Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    30/10/23

    Được kết luận mắc phong tê thấp nhưng nhiều người lại không rõ phong tê thấp là bệnh gì, do nguyên nhân nào gây ra và đâu là những biểu hiện của bệnh? Câu trả lời đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (1833 bình chọn)

    1. Phong tê thấp là bệnh gì?

    Khái niệm phong tê thấp với người Việt Nam, đặc biệt là người lớn tuổi đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, phong tê thấp (phong thấp) chỉ là tên gọi Đông y, còn Tây y thì chỉ có khái niệm về bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa khớp…

    Phong tê thấp hay gặp phải ở người lớn tuổi hay đối tượng thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Bệnh không chỉ gây ra đau nhức mà còn tổn thương đến hệ xương khớp, hệ thần kinh, tim mạch… ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hằng ngày. Nếu được điều trị sớm, phong tê thấp có thể được xử lý nhanh chóng. Ngược lại, càng để lâu thì việc điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

    Phong tê thấp

    Phong tê thấp

    2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh phong tê thấp

    Theo các chuyên gia xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh phong tê thấp, cụ thể:

    2.1. Tuổi cao

    Tuổi tác tăng cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, sụn khớp dễ bị bào mòn dẫn đến tổn thương hệ xương khớp gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu.

    2.2. Suy giảm hormone giới tính

    Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, sau thời kỳ mãn kinh, nữ giới có tỷ lệ mắc phong tê thấp cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do sự suy giảm hormone estrogen khiến sức khỏe suy yếu nhanh chóng. Ngoài ra, phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai, sinh nở, sức khỏe giảm sút ảnh hưởng không nhỏ tới xương khớp.

    2.3. Chế độ ăn uống

    Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng phong tê thấp. Theo đó, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng chất béo lớn, lượng đường cao nhưng lại thiếu vitamin, chất xơ, protein, khoáng chất khiến xương khớp bị suy yếu. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

    nguyên nhân gây phong tê thấp

    Ăn nhiều chất béo dễ gây tăng cân béo phì dẫn đến bệnh lý xương khớp

    2.4. Di truyền

    Theo nghiên cứu, phong tê thấp là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng các con, cháu của gia đình đó sẽ bị bệnh này rất cao.

    2.5. Thay đổi thời tiết

    Thời tiết chuyển lạnh sẽ làm cho dịch khớp lưu thông khó khăn, hai đầu xương va chạm, cọ xát với nhau nhiều hơn làm gia tăng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, khi trời lạnh thì việc lưu thông máu đến các khớp bị giảm khiến khớp xương vận động không trơn tru như bình thường.

    Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, cải thiện khả năng vận động

    Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình

    Tìm hiểu thêmMua ngay

     

    2.6. Đặc thù nghề nghiệp

    Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, tiếp xúc trực tiếp với nước như: công nhân, người làm trong ngành công nghệ chế biến thủy sản, dệt may… sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh phong tê thấp cao hơn những người làm việc ở môi trường thông thoáng.

    Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh phong tê thấp cũng có thể xuất hiện khi cơ thể mắc các virus, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm như: Parvovirus B19, Epstein- Barr, virus cúm…

    2.7. Do virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm

    Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh phong tê thấp cũng có thể xuất hiện khi cơ thể mắc các virus, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm như: Epstein- Barr, virus cúm…

    Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra, sự xuất hiện của những loại vi khuẩn kể trên có khả năng xâm nhập vào tổ chức mô trơn các khớp dẫn đến hiện tượng viêm xương khớp.

    Bên cạnh đó, bệnh phong tê thấp gia tăng có thể là do kích thích tinh thần, hút thuốc lá, mắc các bệnh xương khớp…

    3. Triệu chứng nhận biết bệnh phong tê thấp

    Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ phát bệnh là 0,3 – 0,5%, tức là cứ 1000 thì có 3 – 5 người phát bệnh. Tuy nhiên, một khi các triệu chứng phong tê thấp xuất hiện thì có 1/10 người phải gánh chịu biến chứng tật nguyền, mặc dù được điều trị tích cực. Bởi vậy, người bệnh cần nắm rõ biểu hiện để có biện pháp cải thiện kịp thời.

    Biển hiện TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ
    ✅ Đau nhức ⭐ Đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo theo cảm giác tê bì.

    ⭐ Triệu chứng đau xảy ra ở vùng khớp bàn chân, bàn tay, xương đầu gối, cột sống…

    ✅ Khớp sưng tấy Khớp bị sưng, tấy đỏ, khi ấn vào sẽ có cảm giác hơi nóng.
    ✅ Vận động khó khăn Cứng khớp, khó cử động chân tay, các cơ bị yếu dần.
    ✅ Xuất hiện âm thanh trong khớp Có tiếng kêu lục cục, răng rắc khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế.
    ✅ Hạt dưới da Có tới 15 – 25% người bệnh phong tê thấp sờ thấy hạt dưới da, có kích thước từ 0,2 – 3cm. Các hạt tập trung ở khớp khuỷu tay, gót chân, đầu
    Triệu chứng của phong tê thấp

    Triệu chứng của phong tê thấp

    4. Đối tượng có nguy cơ bị phong tê thấp là ai?

    Theo các chuyên gia phân tích, những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị phong tê thấp cao hơn người bình thường:

    Giới tính: Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.

    Tuổi tác: Phong tê thấp có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, thế nhưng phổ biến ở người trung niên và cao tuổi.

    Thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ cao hơn người bình thường.

    Người thường xuyên hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm tăng khả năng phát triển bệnh.

    Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị phong tê thấp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của những thành viên còn lại.

    Mắc bệnh xương khớp: Những người mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp…

    5. Phong tê thấp có lây không?

    Như đã chia sẻ ở trên, phong tê thấp do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do tuổi tác, đặc thù công việc, ăn uống… Chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm.

    Tuy nhiên, bệnh có yếu tố di truyền. Tức là trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì nguy cơ di truyền bệnh cho thế hệ con là rất cao. Vì vậy, bạn cần có kiến thức phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

    6. Phong tê thấp có nguy hiểm không?

    Nhiều người có tư tưởng chủ quan với bệnh nhưng không biết rằng bệnh có thể gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể kể đến như sau:

    6.1. Mất khả năng vận động

    Đây là biến chứng dễ nhận ra nhất ở bệnh phong tê thấp. Nguyên nhận dẫn đến hiện tượng này là do các khớp xương giãn nở hoặc chèn ép lên nhau khiến phần xương, sụn khớp bị mài mòn, tổn thương theo thời gian.

    Bên cạnh đó, hệ thống dây thần kinh và gân cơ xung quanh khớp cũng bị ảnh hưởng gây đau nhức. Vì vậy, nhiều người viện vào lý do này lười vận động. Về lâu dài, các khớp và hệ thống gân cơ teo lại, kết dính với nhau gây biến dạng cấu trúc xương khớp. Theo thống kê, sau khi bệnh khởi phát 10 năm, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế.

    Bệnh có thể hạn chế khả năng vận động

    Bệnh có thể hạn chế khả năng vận động

    6.2. Viêm mạch máu

    Tình trạng này sẽ làm giảm oxy, chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các khớp xương, dây thần kinh, dẫn tới hoại tử và khiến cho các khớp xương ngày càng đau nhức dữ dội.

    6.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh con ở nữ giới

    Theo các chuyên gia về xương khớp, tỷ lệ mắc bệnh phong tê thấp ở nữ giới cao hơn nam giới. Vì vậy, biến chứng của bệnh cũng cần được quan tâm đến nữ giới.

    – Bệnh có thể tác động đến khả năng làm mẹ do tỷ lệ thụ thai thành công ở phụ nữ bị phong tê thấp kém hơn.

    – Bệnh có thể tác động tới thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh non và phụ nữ đang mang thai.

    Ngoài ra, bệnh phong tê thấp còn để lại biến chứng về nhiễm trùng da hoặc một số vấn đề về da. Vì vậy, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh nên tiến hành điều trị dứt điểm bệnh càng sớm càng tốt.

    7. Phương pháp chẩn đoán bệnh như thế nào?

    Chẩn đoán bệnh phong tê thấp mất rất nhiều thời gian. Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh cần phải tiến hành thăm khám lâm sàng kết hợp với xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp chẩn đoán được tiến hành cụ thể như sau:

    7.1. Thăm khám lâm sàng

    Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết hợp với thăm hỏi về tiền sử dụng. Cụ thể:

    – Bác sĩ kiểm tra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau, khó vận động ở người bệnh.

    – Kiểm tra sức mạnh và phản xạ gân xương.

    – Kiểm tra độ ấm và sự đàn hồi của khớp.

    – Hỏi về tình trạng cứng khớp buổi sáng, thời gian cứng khớp là bao lâu.

    7.2.  Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

    Khi chẩn đoán phong tê thấp, bác sĩ có thể chỉ định một vài xét nghiệm dưới đây:

    Kiểm tra máu: Tìm kháng thể hoặc mức độ của các chất phản ứng trong giai đoạn cấp tính ở điều kiện viêm. Đây có thể là dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

    Xét nghiệm tìm yếu tố thấp khớp (RF): RF tăng cao có liên quan tới bệnh tự miễn, đặc biệt là phong tê thấp.

    Tốc độ lắng hồng cầu: Xét nghiệm giúp xác định mức độ viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này không tìm ra nguyên nhân gây viêm do đâu.

    Xét nghiệm protein phản ứng C: Nhiễm trùng nặng hoặc viêm bất kỳ ở đâu trong cơ thể có thể kích hoạt gan tạo ra protein phản ứng C. Mức độ cao cho thấy có dấu hiệu viêm liên quan tới phong thấp.

    Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

    Xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

    7.3. Chẩn đoán hình ảnh

    Bên cạnh xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán như: Chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI, siêu âm khớp… Kết quả hình ảnh có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị đúng, phù hợp với người bệnh.

    8. Bệnh phong tê thấp có chữa được không?

    Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ liệu pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Hầu hết những phương pháp điều trị chỉ nhằm mục đích giảm đau, kiểm soát triệu chứng bệnh. Đồng thời, giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Mặc dù không điều trị dứt điểm nhưng có tới 5 – 10% có dấu hiệu thuyên giảm mà không cần điều trị. Trường hợp khác đều đáp ứng tốt các phương pháp điều trị hiện nay nếu được phát hiện sớm và tích cực chữa trị.

    Vì vậy, người bệnh hãy vui vẻ, lạc quan và tích cực điều trị bệnh. Đồng thời, thực hiện các chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đẩy lùi bệnh đi xa, không tái lại.

    9. Các phương pháp điều trị phong tê thấp mới nhất

    Khi có những biểu hiện kể trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị phong tê thấp hiện nay gồm có:

    9.1. Điều trị bằng Tây y

    Người bệnh sẽ được các bác sĩ kê cho một số loại thuốc trị phong thấp thông thường như:

    Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Có tác dụng bảo vệ mô sụn khớp, tăng khả năng phục hồi và làm chậm tiến trình phong tê thấp.

    Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Được sử dụng với mục đích giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhóm thuốc này thường được dùng trong thời gian đầu điều trị để chờ DMARDs phát huy hiệu lực.

    Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định nhằm mục đích ức chế hệ miễn dịch, đồng thời kiểm soát sự rối loạn.

    Hormon: Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến với mục đích chữa phong tê thấp, giảm đau nhức cấp tính.

    */Lưu ý: Điều trị phong tê thấp bằng Tây y có ưu điểm hiệu quả nhanh nhưng mặt trái của nó là gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa, gan, thận, dạ dày… Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

    Thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ

    Thuốc tây có tác dụng nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ

    Click xem thêm Thuốc đau nhức xương khớp – Tham khảo 6 loại cơ bản này

    9.2. Điều trị bằng Đông y

    Trong Đông y, bệnh phong tê thấp được chia thành 3 thể: thể hành tý, thể hàn tý và thể thấp tý và ứng với từng bài thuốc điều trị phù hợp.

    Thể hành tý:

    Nguyên liệu: Thổ phụ linh, Thương nhĩ tử, Hy thiêm (mỗi loại 16g), Phòng phong, Đương quy, Khương hoạt, Bạch thược, Uy linh tiên, Ý dĩ, Tỳ giải (mỗi loại 12gr), Tần giao, Quế chi, Bạch chỉ, Ma hoàng, Bạch Linh (mỗi loại 8gr) và Cam thảo (6gr).

    Thể thống tý (hàn tý)

    Nguyên liệu: Thương nhĩ tử, Ý dĩ (mỗi loại 12gr), Thiên niên kiện, Can khương, Thương truật, Uy linh tiên, Xuyên khung, Bạch linh, Bạch thược, Hoàng kỳ, Ngưu tất, Quế chi, Ma Hoàng (mỗi loại 8gr).

    – Thể thấp tý

    Chuẩn bị Thục địa (24g), Tỏa dương, Quy bản (mỗi loại 12g), Bạch thược, Tri mẫu (mỗi loại 8gr), Can khương (20g), Hoàng bá, Trần bì (6gr).

    Cách thực hiện của 3 bài thuốc trên như nhau:

    • Rửa sạch dược liệu, cho hết nguyên liệu vào ấm.
    • Sắc với 200ml nước cho tới khi còn 100ml thì dừng lại.
    • Uống thuốc đều đặn 1 thang cho tới khi triệu chứng được giảm bớt.

    9.3. Điều trị phong tê thấp từ bài thuốc dân gian

    Từ lâu, dân gian ta đã lưu truyền các bài thuốc chữa phong tê thấp. Điểm chung của những bài thuốc này là bắt nguồn từ các thảo dược “cây nhà lá vườn” dễ tìm kiếm và đơn giản. Dưới đây là 3 gợi ý tiêu biểu, người bệnh có thể tham khảo:

    9.3.1. Bài thuốc cây lá lốt

    Theo nghiên cứu khoa học, lá lốt và thân chứa nhiều tinh dầu, ancaloit có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt. Còn Y học cổ truyền sử dụng vị thuốc này với công dụng giảm đau nhức đối với bệnh xương khớp. Vì vậy, lá lốt được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị xương khớp như phong tê thấp.

    Cách thực hiện:

    • Dùng 15g lá lốt, 15g dây đau dương, 15g Cốt khí củ.
    • Đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml nước thì dừng lại.
    • Số nước này chia thành 2 phần, dùng hết trong ngày.
    Bài thuốc lá lốt chữa phong tê thấp

    Bài thuốc lá lốt chữa phong tê thấp

    9.3.2. Bài thuốc chữa phong tê thấp bằng cây chìa vôi 

    Cây chìa vôi có công dụng thanh nhiệt giải độc, thống kinh, tán huyết, lưu thông khí huyết. Do đó, dược liệu này được nhắc đến với công dụng chữa phong tê thấp hiệu quả.

    Cách thực hiện: Lá chìa vôi 20g, cành dâu 15g, thêm Bạch chỉ, Quế chi đem sắc nước uống.

    9.3.3. Bài thuốc cây cần tây

    Từ lâu, dân gian đã sử dụng cây cần tây như một vị thuốc có công dụng điều trị phong tê thấp. Bởi, cần tây có tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết tốt.

    Cách thực hiện: Dùng 150g cần tây cả rễ, lá sắc với 200ml nước cho tới khi còn 100ml thì dừng lại. Sử dụng bài thuốc này trong ngày. Dùng cho tới khi triệu chứng được cải thiện.

    9.4. Phẫu thuật

    Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp đã có biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp, mất khả năng vận động. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để thay khớp bằng khớp nhân tạo.

    Phương pháp can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù phương pháp này giúp người bệnh vận động bình thường nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ đối mặt với một số phẫu thuật như nhiễm trùng, cục máu đông, tổn thương dây thần kinh…

    10. Bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt hỗ trợ giảm sưng viêm, giảm đau

    Để kiểm soát bệnh phong tê thấp, hiện nay nhiều người có xu hướng tìm đến tinh chất tự nhiên hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm đã được nghiên cứu và chứng minh lâm sàng, cụ thể:

    TINH CHẤT TÁC DỤNG
    ✅ Glucosamine Chiết xuất từ vỏ động vật, đặc biệt là từ vỏ tôm, vỏ cua,…

    Tăng cường chất nhầy bôi trơn khớp, giúp khớp gối cử động linh hoạt.

    Kích thích khả năng tái tạo sụn, ngăn ngừa tổn thương sụn khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp.

    ⭐ Hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm.

    ✅ AKBAMAX Chiết xuất từ cây Nhũ hương, có hàm lượng AKBA cao.

    Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm hiệu quả hiệu quả như thuốc tây nhưng không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.

    Kích thích tái tạo sụn khớp, cải thiện khả năng vận động xương khớp.

    ✅ Kollagen II – xs Được bào chế từ sụn ức gà bằng công nghệ thủy phận tách nước.

    Chứa Collagen týp II, Chondroitin sulfate, Acid hyaluronic, Glucosamine với hàm lượng cao.

    Ngăn chặn quá trình hủy sụn, thúc đẩy tái tạo sụn khớp, bôi trơn khớp.

    Giảm tốc độ mất xương, ngăn ngừa loãng xương.

    Hiện nay, rất nhiều công ty dược khớp đã sử dụng tinh chất này vào nghiên cứu và bào chế sản phẩm. Vì vậy, người dùng có thể sử dụng sản phẩm đơn chất hoặc sản phẩm có thành phần tinh chất này để cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nên tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm cũng những thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng.

    11. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh

    Bệnh phong tê thấp nên ăn gì, kiêng gì, làm gì? Đó là thắc mắc của không ít người bệnh, bởi ai cũng có mong muốn cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu càng sớm càng tốt.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

    11.1. Phong tê thấp nên ăn gì, kiêng gì?

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh phong tê thấp cần có một chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp chống viêm, giảm các triệu chứng bệnh. Cụ thể, bệnh nhân phong tê thấp nên ưu tiên các loại thực phẩm sau:

    – Thực phẩm có chứa chất béo omega 3 như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó…

    – Thực phẩm giàu vitamin A, C, E hoặc chất chống oxy hóa cũng có khả năng chống viêm như: quả mọng, quả dâu tây, việt quất, sô cô la đen, hồ đào.

    – Thực phẩm giàu Flavonoid – chất chống viêm và nhiễm trùng như: đậu phụ, chế phẩm của đậu nành, các loại quả mọng, trà xanh, bông cải xanh, nho…

    – Uống ít nhất 2-2,5 lít nước

    phong tê thấp nên ăn gì

    Bổ sung cá hồi chứa thành phần omega3 tốt cho xương khớp

    Hạn chế các thực phẩm sau:

    – Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn…

    – Đồ ăn nhanh: xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, bánh kẹo, nước ngọt có gas…

    – Những thực phẩm chiên xào, thịt mỡ

    – Những thực phẩm từ bắp, bơ sữa, gạo nếp (bánh chưng, bánh tét…)

    11.2. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh

    – Người bị phong tê thấp nếu thừa cân nên thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh.

    – Lựa chọn môn thể thao yêu thích, phù hợp với thể trạng sức khỏe để luyện tập mỗi ngày, ít nhất 30 giờ/ngày.

    – Tránh việc lao động nặng, quá sức với cơ thể.

    – Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài.

    Kết luận

    Như vậy, bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi phong tê thấp là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, người bệnh cũng nên thăm khám sớm, tích cực điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị”

    1. Châu trần viết:

      Phong thấp, tê bì toàn bộ nửa sau cơ thể

      • Chào bạn, tình trạng của bạn bị bao lâu rồi? Bạn có tiền sử bị thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm không? Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ bạn nhé. Bạn cũng có thể để lại số điện thoại hoặc gọi vào tổng đài 0343446699 để được hỗ trợ trực tiếp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. đỗ quang huy viết:

      mình mổ day chằng chéo trước được 5 tháng rồi nhưng giờ khớp gối mình cứ duỗi thăng ra thì lục cục

      • Chào bạn, sau khi mổ dây chằng chéo trước bạn nên có cách chăm sóc phục hồi và dinh dưỡng để chóng hồi phục như thực hiện các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh giúp giảm đau và sưng; linh hoạt và mở rộng phạm vi chuyển động của khớp gối, tăng cường sức mạnh cho khu vực xung quanh đầu gối. Và bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn để vết thương nhanh lành.
        Bên cạnh đó, bạn cũng nên tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra lại tiến độ hồi phục. Nếu có dấu hiệu khác thường nên đến trực tiếp cơ sở y tế uy tín gần nhất để kiểm tra.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. tay phải của tôi khi đi xe xa thường bị tê bì k còn cảm giác.và giờ hàng ngày tay tê bì, cứng tay, mỏi tay.nhờ bác sĩ đưa ra lời khuyên

      • Chào bạn, hiện tượng tê bì, cứng tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải như bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, mỡ máu, thoát vị đĩa đệm…hay một số vấn đề khác như thiếu chất, viêm khớp, chèn ép dây thần kinh…
        Do đó, nếu gặp tình trạng này thường xuyên một thời gian rồi bạn nên đi thăm khám để chấn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, có hướng xử lý kịp thời nhé.
        Nếu bạn còn băn khoăn hoặc muốn tư vấn về vấn đề xương khớp, bệnh chuyển hóa hoặc các vấn đề khác về sức khỏe có thể liên hệ trực tiếp hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách xử lý 07/11/23
      Trẹo cổ là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi vừa ngủ dậy. Đôi khi tình trạng…
      Chữa đau đầu gối bằng diện chẩn: Phác đồ chuẩn từ chuyên gia 29/08/21
      Chữa đau đầu gối bằng diện chẩn được đánh giá là phương pháp điều trị an toàn, không xâm lấn,…
      Điều trị căng cơ bắp chân – TOP 7 phương pháp giảm đau hiệu quả 01/10/21
      Đi bộ, leo núi, đạp xe, tập gym... khiến bạn bị căng cơ bắp chân. Thay vì mặc kệ cơn…
      Đau lưng ở nữ giới: Tiềm ẩn 6 bệnh lý nguy hiểm không nên bỏ qua 04/10/23
      Đau lưng ở nữ giới là một trong những bệnh phổ biến về xương khớp hiện nay. Vậy bệnh do…
      Xem tất cả bài viết