#13 loại lá tắm chữa mẩn ngứa hiệu quả từ lần đầu sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    #13 loại lá tắm chữa mẩn ngứa hiệu quả từ lần đầu sử dụng

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    11/03/22

    Trong dân gian để chữa mẩn ngứa, người ta thường dùng các loại lá để nấu nước tắm. Cách làm này không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn giảm các triệu chứng sưng, ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những loại lá tắm chữa mẩn ngứa phù hợp, lành tính với làn da. Vậy cụ thể nên tắm bằng loại nước lá nào?

    5/5 - (1122 bình chọn)

    Tại sao nên nấu nước lá tắm để trị mẩn ngứa?

    Sử dụng nước lá để tắm hay xông trị bệnh ngoài da là cách thực hiện phổ biến hiện nay. Phương pháp này được xem là lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh, kể cả những người có làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai, cho con bú hay trẻ em cũng đều có thể thực hiện được.

    Như vậy, khi bị mẩn ngứa, bạn có thể nấu nước lá cây để tắm bởi:

    • An toàn cho làn da và sức khỏe.
    • Tiết kiệm chi phí so với việc phải mua thuốc điều trị.
    • Nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản.
    • Sử dụng thường xuyên có thể giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm… nâng cao hệ miễn dịch cho làn da.

    Tuy vậy, không phải loại lá nào cũng có thể dùng để tắm. Nếu cơ thể bạn thường xuyên xuất hiện mẩn ngứa trên da có thể tham khảo những loại lá được sử dụng nhiều trong dân gian dưới đây!

    Top 13 loại lá tắm chữa mẩn ngứa được dân gian tin dùng

    Khi xuất hiện mẩn ngứa, bạn có thể hái lá sài đất, kinh giới, kim ngân, bồ công anh… nấu nước tắm.

    lá tắm trị mẩn ngứa

    1. Nổi mẩn ngứa tắm cây sài đất

    Sài đất là thảo dược phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Thành phần cây chứa chất kháng khuẩn, hiệu quả trong chữa chốc lở, mụn nhọt, rôm sảy… Nếu chưa biết mẩn ngứa tắm lá gì? Người bệnh có thể lựa chọn nước tắm từ loại cây này.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch một nắm sài đất tươi hoặc 50g sài đất khô.
    • Cho sài đất vào nồi đun với 2-3 lít nước.
    • Đun sôi tầm 15 phút thì tắt bếp.
    • Đợi nước nguội bớt rồi tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.
    • Thực hiện liên tục mỗi ngày hoặc 4-5 lần mỗi tuần đến khi mẩn ngứa thuyên giảm.

    2. Tắm nước cây chút chít

    Chút chít còn có tên khác là cây lưỡi bò, có nhiều công dụng như sát trùng, thanh nhiệt, tán hàn, thông đại tiện. Đặc biệt loại cây này đem nấu nước tắm cũng vô cùng tốt với những người bị mẩn ngứa, viêm da.

    lá tắm từ cây chút chít

    Cách thực hiện:

    • Lấy một nắm cây chút chít đem rửa sạch.
    • Bẻ nhỏ cả cành lá cho vào nồi.
    • Cho thêm 3 lít nước vào để đun.
    • Nước sôi để nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
    • Đổ nước ra thau đợi nguội bớt thì tắm rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.

    3. Giảm mẩn ngứa bằng tắm nước cây bồ công anh

    Để giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, trong dân gian người ta dùng cây bồ công anh nam (Bồ công anh có 2 loại là bồ công anh bắc và bồ công anh nam) nấu thành nước tắm. Loại cây này có vị đắng, tính hàn, hiệu quả trong việc giải độc, chữa mụn nhọt ngoài da.

    Cách thực hiện:

    • Hái 1 nắm lá bồ công anh tươi đem rửa sạch đun cùng 2 lít nước.
    • Đợi nước sôi vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
    • Chờ nước nguội bớt rồi tắm, ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

    4. Nước tắm từ lá kim ngân

    Cây kim ngân có vị ngọt, tình hàn (lạnh). Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng chữa sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy… Với các trường hợp bị mẩn ngứa hoàn toàn có thể nấu nước lá cây này để tắm.

    lá tắm từ cây kim ngân

    Cách thực hiện:

    • Một nắm kim ngân tươi rửa sạch, có thể thêm một ít quả ké đã sao bỏ gai.
    • Cho vào nồi cùng 3 lít nước, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
    • Gạn lấy phần nước đun ra chậu, đợi nguội bớt rồi đem tắm hoặc rửa phần bị mẩn ngứa.

    5. Tắm bằng nước lá cây cỏ sữa

    Cây cỏ sữa có tính mát, vị chua, dùng trong điều trị các bệnh lý ngoài da như: dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt, rôm sảy… Chiết xuất từ loại cây này có khả năng gây ức chế sự sản sinh và nhân lên của vi khuẩn, nấm hại, bảo vệ làn da.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch một nắm cỏ sữa, vẩy cho ráo nước.
    • Vò nát nhẹ cho vào nồi với 2-3 lít nước sôi hoặc nước lạnh đem đun sôi.
    • Đợi nước nguội bớt, hoặc pha thêm nước lạnh cho nguội bớt để tắm, rửa vùng da bị mẩn ngứa.

    6. Chữa mẩn ngứa bằng nước tắm lá ké đầu ngựa

    Trong dân gian, ké đầu ngựa còn được gọi tắt là cây ké. Theo y học cổ truyền, loại cây này này có thể trị rôm sảy, ghẻ lở, mụn nhọt… nhất là tình trạng mẩn ngứa trong thời tiết nắng nóng.

    Cách thực hiện:

    • Dùng 200 gam ké (gồm cả thân, lá, quả) đun cùng 5 lít nước.
    • Đợi nước nguội bớt thì sử dụng để tắm.
    • Có thể tắm liên tục hoặc tắm 4-5 lần mỗi tuần.

    7. Nấu nước tắm từ lá cây chè vằng

    Chè vằng là đáp án không thể thiếu trong câu hỏi bị mẩn ngứa tắm lá gì? Loại thảo dược này cực tốt trong việc chữa các chứng lở loét ngoài da, giúp giảm ngứa hiệu quả. Đông y ghi nhận, lá chè vằng có vị đắng, tính mát. Ngoài giảm mẩn ngứa, loại lá này còn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm.

    lá tắm từ cây chè vằng

    Cách thực hiện:

    • Lấy 2 nắm lá chè vằng rửa sạch.
    • Nấu cùng 2-3 lít nước để sôi chừng 10 phút rồi tắt bếp.
    • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm rửa. Lưu ý không nên tắm nước còn nóng hoặc nguội quá.

    8. Nấu nước lá tắm từ chè xanh

    Chè xanh là một trong những loại lá thuộc top đầu giúp trị mẩn ngứa, khó chịu ngoài da. Chè xanh có vị đắng chát, tính hàn, ngoài thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, đây chính là thảo dược vàng làm dịu mẩn ngứa, mề đay, viêm da…

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi.
    • Vò nhẹ cho vào nồi đun với 1,5 lít nước.
    • Đợi chè sôi tầm 15 phút thì tắt bếp.
    • Pha thêm nước lạnh để nước trà nguội bớt.
    • Tắm rửa nước chè xanh lên vùng da mẩn ngứa. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm.

    9. Trị mẩn ngứa bằng tắm lá bàng non

    Nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng lá bàng non lại là một trong nhiều lựa chọn ở danh sách các loại lá tắm hiệu quả cho người bị nổi mẩn ngứa. Theo nghiên cứu, các thành phần như phytosterol, flavonoid hay tanin trong loại lá này có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng ngoài da, nổi mẩn đỏ…

    Cách thực hiện:

    • Lựa hái 5 lá bàng non, đem rửa sạch để ráo.
    • Đun sôi 5 lá bàng cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Đun tiếp 10 phút rồi tắt bếp.
    • Đợi nước nguội bớt thì đem tắm hoặc rửa vùng da mẩn ngứa.
    • Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để trị mẩn ngứa và ngăn bệnh tái phát.

    10. Rau diếp cá – Lá tắm chữa mẩn ngứa hiệu quả

    Diếp cá là loại rau sống được ưa chuộng trong mỗi bữa ăn của gia đình. Đặc biệt loại rau này có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao nên được dùng như một vị thuốc trị các bệnh ngoài da. Với người hay bị mẩn ngứa có thể dùng diếp cá nấu nước để tắm.

    lá tắm từ cây diếp cá

    Cách thực hiện:

    • Rau diếp cá rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
    • Vớt rau ra để ráo, dùng cối giã nhuyễn.
    • Chắt lấy phần nước cốt, đem pha với nước ấm để tắm.
    • Thực hiện cách này tuần 3 lần đến khi thấy tình trạng thuyên giảm.

    11. Tắm nước lá ổi

    Nổi tiếng trong điều trị các bệnh về tiêu hóa, ít ai biết nước tắm từ lá ổi có thể điều trị các bệnh ngoài da, giúp kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của loại lá này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tổn thương da. Chính vì vậy có thể giúp loại bỏ các triệu chứng viêm da cơ địa, bảo vệ da luôn khỏe mạnh.

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch lá ổi, đun cùng 3-4 lít nước.
    • Nước sôi tầm 10-15 phút thì tắt bếp.
    • Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh, sờ tay thấy âm ấm là có thể dùng được.
    • Dùng nước này để tắm rửa và ngâm vùng da tổn thương khoảng 15 phút.
    • Có thể lấy phần bã chà xát nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả.

    Xem thêm Lá ổi – 12 công dụng bất ngờ trong điều trị bệnh

    12. Nấu nước tắm từ cây ngải dại

    Ngải dại là loại cây còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy vậy, từ xa xưa, loại cây này đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian giúp kháng khuẩn, chống viêm giảm mẩn ngứa hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Lá ngải dại đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát.
    • Đun sôi cùng 2 lít nước, cho thêm chút muối biển, đun khoảng 15 phút thì tắt bếp.
    • Đổ nước ra chậu chờ nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa, sau đó tắm lại với nước sạch.
    • Áp dụng cách này mỗi ngày sẽ thấy mẩn ngứa giảm rõ rệt.

    13. Giảm mẩn ngứa với nước lá kinh giới

    Cũng như rau diếp cá, kinh giới không chỉ được sử dụng song song làm thức ăn mà còn được dùng để nấu nước tắm giúp diệt khuẩn, nấm gây hại cho da. Vì vậy, khi bị mẩn ngứa, bạn có thể nấu nước của loại lá này để tắm giảm ngứa.

    lá tắm từ cây kinh giới

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch một nắm lá kinh giới.
    • Dùng tay vò nát lá rồi đổ nước nóng vào.
    • Đợi nước nguội bớt đem tắm rửa lên vùng da bị mẩn ngứa, mụn nhọt.

    Lưu ý khi dùng lá tắm trị mẩn ngứa

    Sử dụng các loại lá tắm trong tự nhiên tuy không gây tác dụng phụ nhưng khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Những người có cơ địa dễ dị ứng cần chọn loại lá phù hợp. Trước khi tắm cần thử qua trên một vùng da nhỏ để đánh giá tình trạng.
    • Dù là loại lá nào trước khi nấu nước tắm, bạn cũng nên ngâm lá qua nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
    • Không tắm khi nước còn quá nóng vì có thể gây bỏng da.
    • Không tắm, chà xát hay gãi mạnh lên vùng da bị trầy xước, mưng mủ… Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

    Sử dụng lá tắm chữa mẩn ngứa hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới phát. Đối với một số trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng, kéo dài, hay tái phát, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định căn nguyên gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mệt mỏi – Tình trạng chớ nên bỏ qua, nguyên nhân và cách xử lý 09/04/22
      Mệt mỏi trong người, không muốn thực hiện bất kỳ hoạt động nào có lẽ là tình trạng bạn đã…
      Top 20+ mẹo giải rượu tại nhà để nhanh tỉnh táo 23/07/22
      Sau mỗi lần quá chén việc bị đau đầu, thiếu tỉnh táo, buồn nôn… gây tổn hại tới sức khỏe…
      Bệnh nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 03/11/22
      Nang gan là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Đó là thắc mắc của nhiều…
      Mẩn ngứa nổi cục là gì? – Nguyên nhân và cách điều trị 11/03/22
      Gần đây chuyên gia của chúng tôi có nhận được câu hỏi của anh Đinh Văn Đông (Ba Đình, Hà…
      Xem tất cả bài viết