Mỡ máu có lây không, có chữa khỏi không? Bác sĩ giải đáp rõ vấn đề!
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Mỡ máu có lây không, có chữa khỏi không? Bác sĩ giải đáp rõ vấn đề!

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    02/06/21

    Nhà tôi có ông tôi và ba tôi đều mắc mỡ máu cao và bị tiểu đường. Không biết nếu đến đời tôi tình trạng mỡ máu có lây không và có chữa khỏi không? Mong được bác sĩ giải đáp.

    4.9/5 - (49 bình chọn)

    (Hà Huy Văn, Mộ Đức, Quảng Ngãi)

    Chào anh,

    Với câu hỏi của anh, bệnh mỡ máu có lây không và có chữa khỏi không, câu trả lời là bệnh mỡ máu cao không lây lan theo đường ăn uống hay quan hệ tình dục mà bệnh có tính di truyền. Nghĩa là trong gia đình anh có người mắc mỡ máu thì tỉ lệ thế hệ sau mắc sẽ cao hơn. Ngoài ra, mỡ máu hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ kết hợp thuốc và chế độ ăn uống. Để biết cụ thể hơn, anh hãy tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Bệnh mỡ máu cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

    ảnh hưởng của mỡ máu cao đến sức khỏe

    Mỡ máu cao ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

    Mỡ máu cao là một trong những bệnh lý chuyển hóa phổ biến do các phân tử mỡ tích tụ nhiều trong máu, sau đó lắng đọng tại thành mạch, hình thành nên mảng xơ vữa. Những mảng bám này ngày càng dày nên sẽ cản trở sự lưu thông của dòng máu, hẹp động mạch, để lại vô vàn biến chứng.

    Thời gian đầu, khi các chỉ số trong máu tăng cao sẽ không có biểu hiện rõ ràng mà xuất hiện một vài triệu chứng thoáng qua như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tê buồn chân tay, người mệt mỏi… nhưng nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

    • Xơ vữa động mạch
    • Tăng huyết áp
    • Nhồi máu cơ tim
    • Nhồi máu não (đột quỵ)…

    Bệnh mỡ máu cao được phát hiện khi có sự thay đổi của một hoặc nhiều chỉ số mỡ máu:

    • Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L
    • Triglycerid > 1,8 mmol/L
    • Cholesterol tỉ trọng thấp LDL (mỡ xấu) > 2,58 mmol/L
    • Cholesterol tỉ trọng cao HDL (mỡ tốt) < 1,03 mmol/L

    Xem thêm

    Rối loạn mỡ máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2. Bệnh mỡ máu có lây không?

    mỡ máu cao có lây không

    Mỡ máu có lây không, có chữa khỏi không?

    Nhiều người thắc mắc liệu rằng bệnh mỡ máu cao có khả năng lây nhiễm hay không. Tuy nhiên, theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh), bệnh mỡ máu cao không hề lây nhiễm. Đây là bệnh lý độc lập, nguyên nhân từ chế độ ăn uống và sự rối loạn chuyển hóa do tuổi tác, không phải do lây nhiễm qua đường ăn uống hay dùng chung vật dụng…

    Mặc dù bệnh mỡ máu không lây nhiễm nhưng bệnh có tính di truyền. Nếu trong gia đình, nếu bố hoặc mẹ bị máu nhiễm mỡ, con cũng có nguy cơ mắc mỡ máu. Rối loạn này được gọi là tăng lipid máu gia đình loại II, lượng cholesterol trong máu ở mức cao mặc dù áp dụng chế độ ăn uống bình thường. Theo Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, những người có gen di truyền tăng lipid máu gia đình nguy cơ xảy ra các cơn đau tim ở tuổi 20-30 rất thường xuyên.

    3. Bệnh mỡ máu có chữa khỏi không?

    Để biết được mỡ máu cao có chữa khỏi được không cần nắm được nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu. Thông thường được chia thành 2 nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.

    Đối với các nguyên nhân thứ phát như do lối sống, chế độ ăn uống không điều độ, các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, bệnh thận mạn, suy giáp, xơ gan mật ở mức độ nhẹ (VD xơ gan cấp 1, 2…) hay như việc sử dụng thuốc gây ra máu nhiễm mỡ thì bệnh có thể chữa khỏi được.

    Đối với trường hợp nguyên phát do các yếu tố di truyền như tăng cholesterol máu có tính chất gia đình, bệnh khó có thể chữa khỏi mà chỉ điều trị duy trì nhằm hạn chế nguy cơ kết hợp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

    Để biết được bệnh mỡ máu có chữa khỏi hay không, ngoài làm chẩn đoán xét nghiệm chỉ số mỡ máu, bạn nên làm xét nghiệm di truyền để biết chắc chắn hơn.

    4. Các cách điều trị mỡ máu cao 

    Mỡ máu cao có thể chữa khỏi nếu người bệnh kết hợp được cả việc điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt. Một số phương pháp để điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ máu như:

    4.1. Điều trị theo Tây y

    Tây y thường sử dụng nhóm thuốc hạ mỡ máu statin, giúp ức chế enzyme HMG-CoA reductase, giúp làm giảm cholesterol xấu, cholesterol toàn phần và triglycerid. Thông thường liều sử dụng thường bắt đầu 20mg/ngày, uống trước khi đi ngủ để tăng tác dụng của thuốc, sau đó dùng liều duy trì từ 20-40mg/ngày.

    Tuy nhiên khi sử dụng statin chữa mỡ máu cao, chỉ nên dùng trong giai đoạn cấp theo liệu trình của bác sĩ. Nếu lạm dùng hoặc không phù hợp cơ địa có thể để lại các tác dụng phụ như:

    • Phá hủy tế bào gan
    • Tăng men gan
    • Gây viêm cơ, nhược cơ, yếu cơ…

    Bên cạnh đó còn có một số thuốc tây trị mỡ máu như:

    • Thuốc Fibrat
    • Thuốc Resin
    • Thuốc hạ mỡ máu Niacin…

    4.2. Điều trị theo Y học cổ truyền

    Trong y học cổ truyền, việc điều trị mỡ máu (đàm thấp) vừa trị gốc, vừa trị ngọn. Nghĩa là đảm bảo chức năng chuyển hóa mỡ của gan được thực hiện tốt, vừa thúc đẩy hệ tiêu hóa chuyển hóa mỡ. Một số vị thảo dược thường dùng để chữa mỡ máu cao như:

    • Lá sen
    • Nần vàng
    • Giảo cổ lam
    • Trà xanh
    • Cây xạ đen
    • Cây bụp giấm
    • Trạch tả

    Các vị thảo dược này thông thường chỉ cần sắc uống và kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Điều trị theo hướng Đông y có ưu điểm ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và có thể bổ trợ các cơ quan khác khỏe mạnh hơn.

    Song song việc điều trị thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong điều hòa mỡ máu. Bởi chúng vừa có thể kiểm soát được lượng cholesterol đầu vào cũng như bổ sung các chất giúp giảm mỡ máu. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen hàng ngày để đảm bảo các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.

    5. Phòng ngừa rối loạn mỡ máu (mỡ máu cao)

    Tăng cholesterol máu gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ, cứ 300 người mới có một người mắc, số người bị mỡ máu cao thông thường đến từ chế độ ăn uống, lối sống. Vì vậy, để phòng ngừa mỡ máu cao cần giải quyết từ nguyên nhân:

    • Nếu đang mang thai, nên ăn đủ chất, không nên ăn theo số lượng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn vô tình hình thành thói quen cho trẻ sơ sinh thích điều đó.
    • Giữ cân nặng ở mức bình thường (BMI từ 18,5 – 22,9)
    • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
    • Ăn uống lành mạnh: tránh mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, tăng cường chất xơ từ rau xanh, vitamin từ hoa quả màu sắc rực rỡ và chất béo tốt như omega-3,…
    • Thường xuyên tập thể dục thể thao để đốt cháy mỡ thừa, duy trì cân nặng, tăng cường thúc đẩy lưu thông máu
    • Liệt kê các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ
    • Sử dụng thuốc theo chỉ định
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi mỡ máu có lây không, chữa khỏi không. Mỡ máu hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu như bạn kiên trì áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    28 bình luận cho “Mỡ máu có lây không, có chữa khỏi không? Bác sĩ giải đáp rõ vấn đề!”

    1. Ngô Thị Hạnh viết:

      Tôi bị mỡ gan cao nhưng mỡ máu lại bình thường, Có uống thuốc của bệnh viện thường xuyên nhưng sau 3 tháng đi kiểm tra sức khỏe thì thấy không có thuyên giảm. Tôi ăn uống rất kiêng khem, chỉ ăn rau luộc và cá, ăn rất ít thịt. Vậy tôi muốn uống Mỡ máu tâm bình thì làm như thế nào bây giờ? Và chồng tôi 62 tuổi cũng bị mỡ máu, có tiểu đường tub 2, huyết áp cao vậy có phải do lây bệnh từ tôi không ?

      • Chào bạn, mỡ máu là bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa các thành phần mỡ máu của cơ thể. Nhiều người quan niệm bệnh mỡ máu là do ăn uống nhiều đồ dầu mỡ… Tuy nhiên thực tế 80% Cholesterol máu (thành phần mỡ máu chính) được tổng hợp tại gan, chỉ có 20% Cholesterol từ thức ăn bạn ăn vào. Ngoài ra bệnh mỡ máu có thể do rất nhiều nguyên nhân như: Do bẩm sinh bị rối loạn, do di truyền, do tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng của một số bệnh lý khác. Bệnh mỡ máu không lây từ vợ sang chồng. Tuy nhiên do 2 người cùng sống trong một môi trường, chế độ ăn uống, sinh hoạt rất có thể có phần tương đồng nhau nên có thể cùng bị mỡ máu. Ngoài ra ở độ tuổi của bạn và chồng lượng hormon sinh lý suy giảm cũng là nguyên nhân gây rối loạn lipid máu.
        Bạn đang quan tâm đến TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể uống ngày 2 lần mỗi lần 3 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ nếu có bệnh lý dạ dày. Mỡ máu Tâm Bình giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan và giúp hỗ trợ thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Nguyễn Thị Duyên viết:

      Tôi 65 tuổi rồi, thấy tê bì tay chân nên đi khám thì có mãu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ độ I. XIn hỏi bệnh mỡ máu có di truyền không? con trai tôi thể trạng béo, thích ăn đồ ngọt, chiên rán có khi nào cũng bị mỡ máu không?

      • Chào cô, bản chất bệnh mỡ máu không di truyền nhưng có tính chất gia đình, có nghĩa nếu cha mẹ bị bệnh mỡ máu thì con cái cũng có thể có nguy cơ. Điều này có thể do 1 gia đình sẽ có lối sống và cách ăn uống gần tương tự nhau. Với việc anh nhà cũng có thể trạng béo, thích ăn đồ ngọt, đồ chiên rán sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
        Cô nên khuyến cáo anh nhà định kỳ thường xuyên khám sức khỏe 6 tháng – 1 năm 1 lần để có thể phát hiện sớm tình trạng rối loạn lipid máu (bệnh mỡ máu) từ đó có thể điều trị sớm ngay từ khi bệnh mới khởi phát.
        Chúc cô và gia đình luôn mạnh khỏe

    3. Nguyễn Hùng viết:

      Tôi mới phát hiện ra mỡ máu cách đây 1 tháng, kết quả xét nghiệm mỡ máu của tôi bác sĩ nói cao, tuy nhiên khi tôi uống thuốc tây mỡ máu giảm thì men gan lại tăng cao nên bác sĩ đang cho dừng thuốc và hướng dẫn ăn kiêng, tập luyện. Tôi nghe nhiều người trong hội cựu chiến binh có uống thêm Mỡ máu Tâm Bình hỗ trọ nên tôi có gọi lên tổng đài đặt mua, bên tổng đài có hẹn nhận được sẽ hướng dẫn tôi lưu ý trong ăn uống, tập luyện và cách sử dụng, vậy xin nhờ nhà thuốc tư vấn giúp tôi, tôi rất cảm ơn nhà thuốc.

    4. Trần Thị Bé viết:

      Tôi bị mỡ máu nhiều năm không khỏi liệu cháu tôi có có bị lây ko? Và có cách nào trị khỏi bệnh của tôi không vậy bác sĩ. Tôi cảm ơn.

      • Chào bạn, về bản chất bệnh mỡ máu không lây truyền từ người bệnh sang người bình thường, tuy nhiên bệnh có ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình, có nghĩa nếu người thân trong gia đình bị rối loạn lipid máu thì cháu bạn cũng có nguy cơ bị cao hơn người bình thường. Có thể do những người sống trong 1 gia đình có chế độ ăn uống, sinh hoạt gần tương tự nhau; cũng có thể do gen. Tuy nhiên cần phân biệt rõ đó là bệnh có tính chất di truyền chứ không phải là bệnh lây nhiễm.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Trịnh Diệp Hoa viết:

      Con tôi hiện nay 20 tuổi, cháu đang bị thừa cân so với các bạn đông trang lứa. Khi vận động chạy nhảy thì cháu rất dễ chóng mặt và thở gấp. Bác sĩ cho tôi hỏi là cháu ở tuổi này đã dùng được sản phẩm mỡ máu Tâm Bình chưa ạ?

      • Chào bạn, triệu chứng của cháu có thể liên quan đến rối loạn mỡ máu, nhất là khi cháu bị thừa cân. Tuy nhiên các triệu chứng trên không điển hình và có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhau. Để chắc chắn hơn bạn vẫn nên đưa cháu đến khám cơ sở y tế để xét nghiệm các chỉ số mỡ máu. Từ đó bác sĩ điều trị sẽ kê đơn cho tình trạng của cháu nhé.
        Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    6. Lưu Mạnh Tài viết:

      Vợ chồng tôi đều bị mỡ máu từ nhiều năm nay, con tôi cũng có thể trạng khá mập và thích những thức ăn dầu mỡ. Tôi muốn biết liệu có phải do di truyền từ chúng tôi hay không?

      • Chào bạn, bệnh mỡ máu về bản chất không lây nhiễm, tuy nhiên có yếu tố di truyền, tức nếu vợ chồng bạn bị mỡ máu thì con bạn cũng có nguy cơ bị mỡ máu nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra do những người sống trong 1 gia đình có thể có lối sống, sinh hoạt gần giống nhau. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân lý giải vì sao trong gia đình có người bị mỡ máu thì những người còn lại cũng có nguy cơ. Bạn nên cho cháu hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh và tích cực tập luyện để tiêu hao năng lượng dư thừa.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. Phạm Minh Anh viết:

      Chồng tôi mới phát hiện mỡ máu cao, chúng tôi đang có kế hoạch sinh em bé không biết rằng có di truyền cho con không?

      • Chào bạn, bệnh rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) không lây tuy nhiên có tính chất di truyền. Có nghĩa nếu chồng bạn bị mỡ máu cao thì con sinh ra cũng có khả năng bị mỡ máu cao lớn hơn so với người khác. Tuy nhiên đây chỉ là nguy cơ chứ không phải chắc chắn con bạn sinh ra sẽ bị mỡ máu cao. Vì vậy bạn có thể tham khảo rèn luyện cho cháu chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động khoa học từ khi còn nhỏ để dự phòng bệnh tốt nhất.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Lê Hữu Hưng viết:

      Tôi được các ông bà trong tổ dân phố giới thiệu về sản phẩm mỡ máu Tâm Bình nên tôi cũng muốn nhờ các chuyên gia tư vấn vì không biết tôi đã 63 tuổi thì nên sử dụng như nào và trong bao lâu?

      • Chào chú, chú có bị bệnh lý nền nào không (tiêu hóa, gan, thận) hoặc chú có đang sử dụng sản phẩm gì không để Tâm Bình tư vấn giúp chú liều lượng cũng như thời điểm, thời gian sử dụng sớm nhất nhé. Còn liều ở người bình thường là ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống từ 3-4 tháng hoặc lâu hơn. Chú có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình liên hệ hỗ trợ trực tiếp giúp chú nhé.
        Chúc chú sức khỏe!

    9. Lê Thế Cậy viết:

      Tôi năm nay 76 tuổi hiện đang bị mỡ máu cao, siêu âm có mỡ gan, tôi đang dùng các thuốc như Sillymarin, Exinvastin thì tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình được không? Tư vấn giúp tôi cách dùng

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm mỡ máu, mỡ gan, sản phẩm gồm nhiều thảo dược nên khá an toàn và hiện chưa ghi nhận tương tác. Tuy nhiên bạn có thể uống cách các sản phẩm đang uống tầm 1h để khả năng hấp thu được tốt nhất và không bị ảnh hưởng.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Nguyễn Văn Ngọc viết:

      Tôi đã dùng Đại Tràng Tâm Bình, hiện tôi thấy sản phẩm Mỡ Máu Tâm Bình quảng cáo trên ti vi, tôi có bị mỡ máu cao? Tư vấn cho tôi cách sử dụng? Giá thành sản phẩm

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm mỡ gan, thanh nhiệt giải độc bảo vệ gan. Liều dùng thông thường: Ngày 2 lần mỗi lần 3 viên. Sản phẩm có giá 208.000 VNĐ/hộp 60 viên, dùng trong 10 ngày.
        Bạn cần cung cấp thêm thông tin nào khác hoặc muốn hỗ trợ đặt hàng có thể để lại thông tin hoặc để lại số điện thoại để Tâm Bình liên lạc trực tiếp hỗ trợ giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Trần Hùng Dũng viết:

      Tôi năm nay 40 tuổi tôi có biểu hiện tê bì, chân tay khoảng 3 tháng nay. Gia đình tôi có bố, mẹ đều bị mỡ máu liệu tôi có bị mỡ máu không vậy?

      • Chào bạn tê bì chân tay cũng có thể là 1 trong những biểu hiện của mỡ máu cao. Việc gia đình bạn có bố mẹ đều bị mỡ máu cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh mỡ máu của bạn. Tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng bạn nên đi khám và làm xét nghiệm các chỉ số mỡ máu nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Nguyễn Linh Anh viết:

      Cháu 27 tuổi, bố cháu tiền sử đái tháo đường và mỡ máu đã nhiều năm, mẹ cháu cũng mới phát hiện mỡ máu, liệu cháu có khả năng bị mỡ máu không ạ?

      • Chào bạn, Rối loạn mỡ máu chủ yếu do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, thiếu khoa học gây ra. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tim mạch và mỡ máu cao thường không có tính di truyền nhưng lại mang yếu tố gia đình. Có nghĩa là những người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh rối loạn lipid máu sớm sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với những người không có ai trong nhà mắc căn bệnh này. Theo nghiên cứu thì trong 500 người thì có 1 người sẽ mang đột biến gen đặc biệt, gây ra tình trạng lắng đọng cholesterol trong máu. Đặc biệt, các gen này có tính di truyền. Điều này cũng đã lý giải cho việc, vì sao có rất nhiều người thực hiện chế sinh hoạt và ăn uống khoa học, những người trẻ tuổi nhưng vẫn mắc căn bệnh rối loạn mỡ máu này.
        Vậy bạn có khả năng bị bệnh mỡ máu cao hơn người bình thường (do bố và mẹ có tiền sử mỡ máu) nhưng không phải chắc chắn bạn sẽ bị mỡ máu. Vì vậy bạn có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt ngay từ sớm để dự phòng bệnh mỡ máu nhé.
        Bạn có thể tham khảo thêm chế độ ăn uống, tập luyện ở đây:
        https://tambinh.vn/bai-tap-the-duc-giam-cholesterol/
        https://tambinh.vn/mo-mau-nen-an-gi-kieng-gi/
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Trần Diệu Linh viết:

      Mỡ máu có khỏi được không Bác sĩ? Mẹ em bị mỡ máu đã lâu mặc dù ăn uống rât kiêng khem nhưng chỉ số cholesterol luôn ở mức 6, bác sĩ cũng không kê thuốc Tây? để lâu có làm sao không bác sĩ?

    14. Mẹ con đag bị máu nhiễm mỡ cao và hình như từng bị đột quỵ nhẹ cách đây 5 ngày . Hiện đag kết hợp ăn uống ít thịt nhiều rau xanh cho con hỏi là trg hợp của mẹ con có trị khỏi đc không ạ.

      • Chào bạn!
        Để biết được mỡ máu cao có chữa khỏi được không cần nắm được nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu. Nếu do lối sống, chế độ ăn uống thì có thể khỏi được bạn nhé.
        Tuy nhiên, việc ăn ít thịt nhiều rau xanh không phải là chế độ ăn đúng cho người bị mỡ máu cao. Và mẹ bạn từng đột quỵ nên nguy cơ bị lại là có thể nên bạn cũng nên thận trọng.
        Bạn có thể liên hệ số hotline 0343.446.699 để được dược sĩ tư vấn cụ thể hơn tình trạng của mẹ bạn nhé.
        Chúc bạn và mẹ bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu Tâm Bình có tốt không? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu? 23/04/21
      Hỏi: Tôi mắc bệnh mỡ máu cao hơn 2 năm nay. Dù đã uống đủ loại thuốc tây bác sĩ…
      Máu nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì? 10 thực phẩm càng ăn càng giảm mỡ 10/09/24
      Tôi mới bị mỡ máu trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Thời gian này không có những dấu hiệu…
      Xơ vữa động mạch nên ăn gì kiêng gì? [Chuyên gia giải đáp] 09/06/21
      Tôi nghe nói tuổi 65 của tôi thường gặp rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt xơ vữa động…
      Mách bạn [Top 20] thực phẩm làm sạch mạch máu tự nhiên cực hữu ích 09/06/21
      Thực phẩm làm sạch mạch máu tự nhiên vừa giúp cơ thể đào thải được mỡ dư thừa, vừa ngăn…
      Xem thêm