Mỡ máu uống bia rượu có được không? Cách từ chối cực “khéo”!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu uống bia rượu có được không? Cách từ chối cực “khéo”!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    27/05/21

    Người bệnh mỡ máu có uống bia, rượu được không? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản lại là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn đang băn khoăn không biết có nên uống rượu bia khi bị mỡ máu cao thì hãy lắng nghe những chia sẻ chi tiết của bác sĩ ngay sau đây.

    5/5 - (86 bình chọn)

    1. Mỡ máu uống bia, rượu có được không?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: Nghiện rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Điển hình là rối loạn mỡ máu (mỡ máu cao). Uống quá nhiều rượu bia cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ, gây tăng huyết áp, béo phì,… Tăng tỷ lệ xuất hiện biến chứng ở người bệnh mỡ máu. Từ đó, tăng nguy cơ tử vong.

    mỡ máu uống bia rượu có được không

    Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn mỡ máu

    Tuy nhiên trong một số trường hợp, rượu bia cũng không hoàn toàn gây hại. Theo nghiên cứu, nếu người bệnh uống rượu bia vừa phải. Cụ thể là 1 ly mỗi ngày với Nữ và 2 ly/ngày với Nam có thể hỗ trợ sức khỏe, phòng chống bệnh lý liên quan đến mỡ máu như:

    • Tăng HDL (cholesterol tốt).
    • Ngăn ngừa đông máu (Phòng ngừa nhồi máu cơ tim).
    • Hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của LDL (Cholesterol xấu).

    Mặc dù vậy, rượu bia không phải là một loại đồ uống tích cực cho người bệnh nói chung cũng như người bệnh mỡ máu nói riêng. Do đó, khi đã bị mỡ máu, người bệnh nên hạn chế loại đồ uống này. Tốt nhất nên kiêng rượu bia tuyệt đối để bảo vệ sức khỏe và phòng những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đặc biệt là với phụ nữ mang thai và những người đang dùng thuốc điều trị.

    Xem thêm Rối loạn mỡ máu – Những kiến thức hàng đầu cho người bệnh mỡ máu cao

    2. Biến chứng khi mỡ máu cao mà vẫn dùng rượu bia

    Người bệnh mỡ máu nếu tiếp tục sử dụng rượu bia trong thời gian dài có thể gặp phải các biến chứng như:

    • Tăng huyết áp: Là một trong những nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Người béo phì do dùng bia rượu thường xuyên cũng dẫn đến cao huyết áp.
    • Xơ vữa động mạch: Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng LDL (cholesterol xấu). LDL cao làm tích tụ các mảng bám ở động mạch gây xơ vữa động mạch. Người bệnh dễ mắc các bệnh về tim mạch như suy cơ tim, loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột tử.
    • Tai biến mạch máu não: Thường xuyên sử dụng rượu bia khiến tình trạng mỡ máu ngày càng nghiêm trọng. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, có đến 48% người bệnh mỡ máu cao bị tai biến mạch máu não.
    tác hại bia rượu với bệnh mỡ máu

    Một số biến chứng người mỡ máu cao gặp phải khi dùng bia rượu

    Ngoài ra, những người nghiện bia rượu nặng còn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khác như: bệnh gan, ung thư, viêm loét đại tràng, dạ dày.

    3. Nghệ thuật từ chối bia rượu cho người bệnh mỡ máu

    Người bệnh mỡ máu cần kiêng rượu bia để không làm nặng thêm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc từ chối uống rượu bia trong các bữa tiệc tùng, nhậu nhẹt là rất khó. Nhất là với văn hóa ép rượu bia ở Việt Nam. Dưới đây là một số cách giúp bạn từ chối khéo, không làm mất lòng người mời:

    cách từ chối rượu bia cho người bệnh mỡ máu

    3.1 Ngồi xa những người uống được, giao tiếp nhiều

    Việc ngồi xa những người người tửu lượng tốt sẽ giúp bạn tránh được việc bị ép uống liên tục. Bên cạnh đó, những người giao tiếp nhiều cũng là đối tượng cần tránh trên bàn nhậu nếu không muốn bị mời uống quá nhiều.

    3.2 Tìm đồng minh

    Ngồi cùng những người không uống được hoặc không thể uống rượu bia sẽ giúp bạn dễ dàng từ chối hơn khi có người mời uống. Mọi người sẽ tự hiểu khu vực này toàn những người không uống được nên sẽ ít ép hơn.

    3.3 Viện lý do

    Có nhiều lý do có thể cứu bạn trong trường hợp này như:

    • Lái xe cần hạn chế nồng độ cồn.
    • Lát phải gặp đối tác, khách hàng.
    • Đang uống thuốc phải kiêng rượu bia.

    3.4 Nghiêm túc từ chối

    Bạn đang có bệnh nên hoàn toàn có thể nói thẳng với người mời về bệnh tình của mình. Nhất là với mối quan hệ không quá nặng tính xã giao. Có thể nói rằng: “Bệnh của mình bác sĩ yêu cầu phải cai rượu bia nếu không sẽ rất nguy hiểm”. Là những người bạn tốt, chắc chắn sẽ chẳng bắt bạn phải uống thêm nữa.

    3.5 Hạn chế đi nhậu

    Dù có kỹ năng từ chối khéo đến đâu thì cách tốt nhất vẫn là hạn chế tham gia những buổi tiệc tùng, nhậu nhẹt không cần thiết. Cần nghĩ cho sức khỏe bản thân cũng như gia đình trước khi quyết định đến một buổi nhậu nào đó.

    4. Kết luận chung

    Rượu bia là loại đồ uống gây hại cho sức khỏe hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy, người bệnh mỡ máu cao tốt nhất không nên uống bia rượu để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng hơn.

    Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có câu trả lời xác đáng cho việc mỡ máu uống rượu bia có được không và làm cách nào để từ chối khéo rượu bia trên bàn nhậu? Ngoài hạn chế loại đồ uống này, bạn cũng cần kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đặc biệt là duy trì tập luyện thể dục điều độ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bệnh mỡ máu cao ở người trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị 22/04/22
      Số người mắc máu nhiễm mỡ ngày càng tăng cao và trẻ hóa trong những năm gần đây. Theo thống…
      Lá dâu tằm giảm mỡ máu – 3 cách an toàn “làm tan” mỡ xấu 14/06/21
      Ngoài nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, dân gian còn dùng lá dâu tằm giảm mỡ máu thay cho việc…
      #Top 20 thực phẩm tốt cho tim mạch? Gợi ý từ chuyên gia! 25/05/22
      Thực phẩm nào tốt cho tim mạch là câu hỏi được cô Đặng Thị Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) gửi…
      Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không? Cách dùng an toàn 19/05/21
      Mỡ máu ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi của anh Trần Văn Long (Cầu Giấy - Hà…
      Xem thêm