Hỏi: Tôi bị huyết áp cao nhiều năm nay, đang sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều người khuyên tôi nên ăn chuối tiêu, tỏi, kiêng thịt bò. Vậy cho tôi hỏi huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì? Rất mong được bác sĩ tư vấn.
(Nguyễn Anh Tuấn, 53 tuổi, Hải Phòng)
Trả lời:
Chào anh Nguyễn Anh Tuấn, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cân bằng huyết áp. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.
Để rõ hơn về nguyên tắc dinh dưỡng cũng như lựa chọn thực phẩm nào cho thực đơn ăn uống hàng ngày, anh Nguyễn Anh Tuấn và bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp
Cao huyết áp là bệnh mạn tính. Theo thời gian, huyết áp cao sẽ làm tổn thương mạch máu gây ra các bệnh liên quan tới sức khỏe tim mạch như: Đau tim, bệnh thận, đột quỵ… Do đó, việc cân bằng huyết áp là điều vô cùng quan trọng với sức khỏe của người bệnh.
Để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, người bệnh cần phải chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi, dinh dưỡng khoa học sẽ kiểm soát tốt huyết áp, duy trì ở mức ổn định, đồng thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Vậy người bị huyết áp cao nên thực hiện nguyên tắc ăn uống như thế nào?
- Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm bột đường, đạm, chất béo, rau quả tươi.
- Ăn nhạt, hạn chế muối, gia vị mặn.
- Cung cấp vitamin, khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.
- Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Ưu tiên chế biến thức ăn thanh đạm dưới dạng luộc, hấp.
- Quản lý cân nặng cơ thể, trường hợp bép thì nên giảm cân.
Cao huyết áp là gì? – Cách xử lý ra sao
2. Huyết áp cao nên ăn gì? List 10 thực phẩm giúp huyết áp ổn định
Huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì? Người cao huyết áp nên bổ sung rau xanh lá, quả mọng, chuối tiêu, tỏi… Cụ thể:
2.1. Huyết áp cao nên ăn rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như: Rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, rau chân vịt… đều có hàm lượng kali lớn. Khi bổ sung những thực phẩm giàu kali sẽ giúp trung hòa hàm lượng natri trong cơ thể. Điều này giúp cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, từ đó hạ huyết áp.
Với rau xanh bạn nên lựa chọn rau còn tươi, hạn chế sử dụng rau quả đóng hộp vì chúng sẽ có hàm lượng natri lớn.
2.2. Ăn một số loại quả
Người huyết áp cao có thể tham khảo danh sách các loại quả dưới đây:
Việt quất: Có hàm lượng flavonoid dồi dào giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Chuối tiêu: Giàu kali, rất tốt cho người bị huyết áp cao. Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối kết hợp với bột yến mạch để bổ sung dinh dưỡng cho bữa sáng.
Lê: Ăn đều đặn 1-2 quả hàng ngày hoặc uống nước ép tốt cho sức khỏe.
Dưa hấu: Rất thích hợp cho người bị huyết áp cao, vì có tác dụng thanh nhiệt.
Nho: Kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần của nho có chứa muối kali giúp giảm áp, lợi niệu, bồi bổ thêm lượng kali trong cơ thể.
2.3. Cá béo tốt cho người huyết áp cao
Cá là thực phẩm có nguồn axit béo omega-3 và protein dồi dào. Điển hình như: cá thu, cá hồi. Những loại cá này có tác dụng giảm viêm, hạ huyết áp, hạ triglyceride trong máu.
Ngoài ra, trong cá hồi còn có hàm lượng vitamin D, có đặc tính giảm huyết áp hiệu quả. Vì vậy, bổ sung cá hồi trong thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát tình trạng huyết áp của bạn.
2.4. Cháo bột yến mạch
Yến mạch từ trước tới nay luôn là lựa chọn của người bị mỡ máu cao, huyết áp cao. Lý do vì sao? Trong yến mạch có hàm lượng lớn chất xơ nhưng natri và chất béo thấp. Chính vì vậy, thực phẩm này trở nên cần thiết với người bệnh.
Thời điểm lý tưởng để thưởng thức món cháo bột yến mạch là vào buổi sáng, giúp cơ thể bổ sung năng lượng cho cả ngày dài mà không gây thừa cân, béo phì, huyết áp tăng.
2.5. Dùng giấm táo
Dùng giấm táo điều trị huyết áp cao được xem là giải pháp tự nhiên giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe. Theo Doctors Health Press, giấm táo có tác dụng cân bằng độ pH của cơ thể, phá vỡ sự tích tụ chất béo. Từ đó, giảm áp lực lên thành động mạch, giúp cơ thể lưu thông tốt hơn.
Ngoài ra, trong giấm táo còn có thành phần axit axetic, được thử nghiệm lâm sàng trên chuột có tác dụng giảm cholesterol, đồng thời kiểm soát hiệu quả tình trạng huyết áp cao.
2.6. Tỏi hạ huyết áp
Theo Doctors Health Press, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong tỏi chứa khoảng 33 hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là allicin, S-allycysteine và chất chống oxy hóa có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh được loại gia vị này có công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Rất tốt cho người mỡ máu cao. Hàng ngày nếu bạn kiên trì ăn 2 tép tỏi sống hoặc uống 5ml tỏi ngâm dấm thì có thể duy trì huyết áp ổn định.
2.7. Người bị huyết áp cao nên uống sữa không đường
Sữa không đường là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bạn. Vì sao lại tốt cho cơ thể? Lý do là vì sữa cung cấp canxi, thành phần chất béo ít tốt cho khẩu phần ăn hàng ngày.
Thay vì uống sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên dùng sữa ít chất béo và loại không đường. Có thể bổ sung thêm sữa chua để tốt cho hệ tiêu hóa của người bị huyết áp cao.
2.8. Củ cải đường
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những người bị huyết áp cao nên sử dụng nước ép củ cải đường thường xuyên. Bởi loại củ này có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả trong 24h.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần ép củ cải đường uống hoặc chế biến món hầm, xào.
2.9. Cà rốt
Trong cà rốt có rất nhiều chất xơ và phức hợp các chất làm mềm thành mạch, có tác dụng điều chỉnh rối loạn mỡ máu đồng thời cân bằng huyết áp.
Với cà rốt, bạn có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc chế biến món ăn. Đặc biệt, nước ép cà rốt có tác dụng giải khát, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt ở người cao huyết áp.
2.10. Hành tây hạ huyết áp
Các nhà nghiên cứu cho thấy, hành tây có tác dụng giảm sức cản ngoại vi, duy trì ổn định quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể. Từ đó, làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, trong hành tây còn có thành phần rutin – hoạt chất làm vững bền thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, xuất huyết não.
2.11. Cần tây lợi niệu, hạ huyết áp
Nước ép cần tây được người huyết áp cao sử dụng thường xuyên bởi, chúng có công dụng giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Hiệu quả cũng đã được chứng minh bằng việc người bệnh sử dụng cần tây mỗi ngày. Kiên trì uống sẽ thấy hiệu quả.
Cách thực hiện: Cần tây càng tươi càng tốt, rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước. Hoặc nếu chán có thể dùng cần tây xào với thịt bò.
2.12. Các loại nấm
Nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ… là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác dụng hạ huyết áp.
Chưa dừng lại ở đó, thực phẩm này còn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng cho người bị mỡ máu cao, phòng chống xơ vữa động mạch.
2.13. Huyết áp cao nên dùng dầu oliu
Huyết áp cao nên ăn gì? Câu trả lời là không thể thiếu oliu. Dầu oliu có chứa polyphenol, hợp chất chống viêm rất tốt trong việc làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Mỹ cho biết, khi sử dụng các thực phẩm là chất béo chưa bão hòa chứa dầu oliu và rau tươi sẽ tạo ra axit béo hạ huyết áp.
2.2. Huyết áp cao kiêng ăn gì? Tránh 5 nhóm thực phẩm này
Bên cạnh những loại thực phẩm nên được bổ sung thì người bị huyết áp cao cũng chú ý không nên ăn những loại sau:
2.2.1. Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ có hàm lượng cholesterol cao, axit béo bão hòa. Sử dụng thực phẩm này sẽ khiến cho cholesterol trong cơ thể tăng cao dẫn đến bệnh mỡ máu, lòng mạch cũng bị xơ cứng. Từ đó, làm tăng huyết áp.
2.2.2. Hạn chế thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt chó… được khuyến cáo là không tốt cho người huyết áp cao. Bởi, hàm lượng dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này quá cao. Chúng có thể gây rối loạn mỡ máu, thúc đẩy bệnh huyết áp cao.
2.2.3. Tránh đồ uống có cồn, rượu bia, nước ngọt có ga
Rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga làm tim đập nhanh, máu bơm liên tục gây tăng huyết áp. Ngoài ra, trà đặc cũng có tác dụng tương tự như thế, hơn nữa chúng còn gây mất ngủ, tâm lý bất an. Vì vậy, người cao huyết áp nên tránh nhóm thực phẩm này.
2.2.4. Tránh đồ ăn chứa nhiều muối
Như chúng ta đã biết, những người bị huyết áp cao nên có chế độ ăn nhạt, hạn chế thực phẩm nhiều muối. Vì sao vậy?
Muối khi vào cơ thể, não bộ sẽ nhận tín hiệu “khát”, từ đó điều tiết thể dịch trong cơ thể. Nước bị tích trong lòng mạch làm thể tích máu tăng lên, lưu thông máu gặp khó khăn. Đây là nguyên nhân tăng áp lực lên thành mạch gây huyết áp cao.
2.2.5. Tránh ăn đường
Khá nhiều người bất ngờ khi biết người huyết áp cao nên tránh ăn đường. Bởi, việc bổ sung đường quá mức có thể gây béo phì, trong khi đó huyết áp cao phổ biến ở đối tượng này. Vì vậy, để kiểm soát bệnh huyết áp cao, ngoài việc hạn chế ăn mặn thì người bệnh còn kiểm soát lượng đường bổ sung hàng ngày.
3. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, ngoài thực phẩm nên và không nên ăn được liệt kê ở trên, người bị cao huyết áp cũng cần chú ý:
- Sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ.
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
- Dành thời gian ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục như: chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
- Chú ý giấc ngủ, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, tránh tâm lý căng thẳng.
- Đo huyết áp thường xuyên để sớm phát hiện và kiểm soát tình trạng huyết áp tăng cao.
Câu nói “bệnh từ miệng mà ra” quả đúng không sai. Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, với danh sách những thực phẩm liệt kê ở trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “huyết áp cao nên ăn gì, kiêng gì”. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về huyết áp cao, người bệnh có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Xem thêm:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Thực phẩm nên tránh ở người huyết áp cao
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/foods-to-avoid - 17 thực phẩm nên tránh ở người huyết áp cao
https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-blood-pressure#dash-diet
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.