Chuyên gia giải đáp: Rối loạn lo âu chữa được không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Chuyên gia giải đáp: Rối loạn lo âu chữa được không?

    22/02/24

    “Vợ tôi bị hội chứng rối loạn lo âu nhiều năm nay, thường xuyên có biểu hiện hoang mang, lo lắng quá mức, ngủ không sâu giấc. Mặc dù đã áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc điều trị nhưng không khả quan. Vậy cho tôi hỏi rối loạn lo âu có chữa được không?Đây là thắc mắc của anh Nguyễn Văn Trọng (40 tuổi, TP.HCM).

    5/5 - (3 bình chọn)

    Trước hết, cảm ơn anh Nguyễn Văn Trọng đã tin tưởng, gửi thắc mắc về cho tambinh.vn. Với câu hỏi “rối loạn lo âu có chữa được không” chúng tôi xin được giải đáp trong bài viết dưới đây. Bài viết được tham vấn bởi Ths Nguyễn Minh Hoàng, mời anh Trọng và độc giả tham khảo.

    1. Tìm hiểu hội chứng rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng, bất an về một sự việc hay vấn đề nào đó trong cuộc sống. Khác với tâm lý lo lắng thông thường, rối loạn lo lâu là trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất lẫn tinh thần. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới trầm cảm.

    Theo các chuyên gia tâm thần, nguyên nhân gây ra hội chứng lo âu là do sự thiếu hụt quá mức các chất dẫn truyền thần kinh như: Norepinephrine, Serotonin và GABA dẫn đến nguy cơ về tâm lý. Ngoài ra, yếu tố về xã hội, môi trường, di truyền… cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng lo âu.

    rối loạn lo âu chữa được không

    Khi bị mắc hội chứng rối loạn lo âu, người bệnh thường gặp phải triệu chứng:

    • Luôn có cảm giác bồn chồn, đau đớn hoặc căng thẳng.
    • Mất tập trung, khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn, quyết định chính xác.
    • Trí nhớ suy giảm.
    • Thường trực cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức nhưng không thể xác định được lý do.
    • Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, thường xuyên mất ngủ, khó ngủ.
    • Dễ kích động, cáu gắt, mất kiểm soát.

    Các triệu chứng rối loạn lo âu gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Vì vậy, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng.

    2. Rối loạn lo âu chữa được không?

    “Rối loạn lo âu có chữa được không” luôn là câu hỏi được người bệnh quan tâm.

    Theo chuyên gia tâm thần, hội chứng này sẽ không thể tự khỏi nếu không được can thiệp bằng các phương pháp điều trị từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý.

    Trên lâm sàng, bác sĩ có thể chữa dứt điểm rối loạn lo âu nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Và điều quan trọng, bệnh sẽ khỏi nếu như người bệnh kiên trì, cố gắng. Đồng thời, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ, động viên.

    Với giải đáp này chắc hẳn anh Nguyễn Văn Trọng và độc giả đã có thể nắm được câu trả lời “rối loạn lo âu có chữa khỏi không”.

    Tìm hiểu thêm:

    Rối loạn lo âu có nên tập gym không? Bài tập nào phù hợp?

    Gợi ý 15 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc HIỆU QUẢ!

    3. Vậy, đâu là cách điều trị rối loạn lo âu?

    Để điều trị rối loạn lo âu, người bệnh có thể tham khảo 2 cách chính sau:

    3.1. Liệu pháp tâm lý

    Trong điều trị rối loạn lo âu không thể không nhắc tới phương pháp trị liệu tâm lý. Theo các chuyên gia, liệu pháp tâm lý là hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ, cảm xúc tác động như thế nào lên hành vi của bản thân.

    Rối loạn lo âu chữa được không

    Mục tiêu của liệu pháp này là giúp người bệnh kiểm soát căng thẳng, kiểm soát cơn lo âu, stress. Cụ thể:

    • Quản lý căng thẳng: Học được cách quản lý căng thẳng từ chuyên gia tâm lý giúp người bệnh hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn, dễ vượt qua chứng rối loạn lo âu hơn.
    • Hoạt động thư giãn: Chuyên gia sẽ kết hợp các hoạt động nhằm giúp tinh thần người bệnh được thư giãn, giảm lo âu cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể kể đến bài tập thở sâu, sử dụng bồn tắm dài…
    • Học cách thay thế suy nghĩ tiêu cực thành tích cực: Chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn lập danh sách những suy nghĩ tiêu cực, và tích cực. Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tìm cách thay thế chúng lẫn nhau.

    3.2. Điều trị bằng thuốc tây

    Đối với bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu nặng, kèm triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc điều trị. Thuốc Tây y điều trị rối loạn lo âu sẽ có tác dụng duy trì nồng độ serotonin trong não ổn định, giảm triệu chứng rối loạn lo âu.

    Thông thường, bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc tây kết hợp với liệu pháp tâm lý. Một số loại thuốc thường được kê đơn như sau:

    3.2.1. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc

    Đây là thuốc chống trầm cảm được sử dụng khá phổ biến để điều trị chứng lo lắng. Thuốc hoạt động bằng cách tăng serotonin trong não, giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và năng lượng cơ thể.

    Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin được chỉ định như: Escitalopram, Sertraline, Fluoxetine… Thời gian sử dụng có thể mất từ 4 – 6 tuần để đạt hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cũng lưu ý, sử dụng thuốc có thể gặp phải tác dụng phụ như: Buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn cương dương, chóng mặt…

    3.2.2. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

    Thuốc chống trầm cảm ba vòng thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định trong điều trị rối loạn lo âu. Cũng như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc trầm cảm ba vòng thường có tác dụng chậm, trung bình sẽ mất 4 – 12 tuần để có hiệu lực.

    Trong quá trình người bệnh sử dụng có thể phải đối diện với một số tác dụng phụ như: Chóng mặt, khô miệng, táo bón, mất ngủ…

    3.2.3. Thuốc chẹn Beta

    Thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao hay các triệu chứng thể chất của lo âu cấp tính như nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở.

    3.2.4. Thuốc Benzodiazepine

    Benzodiazepine là nhóm thuốc thường được kê đơn với tác dụng chống lo âu và an thần. Thuốc hoạt động theo cơ chế giúp trạng thái thư giãn bằng cách tác động tới thụ thể GABA của não. Từ đó giúp hệ thống thần kinh hoạt động chậm lại, giảm lo âu, căng thẳng, stress.

    Ngoài dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu, thuốc được kê đơn cải thiện mất ngủ, co thắt cơ cũng như các cơn hoảng sợ và lo lắng.

    3.2.5. Chất ức chế Monoamine oxidase

    Giống như hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm, Monoamine oxidase hoạt động bằng cách cân bằng chất dẫn truyền thần kinh não để cải thiện mức độ tâm trạng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này người bệnh lưu ý vì có thể gây huyết áp cao.

    Tất cả các loại thuốc kể trên đều mang đến hiệu quả nhất định trong điều trị rối loạn lo âu. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý sử dụng, tăng/ giảm liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    4. Rối loạn lo âu chữa được không? Áp dụng 7 cách tự nhiên này

    Để cải thiện hội chứng rối loạn lo âu, bên cạnh liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo 7 cách cải thiện sau:

    4.1. Tập thể dục

    Tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cải thiện cảm xúc, tinh thần. Khi tập thể dục cơ thể sẽ sản sinh ra endorphin – hormone hạnh phúc giúp bạn vui vẻ, có nhiều năng lượng tích cực. Từ đó, những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực được đẩy lùi.

    4.2. Không uống bia rượu

    Nhiều người cho rằng, rượu là liều thuốc an thần. Uống một ly rượu khi căng thẳng có thể làm chúng ta bình tĩnh. Tuy nhiên, sau đó lo lắng có thể quay trở lại. Nếu lạm dụng rượu bạn còn có thể bị nghiện.

    Theo các chuyên gia, rượu là loại nước tác động tâm thần mạnh. Do đó, sử dụng bia rượu có thể khiến tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng có xu hướng mạnh. Người nghiện rượu cũng dễ bị kích động, thần trí không ổn định.

    4.3. Hạn chế cafein

    Nếu bạn có chứng lo âu kinh niên thì hãy loại bỏ những thực phẩm, đồ uống có thành phần caffeine. Bởi, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra caffeine có thể gây hoặc làm trầm trọng triệu chứng rối loạn lo âu, căng thẳng. Nó còn có thể gây ra hoảng loạn ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ.

    4.4. Ngủ đủ giấc

    Mất ngủ cũng là triệu chứng phổ biến của hội chứng lo âu. Vì vậy, hãy ưu tiên cho giấc ngủ của bạn bằng cách:

    • Không sử dụng điện thoại, máy tính bảng quá khuya.
    • Giữ cho căn phòng luôn thoáng mát, gọn gàng, nhiệt độ thích hợp.
    • Duy trì thời gian và thói quen đi ngủ sớm.
    • Hạn chế ăn quá no vào buổi tối.
    • Đọc sách và uống sữa vào buổi tối giúp bạn ngủ ngon hơn.

    4.5. Thiền

    Mục tiêu chính của thiền là loại bỏ những suy nghĩ hỗn loạn khỏi tâm trí và thay thế bằng cảm giác bình tĩnh và chánh niệm ở hiện tại. Vì vậy, thiền có tác dụng giúp giảm căng thẳng, lo lắng.

    Nghiên cứu của John Hopkins cho thấy, nếu thực hiện 30p ngồi thiền hàng ngày  như liều thuốc chống trầm cảm giúp bạn giảm bớt lo âu.

    Thiền là phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả

    4.6. Tập thở sâu

    Khi chúng ta lo lắng tim sẽ đập nhanh hơn. Đó là cách cơ thể đáp ứng tự nhiên với căng thẳng.  Vì vậy, theo các chuyên gia, bài tập thở sâu có thể giúp người bệnh lấy lại hơi thở bình thường, giảm lo lắng.

    Cách thực hiện: Hít vào 4 lần, thở ra 4 lần trong vòng 5 phút. Vào buổi tối, bạn có thể thở chậm lại, nhịp tim sẽ giúp bạn bình tĩnh. Kỹ thuật thở 4 – 7 – 8 cũng được biết đến với tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng.

    4.7. Uống trà hoa cúc

    Một tách trà hoa cúc cũng là biện pháp giúp bạn làm dịu dây thần kinh, giúp bạn thư giãn, dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn.

    Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, hoa cúc có thể là đồng minh mạnh mẽ giúp bạn chống lại chứng rối loạn lo âu tổng quát.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra những người dùng viên nang hoa cúc Đức (220 miligam khoảng 5 lần/ ngày) đã giảm triệu chứng lo âu so với những người dùng giả dược.

    Bài viết đã giải đáp thắc mắc “rối loạn lo âu chữa được không” và những phương pháp điều trị bệnh. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích cho bạn và người thân. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh lý, liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ, giải đáp.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Người già mất ngủ uống gì? 13+ loại nước giúp an thần, ngủ sâu 21/05/24
      “Mẹ tôi 70 tuổi, thường xuyên bị mất ngủ, ban ngày thì ngủ gà ngủ gật được 15 – 20…
      Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân và cách điều trị sao cho hiệu quả? 15/02/24
      Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh tâm lý phổ biến hiện nay. Theo thống kê có tới 3%…
      Thực hư uống thuốc trị HP bị mất ngủ – Có nên tiếp tục sử dụng? 17/01/24
      "Tôi bị HP dạ dày, uống thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ hơn 2 tháng nay. Dạo gần…
      Mất ngủ thiếu vitamin gì? Top 8 vitamin và khoáng chất giúp ngủ ngon 15/10/24
      Thiếu hụt vitamin là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Thế nhưng, phần…
      Xem thêm