Dùng lá lốt chữa đau thần kinh tọa là một trong những bài thuốc dân gian khá phổ biến. Vậy thực hư tác dụng của lá lốt với bệnh lý này là gì, cách sử dụng ra sao? Hãy cùng đến với thông tin chi tiết ngay dưới đây cùng những lưu ý khi sử dụng.
1. Tác dụng của lá lốt đối với người bị đau thần kinh tọa
Lá lốt là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Không những thế nó còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc giải cảm, trị đau bụng, đau nhức xương khớp, đặc biệt đây là cây thuốc nam trị thần kinh tọa. Bởi những lợi ích mà nó đem lại như:
- Chứa hoạt chất Ancaloit, Beta – caryophylen và Benzyl axetat có khả năng chống viêm, giảm đau và sưng tấy.
- Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên khá lành tính.
- Tiết kiệm chi phí.
Các triệu chứng của đau thần kinh tọa
2. Hướng dẫn 7 cách dùng lá lốt chữa đau thần kinh tọa
Mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa này cần thời gian và công sức để chuẩn bị. Do đó, nó không dành cho những người quá bận rộn hoặc nóng lòng muốn thấy ngay tác dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các cách dùng lá lốt trị đau thần kinh tọa.
2.1. Đắp lá lốt chữa đau thần kinh tọa
Đây là cách sử dụng lá lốt ngoài da, trực tiếp tại vị trí đau. Trong quá trình đắp lá lốt cần lưu ý tới nhiệt độ để tránh bỏng da.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá lốt, để ráo nước.
- Giã nát lá lốt rồi cho vào chảo, sao nóng với một nắm muối hạt.
- Cho hỗn hợp lá lốt và muối vào miếng vải sạch để đắp lên vị trí đau.
2.2. Đắp lá lốt và ngải cứu
Ngải cứu cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp. Loại cây này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau. Sự kết hợp giữa lá lốt và ngải cứu sẽ giúp gia tăng hiệu quả tác động.
- Rửa sạch một nắm lá lốt và ngải cứu, để ráo rồi giã nát.
- Trộn hỗn hợp với một chút giấm rồi chưng nóng.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi đắp lên vùng bị đau trong 15 phút. Khi đắp nếu hỗn hợp nguội có thể chưng lại cho nóng.
2.3. Xoa bóp rượu ngâm lá lốt
Những trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng bài thuốc ngâm rượu trị thần kinh tọa này. Tuy nhiên, người có vấn đề về da, có cơ địa nhạy cảm không nên xoa bóp rượu ngâm lá lốt.
Chuẩn bị:
- 200g rễ cây lá lốt
- 2 lít rượu gạo
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây lá lốt, để ráo rồi cắt khúc nhỏ.
- Đem rễ cây lá lốt đã cắt sao vàng hạ thổ. Sau đó đem ngâm ngập với rượu gạo trong bình thủy tinh đậy kín. Sau 1 tháng có thể sử dụng được.
- Lấy rượu ngâm rễ lá lốt xoa bóp lên vùng bị đau để giảm đau.
2.4. Ngâm chân bằng lá lốt
Ngâm chân chữa đau thần kinh tọa cũng là một trong những biện pháp giúp giảm triệu chứng cũng như tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Nếu ngâm vào buổi tối có thể giúp người bị đau thần kinh tọa dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Nên kết hợp với xoa bóp để tăng hiệu quả.
- Rửa sạch một nắm lá lốt rồi để ráo nước và vò nát.
- Cạo vỏ 1 củ gừng rồi rửa sạch, giã nát.
- Chuẩn bị 1 chậu nước nóng sau đó cho lá lốt và gừng cùng một chút muối hạt vào.
- Sau một thời gian đợi nước nguội bớt có thể ngâm chân. Thời gian ngâm chân vào khoảng 15 – 20 phút.
Lưu ý là cần thận trọng để tránh bị bỏng. Trong quá trình ngâm nếu nước nguội có thể pha thêm nước ấm vào để ngâm tiếp. Sau khi ngâm cần lau khô chân, tránh để lạnh.
2.5. Uống nước lá lốt trị đau thần kinh tọa
Ngoài những cách dùng lá lốt ngoài da nêu trên, bạn có thể uống nước lá lốt. Lưu ý là không dùng nước lá lốt đã để qua đêm.
- Rửa sạch một nắm lá lốt rồi để ráo, thái nhỏ.
- Sắc lá lốt cùng 500ml nước tới khi còn một nửa lượng nước thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước uống trong ngày.
2.6. Lá lốt kết hợp với các vị thảo dược
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa từ lá lốt này kết hợp nhiều loại thảo dược khác. Để đảm bảo độ phù hợp và an toàn hãy tới các cơ sở khám chữa bệnh đông y để được bác sĩ chẩn bệnh và bốc thuốc.
Nguyên liệu:
- Rễ lá lốt, Thiên niên kiện, Ngưu tất, Xuyên khung: mỗi loại 12g
- Cẩu tích 16g
- Quế chi, ngải cứu, Chỉ xác, Trần bì: mỗi loại 8g
Cách thực hiện: Sắc các vị trên, chắt lấy nước uống trong ngày.
2.7. Món ăn từ lá lốt
Thưởng thức các món ăn từ lá lốt cũng là một lựa chọn thú vị. Tùy theo sở thích mà bạn có thể đa dạng các món ăn từ lá lốt trong bữa ăn. Gợi ý dành cho bạn là: Chả thịt lợn lá lốt, thịt bò cuốn lá lốt nướng, canh lá lốt… Hoặc đơn giản là bạn có thể thêm lá lốt như một loại gia vị vào món ăn.
3. Lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt
Khi sử dụng các mẹo chữa đau thần kinh tọa nêu ở trên cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
- Dùng lá lốt trị đau dây thần kinh tọa chỉ mang tính chất hỗ trợ, phù hợp với trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu mới chớm bệnh.
- Người bị dị ứng với lá lốt không nên sử dụng.
- Hiệu quả giảm đau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thường phải cần thời gian phương pháp này mới phát huy tác dụng. Do đó, người bệnh không nên nóng vội.
- Trong quá trình dùng lá lốt nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy ngừng lại ngay và thông báo cho bác sĩ.
- Không nên lạm dụng vì lá lốt có tính ấm có thể gây nóng trong nếu dùng quá nhiều.
- Sau một thời gian nếu bệnh không cải thiện hãy đổi sang phương pháp khác.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện và sinh hoạt hợp lý.
Thông tin về lá lốt chữa đau thần kinh tọa trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm thông tin hãy chat ngay với chuyên gia.
XEM THÊM
- 12 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản
- 4 cách dùng sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa
- TPBVSK hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”