Phụ nữ trung niên: 5 chỉ số sức khỏe nhất định phải kiểm tra định kỳ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Phụ nữ trung niên: 5 chỉ số sức khỏe nhất định phải kiểm tra định kỳ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    15/12/21

    Theo dõi 5 chỉ số sức khỏe như: huyết áp, cân nặng, đường huyết và mỡ máu… giúp phụ nữ trung niên phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để rõ hơn về vấn đề này.

    5/5 - (33 bình chọn)

    1. Vì sao phụ nữ trung niên cần kiểm tra sức khỏe định kỳ?

    Dù ở độ tuổi nào, phụ nữ cũng phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do lối sống hiện đại, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động… Tuy nhiên, phụ nữ độ tuổi trung niên cần được quan tâm đặc biệt hơn. Bởi, sau tuổi 40, nội tiết tố Estrogen ở nữ bắt đầu suy giảm, trung bình mỗi năm giảm 1 – 1,5%, sự giảm sút này trở nên nghiêm trọng và đột ngột hơn sau tuổi 50. Từ đó, gây ra nhiều bệnh lý như:

    • Béo phì
    • Huyết áp cao
    • Tiểu đường
    • Rối loạn lipid máu

    Vì vậy, để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, theo dõi 5 chỉ số sức khỏe dưới đây để có phương pháp điều trị kịp thời và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

    5 chỉ số sức khỏe cần theo dõi ở phụ nữ trung niên

    5 chỉ số sức khỏe cần theo dõi ở phụ nữ trung niên

    2. 5 chỉ số sức khỏe phụ nữ trung niên cần theo dõi định kỳ

    Phụ nữ nên xây dựng thói quen sống lành mạnh, ăn uống khoa học và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

    2.1. Kiểm soát cân nặng

    Theo các chuyên gia sức khỏe, hầu hết phụ nữ U40, U50 có xu hướng béo lên. Thậm chí, với những người mảnh mai hay có cân nặng ổn định suốt 30 năm trước.

    Nguyên nhân chính là do sự suy giảm hormone Estrogen khiến cho chị em có xu hướng tích tụ chất béo dẫn đến tình trạng tăng cân, tăng mỡ nội tạng đặc biệt ở vùng bụng.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sau tuổi 35, mỗi năm cơ thể phụ nữ sẽ tích lũy khoảng 700g chất béo, trong khi giảm 200g khối cơ.

    Ngoài sự thay đổi nội tiết tố thì ít vận động, ăn uống không khoa học, rối loạn giấc ngủ, tác dụng phụ của thuốc… cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ trung niên dễ tăng cân.

    Theo Jillian Kubala, MS, RD, để kiểm soát cân nặng, chị em nên theo dõi chỉ số BMI (chỉ số khối cân nặng của cơ thể). Chỉ số BMI được tính theo công thức: cân nặng chia cho 2 lần chiều cao (met). BMI dưới 18,5 thì được gọi là nhẹ cân, từ 18,5 – 24,9 là bình thường, tiền béo phì rơi vào khoảng từ 25 – 29,9 và trên 30 trở lên là béo phì.

    Chỉ số khối cơ thể

    Chỉ số khối cơ thể

    2.2. Vòng bụng – chỉ số quan trọng cần theo dõi

    Bên cạnh vấn đề tăng cân, suy giảm nội tiết tố Estrogen còn khiến cho nhiều phụ nữ ở độ tuổi trung niên rơi vào tình trạng vòng eo to, phì nhiêu.

    Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học VU ở Amsterdam cho thấy, mỡ bụng có liên quan mật thiết đến quá trình kháng insulin và cản trở sự chuyển hóa Cholesterol. Vì vậy, những phụ nữ sở hữu vòng eo to thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và mỡ máu cao hơn người bình thường.

    Để hạn chế nguy cơ mắc hai bên trên, phụ nữ ở độ tuổi trung niên nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, giảm cân an toàn để kiểm soát vòng eo của mình, chỉ số tốt nhất nên duy trì là dưới 80cm.

    2.3. Kiểm tra huyết áp thường xuyên

    Nhiều người có quan niệm, đàn ông thường bị cao huyết áp hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này gấp mấy lần đàn ông. Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, có đến 75% phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh này.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp ở phụ nữ trung niên là do nội tiết tố Estrogen suy giảm. Điều này gây ra tình trạng rối loạn trao đổi chất, gia tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch.

    Ngoài ra, huyết áp cao còn là do mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm, yếu tố tâm lý, stress hoặc các bệnh lý khác gây ra…

    Theo các chuyên gia y tế, huyết áp lý tưởng ở phụ nữ trung niên là 120/80mmHg, vượt quá ngưỡng 140/90mmHg được chẩn đoán là huyết áp cao, dưới 90/60mmHg là huyết áp thấp.

    Bảng phân loại huyết áp

    Bảng phân loại huyết áp

    >> Đừng bỏ lỡ: Huyết áp cao ăn gì, kiêng gì? Top 18 thực phẩm giúp hạ huyết áp tốt nhất

    2.4. Lượng đường trong máu – chỉ số sức khỏe phụ nữ trung niên nên kiểm tra định kỳ

    Một chỉ số nữa mà phụ nữ trung niên cần theo dõi là lượng đường trong máu (đường huyết).

    Tiểu đường là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong đứng sau ung thư và bệnh tim. Theo thống kê của WHO, trên thế giới có tới 70% dân số mắc bệnh tiểu đường, điều đáng nói là phụ nữ trong độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới 2-3 lần.  Vì vậy, việc theo dõi lượng đường trong máu ở phụ nữ trung niên đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

    Theo chuyên gia y tế, với người khỏe mạnh, chỉ số glucose sẽ dao động trong khoảng từ 3,9 – 6,4 mmol/L. Vượt quá ngưỡng này thì được gọi là bệnh tiểu đường. Ngược lại, nếu lượng đường trong máu quá thấp thì được chẩn đoán là hạ đường huyết.

    2.5. Chỉ số mỡ máu – 1 trong 5 chỉ số sức khỏe quan trọng cần kiểm soát

    Mỡ máu cao là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trung niên, theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta, hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 50 – 69 mắc bệnh này.

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu cao ở phụ nữ trung niên là do nội tiết tố Estrogen bị suy giảm đột ngột. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid khiến cho Cholesterol và Triglyceride tăng cao.

    5 chỉ số sức khỏe cần theo dõi định kỳ

    Chỉ số xét nghiệm mỡ máu

    Hiện nay, thuốc tây, đặc biệt là Statin được sử dụng phổ biến trong điều trị mỡ máu cao. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh Cholesterol trong máu, tuy nhiên hiệu quả không bền vững. Bởi, nếu ngưng uống, chỉ số Cholesterol có khả năng tăng lại, chưa kể việc lạm dụng thuốc còn khiến cho người bệnh gặp phải các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, teo cơ, yếu cơ… Vì vậy, nhiều người có nhu cầu tìm đến các sản phẩm thảo dược để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả lâu dài.

    Click xem thêmRối loạn lipid máu – Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị từ chuyên gia

    3. Lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phụ nữ trung niên

    Phụ nữ tuổi trung niên được xem là cột mốc của sự chuyển giao sức khỏe. Để kiểm soát những bệnh lý nguy hiểm về tiểu đường, mỡ máu, huyết áp… mỗi người hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp, cụ thể.

    3.1. Dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ trung niên

    Phụ nữ sau tuổi 50 nên thực hiện chế độ ăn uống sau:

    • Ăn vừa đủ tinh bột. Chất bột đường trong cơm, hủ tiếu, bánh phở… chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng năng lượng, tương đương 1 bát cơm mỗi bữa. Ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng, dễ bị thừa cân béo phì.
    • Ăn đủ và đúng protein. Mỗi bữa ăn nên bổ sung thịt nạc, cá giàu axit omega-3 (cá hồi, cá ngừ…), đạm thực vật (sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đậu…).
    • Bổ sung 20 – 30% chất béo mỗi ngày, tương đương 4 – 5 muỗng cà phê dầu ăn. Nên chọn chất béo tốt từ dầu thực vật và cá.
    • Tăng cường ăn rau xanh, ngũ cốc, trái cây… Mỗi ngày, chị em phụ nữ nên bổ sung 300 – 400gr rau xanh, 300g trái cây.
    • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nước ép trái cây giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho sức khỏe.
    • Hạn chế thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ…
    • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, nước ngọt có ga, thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe.

    3.2. Chế độ sinh hoạt khoa học

    • Tích cực hoạt động thể chất và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, duy trì 30 phút/ ngày. Có thể tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, cầu lông, chạy bộ, đi bộ…
    • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi đêm, nên ngủ đủ 8 tiếng để duy trì sức khỏe.
    • Suy nghĩ tích cực, vui vẻ, tránh tâm trạng căng thẳng, stress.
    • Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số sức khỏe trên để kiểm soát các bệnh lý nguy hiểm.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn chị em phụ nữ đã có thêm những kiến thức bổ ích chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình. Đừng vì cuộc sống bộn bề mà bỏ qua bản thân, hãy theo dõi 5 chỉ số sức khỏe ngay hôm nay để kiểm soát các bệnh lý nguy hiểm. Liên hệ hotline 0343 44 66 99 để có thêm thông tin bổ ích chăm sóc sức khỏe.

    >>>Xem thêm: Mỡ máu cao – Mối nguy rập rình tuổi trung niên

    Gợi ý TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan

    Kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền kết hợp tinh chất hiện đại, Dược phẩm Tâm Bình – Top 5 Công ty Đông dược uy tín Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sản phẩm Mỡ máu Tâm Bình.

    Mỡ máu Tâm Bình được bào chế từ các thảo dược như: Lá sen, Giảo cổ lam, Sơn tra, Ngưu tất, Nần vàng, Actiso và 2 tinh chất tự nhiên là NanocurcuminCam Bergamot.

    TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình - Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan

    TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan

    Sản phẩm có công dụng hỗ trợ:

    • Giảm mỡ máu, giảm Cholesterol và Triglyceride.
    • Giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ
    • Giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não…
    • Thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan.

    Mỡ máu Tâm Bình được bình chọn là Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”. Sản phẩm được phân phối rộng khắp 63 tỉnh, thành phố, người dùng có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

    Mỡ máu Tâm Bình - Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

    Mỡ máu Tâm Bình – Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu uống sữa gì tốt? “Bật mí” 16 loại sữa nên dùng 24/05/21
      Mỡ máu uống sữa gì tốt là câu hỏi của chị Lê Hoài Anh (Trần Nhân Tông - Hai Bà…
      90% chúng ta không biết vai trò và cấu tạo mạch máu như thế nào? 04/08/21
      Máu là thành phần quan trọng cho sự sống của cơ thể. Khi chúng ta thiếu máu hoặc quá trình…
      Hafenthyl là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý 19/05/22
      Nhắc tới thuốc Hafenthyl là đề cập tới loại thuốc được chỉ định cho người mỡ máu cao. Đây là…
      Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 20/04/21
      Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng…
      Xem thêm