẩn đoán hội chứng tiền đình như thế nào?

    8.1. Khám lâm sàng

    Dựa vào bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ có thể khai thác các thông tin liên quan tới triệu chứng, cụ thể:

    • Chóng mặt: Cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn, thường đi kèm với biểu hiện buồn nôn, sợ hãi, khó chịu…
    • Mất thăng bằng: Mức độ có thể nhẹ hoặc dữ dội, nhiều trường hợp không thể đứng được, đi lại khó khăn phải có người giúp đỡ.
    • Rung giật nhãn cầu: Là vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn.
    Thăm khám lâm sàng lad bước đầu để chẩn đoán rối loạn tiền đình

    Thăm khám lâm sàng lad bước đầu để chẩn đoán rối loạn tiền đình

    8.2. Xét nghiệm

    Bên cạnh có dấu hiệu người bệnh chia sẻ, bác sĩ còn tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác:

    • Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG): Phương pháp này là bao gồm xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt. Mục đích là đo chuyển động mắt để đánh giá dấu hiệu của rối loạn tiền đình.
    • Xét nghiệm xoay vòng: Phương pháp để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động.
    • Đo âm ốc tai (OAE): Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông chuyển động trong ốc tai làm việc như thế nào.
    • MRI: Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình cảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác có thể dẫn tới hoa mắt, chóng mặt.

    Xem thêm: Khám rối loạn tiền đình – Khám, chẩn đoán chính xác trước khi điều trị

    9. Vậy, rối loạn tiền đình có chữa được không?

    Câu trả lời là có. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, tránh tái phát, hạn chế biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực.

    Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc để uống, bởi thuốc nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm thiếu máu não. Từ đó, hỗ trợ cải thiện hội chứng tiền đình.

    10. Phương pháp điều trị

    Điều trị hội chứng tiền đình đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và kết hợp cả về thuốc lẫn sinh hoạt, ăn uống. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến:

    10.1. Sử dụng thuốc tây

    Dưới đây là các loại thuốc điều trị phổ biến nhất thường được kê cho bệnh nhân.

    • Thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt… do hội chứng tiền đình gây ra. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ.
    • Nhóm thuốc làm ức chế Calci: Loại thuốc có hiệu quả trong kiểm soát chóng mặt, đau đầu, thường được dùng để cải thiện hội chứng tiền đình. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ là buồn ngủ, nên thận trọng khi dùng.
    • Nhốm thuốc điều trị chóng mặt, buồn nôn: Nhóm thuốc hướng tâm thần khác, được sử dụng để cải thiện chóng mặt, buồn nôn.
    • Nhóm thuốc Benzodiazepines, hỗ trợ an thần: Nhóm thuốc dùng với công dụng gia tăng lưu thông và tuần hoàn máu não.
    • Nhóm thuốc tăng tuần hoàn máu não: Lorazepam và Diazepam được chỉ định hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng, xoa dịu chóng mặt do tiền đình.

    Lưu ý: Bất kể dùng thuốc chữa bệnh nào đi nữa, khi sử dụng, điều quan trọng nhất là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

    10.2. Phương pháp ấn huyệt và xoa bóp cải thiện rối loạn tiền đình

    Mẹo dân gian chữa hội chứng tiền đình bằng cách ấn huyệt và xoa bóp giúp cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

    Cách bấm huyệt như sau:

    • Dùng tay ấn vào huyệt giữa hai lông mày, sau đó vuốt lên phía trên đầu và sang hai bên thái dương.
    • Nghiêng đầu người bệnh qua 1 bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang 1 phần thái dương. Sau đó, đưa ngón tay lên vòng qua vành tai xuống cổ.
    • Đổi bên và thực hiện động tác cho phần thái dương còn lại của người bệnh.

    Cách xoa bóp bấm huyệt vùng đầu:

    • Dùng 5 ngón tay giống như chiếc lượt, chải đầu theo chiều dọc và ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ tóc.
    • Dùng 5 ngón tay gõ quanh vùng trấn, vùng đầu người bệnh.
    • Đan xen hai bàn tay lại và thực hiện động tác vỗ quanh vùng trán, sau đó xuống thái dương và xung quanh đầu.

    10.3. Điều chỉnh thói quen sống khoa học

    Các thói quen sinh hoạt khoa học sau đây cần thiết và tốt giúp hỗ trợ điều trị hội chứng tiền đình:

    • Tập luyện thể dục mỗi ngày: Bạn nên tập động tác nhẹ nhàng, bao gồm đi bộ, đi xe đạp, tập yoga.
    • Bài tập chữa rối loạn tiền đình: Áp dụng bài tập dành riêng cho mắt, đầu, toàn thân để cải thiện hoa mắt, chóng mặt.
    • Để gối cao vừa phải khi đi ngủ: Hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu hụt oxy khiến bạn khó thở, xây xẩm mặt mày.
    • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức.
    • Tránh ngồi lâu: Cứ khoảng 1 – 2 tiếng bạn nên đứng lên, đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn tránh gây căng thẳng thần kinh.

    Nếu thấy chóng mặt, mất thăng bằng hoặc không đứng vững, nên dừng các hoạt động lại, nằm hoặc ngồi nghỉ tại chỗ 15 – 20 phút.

    10.4. Chế độ ăn uống – Hỗ trợ cải thiện hội chứng tiền đình

    Theo các nhà khoa học, người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin thiết yếu hàng ngày cho cơ thể. Cụ thể:

    • Thực phẩm giàu chất xơ: Gồm rau xanh đậm, hoa quả tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Các thực phẩm giàu chất xơ như cải bó xôi, súp lơ, cà chua, bí ngô, cam, chanh, bưởi…
    • Axit folic (vitamin B3): Góp phần tăng cường sức khỏe hệ thống tiền đình. Có thể kể đến như rau chân vịt, nước cam, bánh mỳ, đậu trắng…
    • Vitamin B6: Hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm bớt triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Các thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt gà bỏ da, cá, táo, chuối, đu đủ, quả óc chó…
    • Vitamin D: Có nhiều trong thịt, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, các loại hạt đậu… rất tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình.
    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 cho những người bị rối loạn tiền đình

    Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 cho những người bị rối loạn tiền đình

    Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý tránh các thực phẩm chứa chất kích thích sau:

    • Caffeine: Làm tăng chứng ù tai ở người bệnh.
    • Rượu bia: Tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu.
    • Nicotine trong thuốc lá: Hỗ trợ giảm lượng máu cung cấp đến tai.
    • Chất béo: Bánh kem, sữa dừa, kem bơ, mỡ động vật… dễ làm cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

    11. Những câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền đình?

    Hội chứng tiền đình là bệnh lý phổ biến hiện nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa và không ngừng gia tăng. Khi mắc hội chứng này ngoài thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, người bệnh còn có nhiều băn khoăn, thắc mắc. Cụ thể như sau:

    11.1. Bị rối loạn tiền đình khám ở khoa nào?

    Có thể nhiều người bệnh chưa biết, tiền đình là hội chứng liên quan đến bệnh thần kinh. Vì thế, sau khi phát hiện bệnh, bệnh nhân nên thăm khám và khoa Nội thần kinh. Nên lựa chọn cơ sở, bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

    11.2. Người bị rối loạn tiền đình nằm gối cao được không?

    Câu trả lời là không. Đây là thói quen không tốt cho người bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh nên nằm gối cao vừa phải giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Từ đó, hạn chế được các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

    11.3. Chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng được không?

    Phương pháp chữa hội chứng tiền đình bằng củ gừng là mẹo dân gian truyền miệng. Tuy nhiên, chúng cũng có căn cứ khoa học rõ ràng.

    Theo Y học, gừng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng làm thư giãn mạch máu. Đông y cho biết, gừng có tính nóng, ấm, vị cay nhẹ, có khả năng bồi bổ khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não. Từ đó, hỗ trợ cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, bạn có thể sử dụng gừng để cải thiện chứng tiền đình.

    Tuy nhiên, đây chỉ là hỗ trợ, còn phương pháp chính vẫn là thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

    11.4. Rối loạn tiền đình có khỏi dứt điểm được không hay dễ tái phát?

    Thật khó để có câu trả lời chính xác. Bởi, việc khỏi dứt điểm hay tái phát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bệnh, mức độ bệnh, thời gian phát hiện, phương pháp điều trị…

    Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, không tái phát nếu người bệnh điều trị sớm, điều trị đúng và đủ liệu trình.

    Tóm lại, rối loạn tiền đình là bệnh lý không nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần và thể chất của người bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị tích cực khi xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mất thăng bằng…

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cách dễ ngủ vào ban đêm – 17 bí quyết giúp bạn ngủ say đến sáng 11/05/24
      Đối với người trưởng thành, giấc ngủ ban đêm đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp…
      Bị nhức đầu thường xuyên là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 30/05/24
      Bị nhức đầu thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, công việc mà còn có thể…
      Xây xẩm mặt mày là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 04/04/24
      Gần đây chúng tôi có nhận được câu hỏi của cô Phan Thùy Trang (45 tuổi, thành phố Vũng Tàu)…
      Suy nhược thần kinh nên ăn gì? Top 12 thực phẩm chuyên gia khuyên 08/01/24
      Suy nhược thần kinh là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Để cải thiện hội chứng này,…
      Xem thêm