Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Thầy Thuốc Ưu Tú Khánh Toàn

    06/12/23

    Hội chứng ống cổ tay dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây nhiều khó khăn trong vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hội chứng ống cổ tay là gì hay chưa? Cách điều trị như thế nào là tốt nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

    5/5 - (33 bình chọn)

    1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

    Hội chứng ống cổ tay (tên khoa học: Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng bất thường ở ống cổ tay, được phát hiện thông qua giải phẫu. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh giữa đi qua cổ tay bị chèn ép dẫn đến viêm đau, mất cảm giác… ảnh hưởng đến khả năng vận động của tay, đặc biệt là các đầu ngón tay.

    hội chứng ống cổ tay

    Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép gây tê bì, đau nhức cổ tay

    Theo Ths.Bs. Hoàng Khánh Toàn, hội chứng ống cổ tay mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng, làm giảm chất lượng cuộc sống.

    Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị tê nhẹ tay khi cầm nắm. Nhưng nếu để dây thần kinh giữa bị chèn ép quá lâu mà không được xử lý, tình trạng tê sẽ xảy ra liên tục, dù không cầm nắm hay làm gì. Thậm chí dẫn tới liệt cơ vùng mô cái.

    Khi chuyển sang giai đoạn nặng, dù có can thiệp phẫu thuật, cũng khó phục hồi được các chức năng như cũ. Chính vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần đi khám ngay để có phương án điều trị kịp thời.

    2. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

    Hiện nay, số người mắc hội chứng này ngày càng gia tăng do nhu cầu công việc sử dụng lặp đi lặp lại cổ tay. Ở Việt Nam, hiện chưa có thống kê chính thức nào về tỷ lệ mắc hội chứng này. Tuy nhiên, theo thống kê tại Mỹ, hàng năm khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý cổ tay, trong đó có hội chứng ống cổ tay. Vậy, đâu là nguyên Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần gây nên tình trạng này:

    2.1. Do di truyền

    Có nhiều người ngay từ khi sinh ra do di truyền từ bố hoặc mẹ đã có cấu trúc ống cổ tay nhỏ hơn bình thường. Điều này gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng này của họ cao hơn người bình thường.

    2.2. Chấn thương gây chèn ép thần kinh cổ tay

    Các tổn thương như gãy xương, trật khớp do té ngã, tai nạn,… có thể làm xương cổ tay bị biến dạng. Dẫn đến thay đổi cấu trúc bên trong ống cổ tay, tạo áp lực khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép, gây nên hội chứng hẹp ống cổ tay.

    Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng đường hầm cổ tay

    Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng đường hầm cổ tay

    2.3. Các bệnh lý về xương khớp

    Tương tự như việc té ngã gây chấn thương cổ tay, những người mắc các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, gout,… gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương cổ tay cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

    2.4. Giới tính – Độ tuổi

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nữ giới có nguy cơ mắc phải hội chứng này cao gấp ba lần nam giới. Nguyên nhân có thể do ống cổ tay của họ thường nhỏ hơn. Trong đó, độ tuổi từ 45-60 mắc nhiều nhất.

    2.5. Thói quen dùng tay lặp đi lặp lại

    Những người hay làm những công việc lặp đi lặp lại liên tục như đánh máy, công nhân may, thợ lắp ráp,… đều tăng nguy cơ gây áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa ở ống cổ tay.

    Các thói quen lặp đi lặp lại như gõ máy tính góp phần làm tăng nguy cơ bệnh

    Các thói quen lặp đi lặp lại như gõ máy tính góp phần làm tăng nguy cơ bệnh

    2.6. Do xuất hiện u

    Các loại u như u tế bào khổng lồ xương và bao gân, u máu, nang hoạt dịch, u hạt tophy… xuất hiện ở cổ tay, lấn chỗ ống cổ tay. Tình trạng này lâu dần chèn ép dây thần kinh giữa, dẫn tới đau nhức và tổn thương ống cổ tay.

    3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ tay

    Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay, dấu hiệu đều xuất hiện từ từ mà không có một chấn thương điển hình nào. Đôi khi, đó chỉ là những dấu hiệu thoáng qua mà chúng ta không hề nhận biết được. Nhưng nhìn chung, sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

    Triệu chứng Biểu hiện
    ✅ Tê bì bàn tay Đây là dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên, đôi khi chỉ xảy ra trong một vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ.
    ✅ Cứng bàn tay Nếu đêm qua tay của bạn bị tê bì, đau nhức thì sáng dậy rất có thể sẽ xuất hiện tình trạng cứng tay.
    ✅ Đau cổ tay và ngón tay Cùng với tình trạng tê tay là triệu chứng cổ tay và các ngón tay bị đau (trừ ngón út).
    ✅ Nóng rát tay Do dây thần kinh giữa bị chèn ép, dẫn đến phát sinh tình trạng nóng rát tay.
    ✅ Lực tay yếu Bàn tay và các ngón tay của bạn trở nên yếu dẫn, các thao tác đơn giản cũng trở nên khó khăn.
    ✅ Đau khi vận động Khả năng vận động của tay bị hạn chế, chỉ cần những hoạt động mạnh một chút cũng gây đau dữ dội cho tay.

    4. Đối tượng dễ mắc phải hội chứng ống cổ tay

    Đây là hội chứng thường gặp phải ở nữ giới, và có nguy cơ cao đối với những nhóm đối tượng như:

    • Những người thừa cân, béo phì
    • Phụ nữ mang thai (thường xuất hiện vào giữa và cuối thai kỳ)
    • Có bố mẹ bị hội chứng hẹp ống cổ tay
    • Mắc một trong các bệnh liên quan đến xương khớp, tiểu đường
    • Nhân viên văn phòng, thợ cắt tóc, thu ngân, (Những người thường xuyên lao động tay nhiều, lặp đi lặp lại 1 tư thế)…
    • Từng bị chấn thương cổ tay

    5. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

    Cơ chế của hội chứng ống cổ tay là do sự chèn ép trên dây thần kinh giữa. Lúc này, các chức năng của dây thần kinh bị hạn chế, biểu hiện ra các triệu chứng của bệnh. Nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách, triệu chứng sẽ tăng nặng và để lại di chứng:

    5.1. Biến chứng trên chức năng cảm giác

    Dây thần kinh giữa có chức năng là cảm nhận cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ có cảm giác các ngón tay sưng phồng lên kèm cảm giác tê bì, ngứa, nóng ran, đau nhức. Tình trạng đau nhức này có thể kèm theo loạn trương lực giao cảm phản xạ, gián tiếp gây khó khăn khi cử động tay.

    Không những vậy, tình trạng đau nhức liên tục còn khiến cho người bệnh trầm cảm, mất ngủ, chán ăn, suy giảm chất lượng cuộc sống.

    5.2. Hạn chế khả năng vận động

    Ngoài vai trò cảm nhận cảm giác, dây thần kinh giữa cũng chịu trách nhiệm vận động cơ xung quanh gốc ngón tay cái. Khi dây thần kinh bị chèn ép, ngón tay yếu, vụng về.

    Về lâu dài, khả năng cử động không còn được linh hoạt, người bệnh thậm chí không thể cầm, nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại. Trường hợp nghiêm trọng, các cơ bị yếu liệt hoàn toàn, khớp cổ tay lỏng lẻo, không còn sức.

    5.3. Biến chứng trên chức năng dinh dưỡng

    Tương tự như sợi dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh giữa có chức năng nuôi dưỡng nhóm cơ được chi phối.

    Khi bị chèn ép trong ống cổ tay, chất cần thiết cung cấp cho cơ bị hạn chế, chức năng nuôi dưỡng không còn. Hệ quả là các cơ quả của ngón tay, đặc biệt là ngón cái bị teo lại, mất sự dẻo dai.

    Như vậy, có thể nói hội chứng ống cổ tay không chỉ gây ra triệu chứng đau nhức, nóng ran mà còn khiến người bệnh có nguy cơ yếu, liệt cơ tay. Vì vậy, đừng chủ quan khi phát biện bệnh lý này, hãy tích cực thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

    6. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay như thế nào?

    Để chẩn đoán chính xác bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng kết hợp với thăm dò điện sinh lý thần kinh. Cụ thể, bệnh được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn bao gồm:

    6.1. Có ít nhất một trong các triệu chứng cơ năng

    Các triệu chứng cơ năng bao gồm:

    • Đau xương ống cổ tay
    • Tê bì bàn tay
    • Giảm hoặc mất cảm giác vùng thần kinh giữa chi phối
    • Yếu cổ và bàn tay, có thể xảy ra ban ngày, ban đêm hoặc liên tục cả ngày.

    6.2. Có ít nhất một triệu chứng thực thể

    Triệu chứng này bao gồm liệu pháp Phalen, Tinel, Durkan:

    • Nghiệm pháp Phalen: Để người bệnh gấp hai cổ tay 90 độ sát vào nhau trong thời gian ít nhất 60 giây. Liệu pháp Phalen ngược thì thay bằng động tác duỗi hai cổ tay. Nghiệm pháp này dương tính khi người bệnh có triệu chứng cảm giác bị chèn ép dây thần kinh giữa ở bàn tay.
    • Nghiệm pháp Tinel: Bác sĩ sẽ gõ vào vùng ống cổ tay (có thể dùng tay hoặc búa phản xạ). Nghiệm pháp dương tính khi gõ vào có cảm giác tê, đau vùng da chi phối dây thần kinh giữa.
    • Nghiệm pháp Durkan: Người khám trực tiếp làm tăng áp lực tại cổ tay của bệnh nhân bằng cách sử dụng ngón tay cái ấn vào nếp gấp cổ tay. Nếu người bệnh có biểu hiện tê bì, đau tăng lên thì tức là dương tính.

    Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp Xquang, MRI, CTscan… để có kết luận chính xác nhất.

    7. Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

    Hiện nay để điều trị hội chứng ống cổ tay có nhiều phương pháp như: uống thuốc Tây, vật lý trị liệu, Đông y hoặc phẫu thuật. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

    7.1. Điều trị bằng thuốc tây

    Những loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị hội chứng ống cổ tay như sau:

    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen… Những thuốc này có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn, giảm hiện tượng viêm. Đồng thời, giảm áp lực cấu trúc bị chèn ép trong ống cổ tay.
    • Corticosteroids: Bác sĩ sẽ tiêm ống cổ tay bằng thuốc corticosteroid để giảm đau. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để tiêm các mũi tiêm này. Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm sưng. Từ đó, cũng giúp giảm áp lực chèn ép ống cổ tay.
    • Thuốc ức chế Cyclooxygenase-2: Có tác dụng giảm đau, chống viêm.
    • Một số thực phẩm chức năng chứa omega-3, vitamin B6.

    Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp khắc phục tạm thời giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì tay, chứ không giúp chữa khỏi bệnh. Do đó, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, nếu lạm dụng có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới gan, thận, hệ tiêu hóa… của người bệnh.

    Sử dụng thuốc tây chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời

    Sử dụng thuốc tây chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời

    7.2. Sử dụng nẹp

    Nẹp cổ tay cũng là một trong những cách khắc phục tốt trong trường hợp bạn mắc hội chứng ống cổ tay ở thể nhẹ đến trung bình. Người bệnh có thể đeo nẹp qua đêm trong khi ngủ để giữ cổ tay luôn thẳng, giảm áp lực lên các dây thần kinh bên trong cổ tay.

    7.3. Vật lý trị liệu

    • Nhiệt trị liệu: Chiếu đèn hồng quang, chiếu sóng viba… được sử dụng nhằm làm giảm sưng viêm, đau nhức.
    • Máy vật lý trị liệu: Có tác dụng giảm đau, kích thích thần kinh và các gân cơ, hạn chế tình trạng teo cơ, khôi phục vận động.
    • Tập vật lý trị liệu: Hỗ trợ bệnh nhân cử động chân tay, hồi phục khả năng lao động, phù hợp với những bệnh nhân bị mất vận động, rối loạn cảm giác.

    Để phương pháp này thực sự hiệu quả, người bệnh nên đến các trung tâm vật lý trị liệu uy tín để tiếp nhận điều trị chuyên nghiệp.

    Click xem thêm  13 bài tập giảm đau cổ tay ngay tại nhà – Siêu dễ, thử ngay!

    7.4. Các bài thuốc Đông y điều trị hội chứng ống cổ tay

    Để điều trị bệnh lý này, Đông y thường sử dụng những bài thuốc có khả năng thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết. Đồng thời, giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cơ thể. Từ đó, ngăn ngoại tà xâm nhập gây ra chứng tê, đau nhức.

    7.4.1. Bài thuốc Thông kinh hoạt lạc thang

    Bài thuốc có tác dụng khôi phục lại chức năng kinh lạc, khí huyết vận hành thông suốt. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp trị phong thấp đau nhức, viêm khớp cổ tay gây sưng tấy.

    Nguyên liệu gồm: Bạch thược, Ngưu tất, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đỗ trọng, Đẳng sâm (mỗi loại 12g); Một dược, Mộc hoa, Nhũ hương, Quế chi (mỗi loại 8g); Cam thảo, Xuyên ô, Thảo ô (mỗi loại 6g); Toàn yết 3g.

    Thực hiện:

    – Các nguyên liệu cho hết vào ấm, sắc uống.

    – Khi có nước thuốc, chia đều thành 2 phần uống hết trong ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang.

    7.4.2. Bài thuốc 2

    Bài thuốc Xuyên khung được dùng kết hợp với Thục địa, Đương quy vào nhiều vị khác. Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện chứng huyết ứ, thiếu máu. Từ đó, giảm tình trạng đau nhức, tê bì cổ tay.

    Nguyên liệu: Đương quy, Nam tục đoạn, Độc lực, rễ cây Trinh nữ, Kê huyết đằng (mỗi loại 16g); 20g rễ cây bưởi bung, Thục địa, Ngũ gia bì, rễ cây gấc, Cam thảo (mỗi loại 12g); Xuyên khung, Thiên niên kiện, Trần bì, củ Đinh lăng (mỗi loajni 10g) và 8g Nhục quế.

    Cách thực hiện:

    – Sắc với 500ml nước.

    – Khi có nước thuốc, chắt lấy nước, chia đều thành 3 phần, uống hết trong ngày.

    – Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc.

    7.4.3. Bài thuốc xoa bóp

    Bài thuốc xoa bóp chữa đau cổ tay, tê bì bàn tay do hội chứng ống cổ tay gây ra. Ngoài ra, bài thuốc còn giảm viêm, thư giãn khớp xương, giảm sự chèn ép dây thần kinh giữa. Đồng thời, giúp người bệnh cải thiện chứng cứng khớp, khó vận động.

    Nguyên liệu: Xuyên khung, Kê huyết đằng, Tê tân, Nhục quyế, Bạch chỉ, Thiên niên kện, Hoa hồi, Thạch xương bồ, mỗi loại 10g. Cùng với 2 lít rượu trắng.

    Cách thực hiện:

    – Rửa sạch các dược liệu, thái nhỏ.

    – Tiếp theo, để ráo nước, cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu. Thực hiện ngâm trong 5 ngày.

    – Khi dùng, lấy bông gòn thoa thuốc quanh vùng cổ tay, mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy giảm triệu chứng đau nhức.

    Mặc dù là có tác dụng chữa hội chứng ống cổ tay hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng những bài thuốc này người bệnh cần lưu ý tham vấn ý kiến của các thầy thuốc, chuyên gia.

    Xem thêm: Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y – Tham khảo để biết được ưu, nhược điểm

    7.4. Phẫu thuật mổ hội chứng ống cổ tay

    Thông thường, phẫu thuật được chỉ định sau khi các biện pháp can thiệp nội khoa không đạt được hiệu quả như ý và các triệu chứng ngày càng nặng. Mục tiêu của phẫu thuật ống cổ tay là để giảm áp lực bằng cách cắt dây chằng chèn trên dây thần kinh giữa. Hiện nay có 2 phương thức phẫu thuật là mổ hở và mổ nội soi.

    Mô phỏng phẫu thuật hội chứng ống ống cổ tay

    Mô phỏng phẫu thuật hội chứng ống ống cổ tay

    Sau phẫu thuật người bệnh có thế kết hợp bài tập cử động tay phù hợp, hoặc tới cơ sở vật lý trị liệu uy tín. Điều này sẽ giúp vết thương mau lành sẹo, kích thích thần kinh phục hồi nhanh, giảm teo cơ. Thời gian hồi phục có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng tuỳ bệnh nhân.

    Mặc dù phương pháp mổ ống cổ tay thường cho kết quả khả quan và không tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu vết mổ không được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận. Chính vì vậy, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ sau khi thực hiện phẫu thuật.

    8. Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

    Hội chứng ống cổ tay ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại, nhất là những người làm việc văn phòng, công nhân… Để giảm thiểu áp lực lên cổ tay, phòng ngừa hội chứng ống cổ tay, các chuyên gia xương khớp đưa ra những lời khuyên sau:

    • Giảm sử dụng lực cổ tay: Nếu công việc liên quan đến bàn phím nhạc cụ, vật dụng cầm tay nóng chung hãy thực hiện nhẹ nhàng nhất có thể. Nếu phải ngồi viết tay kéo dài hãy sử dụng ngòi bút lớn, viết nhẹ nhàng, chậm rãi.
    • Nghỉ giải lao thường xuyên: Sau 15 – 30 phút làm việc, hãy dừng lại 1 phút nhẹ nhàng duỗi, uốn cong tay. Cách này giúp cổ tay thư giãn, nghỉ ngơi.
    • Cải thiện tư thế: Tư thế ngồi không đúng cách, hai vai hướng về phía trước có thể đè nén các rễ thần kinh ở cổ. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới cổ tay, bàn tay, ngón tay. Vì vậy, hãy chọn cho mình tư thế ngồi đúng, thoải mái.
    • Giữ ấm cho bàn tay: Nếu phải làm việc liên tục trong môi trường lạnh, tay của bạn có thể bị cứng khớp, đau nhức. Vì vậy, hãy cố gắng giữ ấm cho đôi bàn tay, cổ tay.
    • Thay đổi con chuột điều khiển máy tính: Nếu làm công việc văn phòng, thường xuyên sử dụng con chuột máy tính, hãy cố gắng chọn con chuột thoải mái để không làm căng đau cổ tay của bạn.

    9. Những câu hỏi về hội chứng ống cổ tay

    Dưới đây là những thắc mắc của người bệnh khi bị hội chứng này, câu trả lời đã được Ban biên tập tổng hợp dựa trên tham vấn của chuyên gia tambinh.vn.

    9.1. Hội chứng ống cổ tay khi nào cần gặp bác sĩ?

    Người bệnh nên gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng:

    • Tê bì tay.
    • Đau buốt do kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út.
    • Triệu chứng đau nhức từ cổ tay đến các ngón có xu hướng nghiêm trọng hơn khi về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
    • Người khó cầm nắm, bàn tay giảm đi sự linh hoạt, khéo léo.

    Cổ bàn tay có thể tổn thương vĩnh viễn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám khi xuất hiện biểu hiện trên.

    9.2. Hội chứng ống cổ tay có chữa khỏi được không?

    Hoàn toàn có thể, đó là câu trả lời cả các chuyên gia xương khớp. Tuy nhiên, nó sẽ đúng nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Người bệnh có thể chữa khỏi bằng phương pháp bảo tồn, không cần phải phẫu thuật.

    9.3. Người bị hội chứng ống cổ tay nên ăn uống như thế nào?

    Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vì vậy, rất nhiều người quan tâm tới vấn đề này.

    Vậy, người bệnh nên ăn những thực phẩm gì?

    • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, quả óc chó… có tác dụng chống viêm, giảm tê và đau do chứng ống cổ tay gây ra.
    • Tăng cường ăn trái cây, rau xanh giúp tăng cường vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho cơ thể. Từ đó, giúp quá trình phục hồi ống cổ tay hiệu quả hơn, giảm tình trạng viêm.
    • Dứa cũng là thực phẩm tốt hỗ trợ giảm sưng đau chứng cổ tay. Trong loại quả này chứa một loại enzyme là bromelain có khả năng tăng cường sức đề kháng, giảm viêm.
    • Người bệnh tăng cường các gia vị như nghệ, tỏi, gừng… vào bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng viêm, đau.

    Ngoài ra, để không làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị, người bệnh cần tránh bia rượu, đồ uống có cồn. Vì bia rượu sẽ làm giảm nồng độ canxi trong xương, tăng khả năng viêm. Đồng thời, người bệnh cũng lưu ý, hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ…

    Kết luận

    Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có những hiểu biết nhất định về hội chứng ống cổ tay để phòng và điều trị hiệu quả hơn. Trao đổi ngay với bác sĩ nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc liên hệ 0343 44 66 99 để được giải đáp các thông tin liên quan một cách nhanh nhất.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    TTƯT Hoàng Khánh Toàn

    Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Top 10] máy massage lưng tốt nhất và lưu ý khi sử dụng 22/01/21
      Máy massage lưng là lựa chọn của không ít người thường xuyên bị những cơn đau lưng ghé thăm. Tuy…
      Thuốc Celecoxib: Tác dụng, liều dùng và những lưu ý cần thiết 23/10/19
      Thuốc Celecoxib là một trong những loại thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID). Loại thuốc này thường được…
      Đau khớp chườm nóng hay chườm lạnh? Chuyên gia giải đáp 11/05/23
      Đau khớp chườm nóng hay chườm lạnh là mối quan tâm của nhiều người khi tìm giải pháp giảm đau…
      Top 20 cách trị đau khớp gối tại nhà phổ biến nhất hiện nay 23/12/22
      Khi bị đau khớp gối nên làm gì là mối bận tâm của không ít người khi gặp phải tình…
      Xem thêm