Lipanthyl là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Lipanthyl là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    18/05/21

    Lipanthyl được chỉ định điều trị rối loạn lipid máu nhờ những hiệu quả mà nó mang lại. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có tác dụng phụ và cần cẩn trọng khi sử dụng. Dược sỹ Hoàng Mạnh Cường sẽ cung cấp tới người bệnh những thông in chi tiết trong bài viết dưới đây.

    5/5 - (268 bình chọn)

    1. Lipanthyl là thuốc gì?

    Lipanthyl là tên một loại thuốc biệt dược theo toa dùng để điều trị cholesterol máu cao. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Fenofibrate, dẫn xuất của axit fibric. Với tác dụng làm tăng sự phân hủy và đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Đây là thuốc dùng kết hợp với các loại thuốc hạ cholesterol khác.

    Thuốc được hấp thu tối đa sau khi uống 5 giờ đồng hồ. Thời gian bán thải của thuốc ra khỏi huyết tương là khoảng 20 giờ sau khi vào cơ thể. Con đường đào thải chủ yếu qua nước tiểu.

    Lipanthyl là thuốc gì

    2. Dạng thuốc và hàm lượng

    Thuốc tồn tại dưới dạng viên nang với các loại:

    • Lipanthyl 100 mg
    • Lipanthyl 145mg
    • Lipanthyl 160mg
    • Lipanthyl 200mg
    • Lipanthyl 300mg

    3. Liều dùng và cách sử dụng

    Tùy từng đối tượng bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Liều khuyến cáo thông thường cho người lớn là từ 100 – 200 mg/ngày.

    Trong trường hợp lỡ dùng quá liều quy định hãy thông báo ngay với bác sĩ. Cũng đừng quá lo lắng khi bỏ lỡ một lần dùng thuốc. Nếu không gần với liều kế tiếp, bạn hãy bổ sung ngay. Ngược lại, người bệnh có thể bỏ qua liều này và dùng liều kế tiếp như bình thường. Tuyệt đối không bù đắp bằng việc nhân đôi liều trong lần uống tiếp theo.

    Câu trả lời cho Lipanthyl uống lúc nào là người bệnh nên uống trong bữa ăn. Thuốc sẽ không phát huy được tác dụng như mong muốn nếu uống lúc đói. Uống cả viên nang với nhiều nước. Không cắt, bẻ hoặc nghiền nát thuốc để sử dụng.

    cách dùng thuốc Lipanthyl

    Thuốc nên được uống với nhiều nước

    4. Tác dụng của thuốc Lipanthyl trong điều trị mỡ máu cao

    Là một trong những thuốc khá thông dụng đối với người mỡ máu, nó đem lại những hiệu quả đáng kể như:

    • Giảm cholesterol xấu, chất béo trung tính triglycerid
    • Tăng cholesterol tốt
    • Giảm nguy cơ tích tụ cholesterol trên thành mạch máu

    5. Chỉ định

    Theo healthline.com, loại thuốc này được chỉ định trong 3 trường hợp:

    • Rối loạn lipid máu hỗn hợp ở bệnh nhân không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và phương pháp điều trị không dùng thuốc khác.
    • Tăng triglycerid ở mức rất cao: loại IIa, IIb, III, IV, V
    • Tăng cholesterol máu nguyên phát

    >>Đừng bỏ lỡ: Rối loạn lipid máu – Liệu bạn có đang mắc phải bệnh này?

    6. Chống chỉ định

    Tuy có những tác dụng đáng ghi nhận trong điều trị bệnh nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thuốc này.

    • Người bị rối loạn đông máu
    • Bệnh nhân tiểu đường
    • Mắc bệnh túi mật
    • Viêm tụy
    • Suy gan
    • Suy thận mức độ nặng
    • Phụ nữ có thai, dự định mang thai và cho con bú. Nếu đang sử dụng thuốc mà phát hiện có thai hãy ngưng dùng ngay và thông báo cho bác sĩ.
    • Trẻ em
    • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
    • Người có tiền sử dị ứng với ánh sáng trong khi điều trị bằng fenofibrate
    • Người dị ứng với lạc, lecithin đậu nành hoặc các chế phẩm có nguyên liệu này.
    chống chỉ định Lipanthyl

    Thuốc không được chỉ định cho bệnh nhân suy gan

    7. Tác dụng phụ của thuốc Lipanthyl

    Những tác dụng phụ phổ biến của loại thuốc này thường ở mức độ nhẹ và biến mất trong vài ngày. Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn thường ít khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh cần theo dõi sát các biểu hiện của cơ thể khi dùng thuốc để kịp thời thông báo với bác sĩ.

    7.1. Đối với hệ tiêu hóa

    Các hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường găp như:

    • Đau bụng
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiêu chảy
    • Đầy hơi

    Trường hợp hiếm gặp hơn là xuất hiện những biểu hiện của viêm tụy.

    7.2. Đối với gan và mật

    • Tăng men gan
    • Vàng da
    • Viêm gan: Đây là trường hợp rất hiếm gặp nhưng khi xuất hiện cần ngưng dùng thuốc ngay.
    • Sỏi mật

    7.3. Tác dụng phụ trên da và tóc

    • Phát ban
    • Ngứa
    • Da nhạy cảm với ánh sáng: đỏ tấy, nổi mụn nước, nổi cục ở phần da phơi sáng. Tuy nhiên, đây không phải là tác dụng phụ thường gặp.

    7.4. Đối với hệ cơ xương

    • Đau cơ
    • Đau lưng
    • Tiêu cơ vân: Tuy hiếm khi xảy ra nhưng đây là tác dụng phụ khá nghiêm trọng.
    Đầy hơi là tác dụng phụ của Lipanthyl

    Đầy hơi là một trong các tác dụng phụ của thuốc

    8. Tương tác thuốc

    Để tránh nguy cơ cao xảy ra các tác dụng phụ cũng như thay đổi dược tính của thuốc Lipanthyl, mayoclinic.org khuyến cáo không nên sử dụng chung với các thuốc sau:

    • Thuốc chống đông máu: Warfarin
    • Thuốc giảm cholesterol dạng chất cô lập axit mật: Cholestyramine, Colesevelam
    • Thuốc statin: Atorvastatin, Fluvastatin, Lovastatin
    • Thuốc tiểu đường: Glipizide, Glyburide
    • Thuốc trị gout: Colchicine
    • Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine, Tacrolimus
    • Thuốc tránh thai đường uống
    Tương tác thuốc Lipanthyl

    Thuốc tiểu đường Glipizide có thể tương tác với Lipanthyl

    Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể tương tác với một số loại thực phẩm, đồ uống nhất định, đặc biệt bia rượu và thuốc lá. Để chắc chắn hãy hỏi bác sĩ về những loại đồ ăn, thức uống không nên dùng.

    9. Giá thuốc Lipanthyl bao nhiêu? Mua ở đâu?

    Người bệnh có đơn thuốc của bác sĩ có thể mua thuốc này tại bất kỳ hiệu thuốc nào. Giá thuốc sẽ có sự khác biệt tùy theo hàm lượng, thời điểm và địa chỉ bán. Giá giao động từ 8.000 – 12.500 đồng/viên.

    10. Lưu ý khi sử dụng

    10.1. Trước khi sử dụng

    • Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, vitamin, thảo dược mà bạn đang sử dụng. Nó giúp người bệnh tránh gặp phải tương tác thuốc.
    • Báo với bác sĩ về cơ địa dị ứng cũng như các bệnh lý mà bản thân đang mắc phải.

    10.2. Trong quá trình dùng thuốc

    • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về dùng. Không thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
    • Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo với bác sĩ ngay.
    • Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống ít chất béo, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, giảm cân nếu cần thiết.
    • Tái khám và kiểm tra hàm lượng mỡ trong máu theo lịch hẹn của bác sĩ. Đây chính là cơ sở để đánh giá mức độ đáp ứng thuốc. Nếu sau 3 – 6 tháng dùng thuốc mà hàm lượng lipid máu không giảm theo mong muốn, bác sĩ có thể xem xét đổi phương pháp khác.
    • Theo dõi tăng men gan sau mỗi 3 tháng dùng thuốc. Nếu tăng vượt quá mức cho phép, bác sĩ có thể đình chỉ dùng Lipanthyl.

    10.3. Cách bảo quản

    • Tuân thủ hướng dẫn bảo quản của nhà sản xuất.
    • Thuốc thường được bảo quản trong nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
    • Để xa tầm tay trẻ em.

    Những thông tin về Lipanthyl trên đây không thay thế chỉ định của bác sỹ. Nếu bài viết chưa thỏa mãn thắc mắc của bạn, hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349 để được giải đáp.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    6 bình luận cho “Lipanthyl là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng”

    1. Tôi đang sử dụng hai loại thuốc chống mỡ máu.: Cresstor và lipathyl. mỗi ngày chỉ uống 1 viên (loại này hoặc loại kia).
      Con backs six cho lời khuyên qua email.

      • Chào bạn Cresstor có hoạt chất chính là Rosuvastatin là một thuốc hạ mỡ máu nhóm Statin, còn Lipathyl có hoạt chất chính là Fenofibrate là thuốc hạ mỡ máu nhóm Fibrat. Đây đều là các thuốc kê đơn, việc sử dụng phải theo chỉ định của bác sĩ trực tiếp điều trị, người trực tiếp thăm khám và biết rõ nhất tình trạng cũng như các bệnh lý khác đi kèm của bạn.
        Vì vậy bạn cần liên hệ lại với bác sĩ điều trị hoặc tái khám ở cơ sở y tế chuyên khoa nhé. Tâm bình sẽ gửi thêm thông tni qua email của bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Phung thu hong viết:

      Xin chào Dược Sỹ
      Tôi muốn hỏi có dùng kết hợp thuốc lypanthyl 145 với viên mỡ máu tâm bình được không , nếu được thì cần lưu ý gì .

      • Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có nhiều thành phần tự nhiên, hiện chưa ghi nhận tương tác với sản phẩm nào vì vậy trong trường hợp bạn đang dùng thuốc Lypanthyl 145 theo chỉ định của bác sĩ; bạn có thể dùng thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu. Bạn uống 2 sản phẩm cách nhau 30 phút-1 giờ nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. Hàm lượng tryglycedin trong máu của tôi rất cao ,xin hỏi tôi uống thuốc typanthyl có được không

      • Chào bạn!
        Typanthyl là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, thuốc này phải được bác sĩ chỉ định. Vì có rất nhiều loại thuốc điều trị mỡ máu cao và tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người để chỉ định thuốc phù hợp.
        Bạn để ý điện thoại để được dược sĩ Tâm Bình tư vấn cụ thể hơn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rotacor trị mỡ máu cao – Công dụng, liều dùng và lưu ý 25/04/22
      Rotacor là một trong những thuốc thuộc nhóm statin được chỉ định khá phổ biến. Nó giúp giảm tình trạng…
      Giải đáp: Người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto giảm cân không? 08/05/24
      Để thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân, nhiều người tìm kiếm các phương pháp trên mạng, trong đó…
      Chữa mỡ máu bằng bí đỏ – 7 công thức từ chuyên gia 11/05/21
      Chữa mỡ máu bằng bí đỏ có tốt không là câu hỏi mà chị Lê Phương Thùy (Thái Thịnh -…
      Chữa mỡ máu bằng tỏi – Chuyên gia gợi ý 9 cách dùng 26/04/21
      Chữa mỡ máu bằng tỏi có tốt không và cách thực hiện như thế nào là câu hỏi của cô…
      Xem thêm