Rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì? 7 gợi ý để chọn thực phẩm
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì? 7 gợi ý để chọn thực phẩm

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    30/06/23

    Ngoài việc chú trọng vào các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu, người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì cũng là vấn đề cần được chú trọng. Một số thông tin dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp người bệnh có thêm hiểu biết để đưa ra lựa chọn ăn uống khoa học cho mình.

    4.8/5 - (13 bình chọn)

    1. Vì sao mắc rối loạn lipid máu cần quan tâm chế độ ăn uống?

    Rối loạn lipid máu hay rối loạn mỡ máu dẫn đến các chỉ số mỡ xấu tăng cao, trong khi mỡ tốt giảm đi. Theo thời gian, tăng mỡ máu không được kiểm soát tốt có thể gây ra các vấn đề tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

    rối loạn lipid máu nên ăn gì kiêng gì

    Các nguyên nhân làm tăng lipid máu có thể kể đến như tuổi tác, căng thẳng, lối sống ít vận động, và đặc biệt là chế độ ăn bất hợp lý. Vì vậy, để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu bằng việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày. Một chế độ ăn khoa học không chỉ tránh được mỡ xấu tăng cao mà còn phần nào hỗ trợ người bệnh giảm mỡ máu bền vững.

    Xem thêm Rối loạn Lipid máu – Nằm lòng những kiến thức quan trọng trong điều trị bệnh

    2. Người bị rối loạn lipid máu nên ăn gì? Chọn ngay 7 thực phẩm này

    Người bị rối loạn lipid máu cần có chế độ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa tránh làm tăng các chỉ số mỡ xấu.

    2.1 Nên ăn nhiều rau quả bổ sung chất xơ

    Theo nghiên cứu, chất xơ trong rau củ quả đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, hỗ trợ loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Người bệnh nên ăn ít nhất 400g rau quả mỗi ngày để tăng cường chất xơ.

    Thực đơn hàng ngày nên lựa chọn các loại trái cây tươi nhiều màu sắc, rau xanh lá, các loại nấm…

    2.2 Tăng cường ngũ cốc chế biến thô

    Các loại ngũ cốc chế biến thô như bánh mì đen, gạo thô… cũng thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, các thực phẩm nhóm này sẽ giúp người bệnh no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó hỗ trợ tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ cơ thể.

    rối loạn lipid máu nên ăn gì

    2.3 Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3, Omega-6

    Thực phẩm giàu Omega 3 và Omega 6 không chỉ có tác dụng làm giảm lipid máu mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Vì vậy, người bệnh rối loạn lipid máu nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

    Omega 3 và omega 6 thường có nhiều trong các loại cá béo như: cá trích, cá mòi, cá hồi… hoặc trong các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu. Mỗi tuần nên ăn cá khoảng 2-3 lần, thay thế dầu thực vật cho mỡ động vật.

    2.4 Lựa chọn các loại sữa tách béo

    Khi bị rối loạn lipid máu, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa tách béo để tăng cường sức khỏe, cũng như cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần của các loại sữa này thường rất giàu vitamin nhóm B, A, C, E, Magie, Kẽm… mà lại chứa ít cholesterol nên rất tốt cho cơ thể.

    2.5 Ăn các loại thịt gia cầm tốt cho người tăng lipid máu

    Các loại thịt gia cầm nạc hoặc không có da chứa hàm lượng lipid/cholesterol thấp. Do đó, người bệnh có thể ăn những loại thịt như: gà, ngan, vịt… thay cho các loại thịt đỏ giàu cholesterol.

    Nên bổ sung đa dạng loại thịt trắng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, cũng như tránh sự nhàm chán trong các bữa ăn.

    2.6 Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn tỏi

    Theo nghiên cứu tỏi có tác dụng làm tăng HDL cholesterol, giảm LDL cholesterol và triglyceride, dự phòng các biến chứng do rối loạn lipid máu như: xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

    Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng tỏi trong chế độ ăn uống. Bởi ăn nhiều tỏi có thể dẫn đến viêm mí mắt hoặc viêm kết mạc, hoặc gây ảnh hưởng cho dạ dày.

    2.7 Thực đơn ưu tiên các món hấp luộc

    Chế biến các món hấp, luộc giúp hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể so với các món chiên, xào, rán… Từ đó khiến thực đơn cho người bị rối loạn lipid máu lành mạnh hơn. Ngoài ra cách chế biến này cũng giúp lưu giữ được dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong thực phẩm một cách tốt hơn.

    Mỡ máu Tâm Bình – Hỗ trợ giảm mỡ máu, hạ mỡ gan – Thành phần thiên nhiên

    TOP 1 HÀNG VIỆT NAM ĐƯỢC NGƯỜI TIÊU DÙNG YÊU THÍCH

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    3. Mắc rối loạn lipid máu nên kiêng gì? Nhóm thực phẩm cần hạn chế

    Một số thực phẩm nên kiêng khi bị rối loạn lipid máu, người bệnh cần đặc biệt chú ý là:

    3.1 Giảm lượng tinh bột trong chế độ ăn

    Ăn quá nhiều tinh bột khiến cơ thể dư thừa năng lượng sẽ chuyển hóa thành Triglyceride, làm tăng mỡ máu. Những loại thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như cơm trắng, khoai mì, khoai tây…

    Để giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể, người bệnh có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, ăn các loại bún, miến, bánh phở…

    Ở người lao động chân tay nhiều có thể ăn tới 0,5 kg gạo lứt mỗi ngày. Tuy nhiên, người làm công việc hành chính văn phòng chỉ nên ăn khoảng 0,3 kg/ngày

    3.2 Kiêng các món ăn nhiều mỡ

    Người rối loạn lipid máu cần kiêng ăn mỡ vì mỡ có thể làm tăng nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, gây hại cho tim mạch. Mỡ động vật, nội tạng động vật… là những thực phẩm chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòah. Người bệnh nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này và thay thế bằng các chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cá…

    rối loạn lipid máu nên kiêng gì

    Các thực phẩm nhiều mỡ cần được hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày của người mỡ máu cao

    3.3 Hạn chế ăn các loại thịt đỏ

    Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng Cholesterol cao, là nguyên nhân làm tăng lipid máu. Vì vậy, ở người có lipid máu cao cần kiêng hoặc hạn chế những loại thịt đỏ như: bò, dê, chó… thay vào đó là ăn các loại thịt trắng tốt cho sức khỏe.

    Bên cạnh đó, người bị tăng lipid máu cũng nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da, nội tạng động vật…

    3.4 Giảm muối trong các món ăn cho người bệnh tăng lipid máu

    Ăn nhiều muối không chỉ khiến rối loạn lipid máu trở nên trầm trọng hơn mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch, bệnh thận… Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh sử dụng muối bột, thay thế bởi gia vị thảo mộc, lựa chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

    3.5 Bị rối loạn lipid máu nên ăn ít đường

    Người bệnh tăng lipid máu không nên ăn nhiều đường vì đường không chỉ làm tăng nồng độ triglyceride trong máu, mà còn có thể làm tăng cân và gây bệnh tiểu đường, hai yếu tố tăng nguy cơ biến chứng cho rối loạn lipid máu.

    3.6 Kiêng uống rượu bia

    Rượu bia không chỉ gây hại cho gan, làm tăng men gan, gan nhiễm mỡ mà còn là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao. Uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng lượng triglyceride trong máu, khiến chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa Cholesterol. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người mắc rối loạn lipid máu cần đặc biệt kiêng uống rượu bia.

    Ngoài quan tâm rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cần kết hợp tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, nên lựa chọn các bài tập, môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đánh cầu lông, khiêu vũ…

    4. Kết luận chung

    Nắm rõ rối loạn lipid máu nên ăn gì, kiêng gì là chìa khóa sức khỏe cho bạn. Một chế độ ăn uống khoa học và cân đối chính là giải pháp quan trọng để kiểm soát rối loạn lipid máu. Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

    • Ăn đủ ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày.
    • Ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
    • Chia thành các bữa nhỏ để ăn và không ăn quá no trong cùng một bữa.
    • Ăn chậm và nhai kỹ để giúp tiêu hóa tốt hơn.
    • Uống nhiều nước và tránh uống rượu bia.

    Giải pháp song hành cùng thực đơn ăn uống hỗ trợ giảm Lipid máu

    Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện là cần thiết để ổn định lipid máu. Tuy nhiên người mắc rối loạn lipid nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm Cholesterol và Triglyceride để đưa các chỉ số mỡ máu về mức bình thường. Trong đó, nên ưu tiên các sản phẩm thảo dược lành tính, thân thiện với sức khỏe.

    Mỡ máu Tâm Bình là sản phẩm được tin dùng trong hỗ trợ giảm mỡ máu, đạt Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

    Mỡ máu Tâm Bình có thành phần: Lá sen, Giảo cổ lam, Trạch tả, Nần vàng, Actiso, Sơn tra, Ngưu tất, Nanocurcumin và Cam Bergamot.

    giảm mỡ gan bằng mỡ máu tâm bình

    Sự kết hợp hài hòa giữa các dược liệu cổ truyền và tinh chất hiện đại đã giúp cho Mỡ máu Tâm Bình có công dụng hỗ trợ hạ mỡ máu, giảm Cholesterol và Triglyceride; hỗ trợ giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Đồng thời, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não, xuất huyết mạch máu; thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan.

    Đối tượng phù hợp

    Mỡ máu Tâm Bình có thể dùng được cho các đối tượng:

    • Người mắc mỡ máu cao
    • Người bị gan nhiễm mỡ
    • Người muốn dự phòng nguy cơ xơ vữa mạch máu
    • Người có huyết áp cao do xơ vữa động mạch
    • Người muốn bảo vệ, giải độc gan

    Phân tích, kiểm nghiệm

    Mỡ máu Tâm Bình là sản phẩm của công ty Dược Phẩm Tâm Bình – Top 10 thương hiệu mạnh Quốc gia. Sản phẩm sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm đã được Trung tâm kiểm nghiệm xác nhận không pha trộn thuốc Tây, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

    • Giấy xác nhận công bố: 2213/2021/ĐKSP
    • Giấy xác nhận NDQC: 1541/2022/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp ngày 21/9/2022.

    giấy đăng ký mỡ máu tâm bình

    Mỡ máu Tâm Bình đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2021”. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0343.44.66.99.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, điều trị và biến chứng nguy hiểm 06/04/21
      Rối loạn lipid máu ( mỡ máu cao) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng…
      [SOS] Chỉ số triglyceride cao: Biến chứng nguy hiểm và các khắc phục 13/04/21
      Chỉ số triglyceride cao có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về huyết áp, tim mạch, để lại…
      Bệnh tim mạch ở người già: 9 bệnh lý thường gặp và lưu ý điều trị 23/06/22
      Dân số thế giới già đi sẽ kéo theo số lượng bệnh nhân cao tuổi ngày càng gia tăng, trong…
      [Top 15] loại hoa quả giảm mỡ máu không thể bỏ qua 03/06/21
      Người bệnh mỡ máu cao luôn tìm kiếm những giải pháp giúp hạ chỉ số cholesterol máu một cách an…
      Xem thêm