Theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 40% bệnh nhân gặp di chứng hậu Covid mất ngủ. Tình trạng mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và sức khỏe. Nếu bạn đang gặp phải hội chứng mất ngủ hậu Covid, tham khảo ngay 10 cách dưới đây để cải thiện giấc ngủ.
1. Vì sao hậu Covid gây mất ngủ?
Mất ngủ là di chứng hậu Covid mà nhiều người mắc phải, nhất là tình trạng mất ngủ thường xuyên. Trường hợp của chị Vũ Thu Thường (Long Biên – Hà Nội) là ví dụ điển hình, chị Hường chia sẻ: “Cuối năm 2021 chị mắc Covid, sau 1 tuần điều trị thuốc theo chỉ định bác sĩ thì khỏi. Tuy nhiên, kể từ khi bị Covid, chị thường xuyên có biểu hiện đánh trống ngực kèm mất ngủ. Hiện tại, dù đã 2 năm nhưng hội chứng mất ngủ vẫn diễn ra.”
Như đã chia sẻ ở trên, có tới 40% bệnh nhận gặp di chứng hậu covid theo thống kê của Bộ Y tế. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao hậu Covid gây mất ngủ?
Theo phân tích của chuyên gia, Covid gây mất ngủ có thể là do:
Thứ nhất, stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do Covid, nhất là những gia đình có người thân mất. Điều này có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ.
Thứ hai, hậu Covid có thể dẫn tới những di chứng như mệt mỏi, đau tức ngực, thở kém… khiến người bệnh stress, căng thẳng. Chính những rối loạn về tinh thần đã khiến bệnh nhân hậu Covid bị mất ngủ kéo dài.
Thứ ba, một số loại thuốc đã được sử dụng để điều trị Covid 19 cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ.
Mất ngủ kéo dài – Hàng nghìn người đang mắc phải nhưng không biết làm gì để cải thiện
2. 10 tuyệt chiêu giúp bạn “đánh bay” hội chứng mất ngủ hậu covid
Mất ngủ khiến tinh thần lẫn thể chất của bạn mệt mỏi. Đó là lý do vì sao khi mất ngủ mọi người luôn muốn tìm giải pháp cải thiện.
Để lấy lại giấc ngủ hậu Covid, bạn có thể áp dụng những cách sau:
2.1. Thiết lập thói quen ngủ đúng giờ
Nếu bạn đang mất ngủ hãy tạo cho mình thói quen ngủ hợp lý. Một số người cho rằng, ngủ muộn khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Các nhà khoa học cho biết, thời gian hợp lý cho một giấc ngủ chất lượng là 9 – 10 giờ tối. Và hãy cố gắng sắp xếp thời gian đi ngủ cố định vào mỗi đêm. Điều này sẽ giúp bạn giữ được nhịp sinh học cho cơ thể để dễ dàng đi vào giấc ngủ
2.2. Tắm để thư giãn trước khi đi ngủ
Tắm được các chuyên gia khuyến khích thực hiện để thư giãn, giải tỏa những căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
Bạn có thể pha nước tắm cùng với muối Epsom để xoa dịu hệ thần kinh, giảm đau nhức cơ bắp. Loại muối này cũng có tác dụng làm tăng năng lượng cho cơ thể, chữa chứng mất ngủ, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Ngoài muối Epsom, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa nhài, gỗ đàn hương… Hãy chọn một loại tinh dầu mà mình yêu thích nhất. Sau đó ngâm người trong bồn tắm khoảng 30 phút, cùng chút nhạc nhẹ nhàng. Đảm bảo bạn sẽ được thư thái và đi vào giấc ngủ dễ dàng.
2.3. Tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh có thể làm giảm melatonin trong cơ thể (melatonin là hormone điều hòa chu kỳ giấc ngủ).
Ngoài ra, theo nghiên cứu khoa học, ánh sáng xanh có bước sóng từ 450nm đến 495nm. Sóng ngắn này có thể gây mỏi mắt, loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Vì vậy, trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng, bạn lưu ý không nên xem điện thoại, máy tính, tivi. Đồng thời, không để điện thoại ngay cạnh giường, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn khi có thông báo tin nhắn.
2.4. Sử dụng các thực phẩm cải thiện giấc ngủ
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện giấc ngủ. Vì vậy, bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, người bị mất ngủ hậu Covid cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng.
Theo chuyên gia tambinh.vn, người bị mất ngủ nên bổ sung những thực phẩm này:
- Sen: Tất cả các bộ phận như củ, tim sen, hạt sen… đều có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Trong đó, phổ biến nhất là tim sen, phần nhân xanh bên trong hạt sen. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tim sen pha trà uống, hạt sen nấu chè cũng giúp cải thiện giấc ngủ.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Cơ thể thiếu hụt magie, khoáng chất khiến giấc ngủ bị giảm sút. Trong khi đó, ngũ cốc nguyên hạt lại bổ sung thực phẩm này. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bạn nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện giấc ngủ.
7 cách pha tim sen chữa mất ngủ – Dân gian mách nhau thực hiện và cực hiệu quả
2.5. Thử ngâm chân trước khi đi ngủ
Bàn chân là nơi không dễ nhận được oxy do nó có khoảng cách xa nhất với tim. Đặc biệt, vào thời điểm mùa đông lạnh sẽ khiến các mạch máu bị co lại, cản trở lưu thông máu.
Vì vậy, việc ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ giúp thúc đẩy lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
Bạn có thể ngâm chân với các loại thảo mộc như gừng, quế, tinh dầu… để cải thiện giấc ngủ.
2.6. Tập yoga trước khi ngủ
Theo nghiên cứu của Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, có tới 55% người tập yoga cảm thấy ngủ ngon, ngủ sâu hơn và 85% người tập cảm giác bớt căng thẳng.
Vì vậy, nếu bạn đang căng thẳng, stress, thường xuyên mất ngủ sau hậu Covid thì các bài tập yoga sẽ là giải pháp phù hợp.
Một số bài tập yoga được đánh giá hiệu quả trong cải thiện giấc ngủ như:
- Tư thế em bé
- Tư thế thiền
- Uốn gập người một nửa
- Rắn hổ mang
- Tư thế gác chân
- Đặt chân lên ghế
Hãy chọn khung giờ cố định, mỗi tối 30 phút trước khi đi ngủ bằng các bài tập yoga đơn giản tại nhà, chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả.
2.7. Chải tóc trước khi đi ngủ – Nhiều người bất ngờ về tác dụng
Đầu là nơi tập trung một số huyệt đạo quan trọng. Vì vậy, việc chải tóc không chỉ đơn giản là làm mượt tóc mà còn giúp kích thích, massage huyệt đạo này. Từ đó, giúp bạn thư giãn, thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chải tóc để thư giãn.
Hướng dẫn cách thực hiện chải tóc:
- Dùng lược chải tóc từ trên xuống dưới, bắt đầu từ đỉnh đầu. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần.
- Sau đó, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng da đầu, cổ, vai, gáy để cảm thấy dễ chịu.
- Cuối cùng tập trung để xoa đầu nhẹ nhàng, thực hiện liên tục cho tới khi thấy da đầu nóng lên. Thao tác này giúp não bộ nhận đủ oxy, bảo vệ chân tóc, cải thiện giấc ngủ.
2.8. Sắp xếp lại phòng ngủ
Phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng cũng giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Vì vậy, hãy thử sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ, sử dụng ánh đèn ngủ tối màu cùng hương thơm phòng dịu nhẹ.
Ngoài ra, bạn cũng nên dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng, tránh thức ăn, quần áo bẩn, thú cưng vào phòng. Điều này sẽ làm giảm căng thẳng, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
2.9. Thăm khám hậu Covid
Trong trường hợp mất ngủ kéo dài, dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện nhưng không thuyên giảm thì bạn nên thăm khám bác sĩ.
Việc thăm khám hậu Covid không chỉ giúp bạn có giải pháp cải thiện tình trạng mất ngủ nói riêng và những di chứng khác nói chung.
Bác sĩ có thể sẽ có lời khuyên hữu ích kèm đơn thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Vì vậy, đừng ngần ngại nên bạn đang gặp hội chứng mất ngủ sau Covid.
2.10. Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược
Sử dụng sản phẩm thảo dược cũng là một gợi ý hay cho những người mất ngủ hậu Covid.
Trong Y học cổ truyền, có rất nhiều loại thảo dược quý có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Bình vôi, Lá vông, Đinh lăng, Lạc tiên… là những thảo dược tốt cho mất ngủ. Cụ thể:
- Bình vôi: Hỗ trợ trấn kinh, an thần, cải thiện mất ngủ.
- Lá vông tươi: An thần, cải thiện nhức đầu, chóng mặt.
- Đinh lăng: Vị thuốc tăng lực, có lợi cho người suy nhược cơ thể, gầy yếu, mệt mỏi.
- Lạc tiên: Giúp an thần, cải thiện tình trạng hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ.
Người bệnh có thể tham khảo và tìm mua sản phẩm có những thành phần thảo dược này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy tìm sản phẩm của thương hiệu uy tín nhiều năm trên thị trường.
3. Lưu ý từ chuyên gia trong điều trị mất ngủ hậu Covid
Để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ hậu Covid, bên cạnh những liệu pháp kể trên, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế ngủ trưa quá lâu: Việc dành nhiều thời gian cho ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Vì vậy, bạn nên thiết lập giờ ngủ trưa cố định, mỗi trưa chỉ nên ngủ 30 – 45 phút.
- Không sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, chất kích thích… dễ gây hưng phấn trung tâm thần kinh khiến cơ thể luôn tỉnh táo. Vì vậy, hãy chọn những thức uống tốt cho sức khỏe, có thể uống 1 ly nước ấm để thư giãn dễ đi vào giấc ngủ.
- Trong trường hợp sử dụng thuốc mất ngủ cần được bác sĩ tham vấn và sử dụng theo đúng chỉ định.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress khiến mất ngủ thêm nặng.
Hi vọng những liệu pháp vừa kể trên sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình trạng mất ngủ hậu Covid. Nếu còn băn khoăn nào vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp. Chúc bạn sớm lấy lại giấc ngủ ngon và chất lượng.
Xem thêm:
- Thực hư hạt muồng chữa mất ngủ – Sự thật khiến nhiều người ngã ngửa
- Lá vông chữa mất ngủ không? – Áp dụng ngay để thấy hiệu quả từ những bài thuốc dân gian
- 6 cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ – Tưởng không hiệu quả mà hiệu quả bất ngờ
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.