Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cách kiểm soát tốt nhất 2021
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cách kiểm soát tốt nhất 2021

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    12/10/21

    Chỉ số huyết áp là một trong các tiêu chí quan trọng, góp phần đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Huyết áp cao hoặc thấp đều phản ảnh sự bất bình thường trong cơ thể. Vậy, đối với người khỏe mạnh thì huyết áp bao nhiêu là bình thường?

    5/5 - (8 bình chọn)

    Bài viết có sự tham vấn y khoa của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam.

    1. Tổng quan về huyết áp

    Huyết áp là áp lực tác động tới thành mạch để tạo động lực đẩy máu từ tim tới các vị trí khác trong cơ thể. Từ đó, giúp nuôi sống tế bào, duy trì và phát triển sự sống. Huyết áp được tạo thành dưới sự co bóp của tim, sức cản của thành động mạch.

    Các chỉ số huyết áp cao hay thấp hơn bình thường đều ảnh hưởng tới sức khỏe và có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như ngất xỉu, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận…

    2. Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

    huyết áp bao nhiêu là bình thường

    Ở người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp luôn giữ ổn định, không có sự tăng giảm thất thường. Việc đánh giá huyết áp bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào 2 chỉ số:

    • Huyết áp tâm thu: áp lực của máu trong thành mạch khi tim đang hoạt động.
    • Huyết áp tâm trương: áp lực của máu giữa 2 lần đập của tim.

    Khi kiểm tra, các chỉ số huyết áp sẽ được thể hiện dưới dạng phân số với huyết áp tâm thu/ huyết áp tâm trương. Ở những người từ 20 tuổi trở lên, không kể nam nữ thì huyết áp ổn định vào khoảng 120/80 (mmHg).

    Để xác định chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường, bên cạnh 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, còn phải căn cứ vào độ chênh lệch giữa hai chỉ số. Cách tính như sau: Lấy huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương. Nếu kết quả thu được nhỏ hơn hoặc bằng 20-25 hoặc thì kết luận huyết áp kẹt (nguy cơ biến chứng cao). Ngược lại, nếu khoảng cách này lớn hơn hoặc bằng 40 thì huyết áp của bạn đang ở mức an toàn.

    Xem thêm Huyết áp cao là gì?  Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    3. Chỉ số huyết áp bình thường theo từng độ tuổi

    Mỗi độ tuổi đều có mức huyết áp an toàn, huyết áp trung bình tương ứng. Việc theo dõi huyết áp giúp chúng ta xác định vấn đề sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe tim mạch. Cụ thể huyết áp theo từng độ tuổi như sau:

    ĐỘ TUỔI HUYẾT ÁP BÌNH THƯỜNG (mmHg)
    1 – 12 tháng ⭐ 75/50 đến 100/70
    1 – 4 tuổi ⭐ 80/50 đến 110/80
    3 – 5 tuổi ⭐ 80/50 đến 110/80
    6 -13 tuổi ⭐ 85/55 đến 120/80
    13 – 18 tuổi ⭐ 95/60 đến 140/90
    20-24 tuổi ⭐ 108/75 đến 132/83
    25-29 tuổi ⭐ 109/76 đến 133/84
    30-34 tuổi ⭐ 110/77 đến 134/85
    35-39 tuổi ⭐ 111/78 đến 135/86
    40-44 tuổi ⭐ 112/79 đến 125/83
    45-49 tuổi ⭐ 115/80 đến 139/88
    50-54 tuổi ⭐ 116/81 đến 142/89
    55-59 tuổi ⭐ 118/82 đến 144/90
    Người già (trên 60 tuổi) ⭐ 121/83 đến 149/91

    Trên đây là ngưỡng huyết áp an toàn qua từng độ tuổi. Nếu huyết áp của bạn ở mức cao hay thấp hơn trong nhiều lần đo liên tiếp, bạn cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe tim mạch.

    4. Huyết áp không bình thường gây tác hại gì đối với sức khỏe?

    Huyết áp bình thường, hay còn gọi là huyết áp tối ưu, huyết áp ổn định đồng nghĩa với quá trình tuần hoàn trong cơ thể diễn ra thuận lợi, lượng máu cung cấp đến các cơ quan liên tục, dồi dào.

    Ngược lại, huyết áp bất bình thường, chia thành hai dạng là huyết áp cao và huyết áp thấp đều có thể khiến người bệnh đối mặt với các nguy cơ rủi ro về sức khỏe. Cụ thể là:

    • Ảnh hưởng đến chức năng tim, gây nguy cơ suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não…
    • Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim.
    • Xuất huyết mắt, giảm thị lực.
    • Khó thở, thở gắng sức, đau tức ngực
    • Người mệt mỏi, rệu rã, hoa mắt, chóng mặt, giảm khả năng vận động…

    5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp

    Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi, ngoài ra chúng còn chịu tác động của nhiều yếu tố như:

    • Khi sau khi tập thể dục, cơ thể vận động mạnh, nhịp tim đập nhanh khiến huyết áp dâng cao. Một số trường hợp có thể gây huyết áp cao. Ngược lại, khi cơ thể không vận động, tim đập chậm lại, huyết áp sẽ giảm xuống.
    • Cơ thể bị thương, mất nhiều máu cũng khiến cho huyết áp giảm xuống.
    • Ăn uống cũng tác động đến huyết áp. Nếu ăn quá mặn trong thời gian dài làm tăng thể tích máu. Đây cũng là nguyên nhân huyết áp cao.
    • Tâm trạng thiếu ổn định, thường xuyên lo lắng, kích động mạnh cũng là yếu tố khiến huyết áp thay đổi bất thường.
    • Thói quen hút thuốc là và sử dụng chất kích thích gây tác động tiêu cực đến huyết áp. Vì vậy, không hút thuốc lá, uống cà phê trước khi tiến hành đo 15-30 phút. Đồng thời, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp để không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

    6. Biện pháp giúp duy trì huyết áp bình thường ổn định

    làm thế nào để huyết áp luôn ổn định

    Giữ huyết áp luôn ở mức bình thường và dưới mức bình thường một chút là cách bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, mỗi người hãy chú ý thực hiện những điều sau:

    6.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

    Thực đơn ăn uống có tác động không nhỏ tới sự ổn định của huyết áp. Chế độ ăn uống khoa học giúp bạn duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh các căn bệnh nguy hiểm.

    • Tăng cường rau xanh, trái cây nhiều màu sắc như: Rau mồng tơi, rau bắp cải, rau muống, thanh long, cam, bưởi…
    • Bổ sung thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, omega-3 trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…
    • Hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật, bơ, đồ ăn chứa nhiều đường…
    • Tránh rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích…

    6.2. Luyện tập thể dục thường xuyên

    Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, việc luyện tập thể dục rất quan trọng trong việc kiểm soát, giúp huyết áp luôn ở mức ổn định. Nên lựa chọn môn thể thao, bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như: chạy bộ, đi bộ, tennis, đánh cầu lông, bài tập erobic…

    Luyện tập thể dục 30 phút/ngày, 3-5 lần/tuần giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát bệnh tim mạch, huyết áp.

    6.3. Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ngủ đủ giấc vào ban đêm, nghỉ ngơi hợp lý giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Nghiên cứu cũng chỉ ra, với những người ngủ ít hơn 6 giờ một đêm có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người ngủ đủ giấc.

    Bên cạnh đó, tâm lý thoải mái, thư giãn cũng giúp ổn định huyết áp hơn là với những người thường xuyên cáu gắt.

    6.4. Kiểm soát cân nặng

    Cân nặng và huyết áp thường đi liền với nhau. Với những người thừa cân béo phì, đặc biệt là có vòng eo lớn thường có nguy cơ bị mỡ máu cao, tăng huyết áp so với người bình thường.

    Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng an toàn cũng là cách giúp huyết áp ổn định, đồng thời, giảm nguy cơ mắc bệnh như rối loạn mỡ máu, tiểu đường…

    6.5. Thường xuyên đo huyết áp, kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần là điều nên thực hiện và được chuyên gia y tế khuyến cáo. Cách này không chỉ giúp bạn sớm phát hiện bệnh mà còn phòng bệnh sớm nhất.

    kiểm tra huyết áp định kỳ

    Ngoài ra, việc theo dõi huyết áp thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện những thay đổi bất thường trong huyết áp để có phương pháp điều trị kịp thời.

    Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Câu hỏi đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Người có chỉ số huyết áp thất thường có nguy cơ đối mặt với biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, cần chủ động phòng bệnh, theo dõi huyết áp thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp khắc phục kịp thời.

    >>> XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mỡ máu có uống được mật ong – Lời đáp và 7 cách sử dụng 09/05/24
      Mỡ máu có uống được mật ong không là thắc mắc cần giải đáp của cô Phạm Thu Hoàn (Khương…
      Bí đao chữa mỡ máu cao: 4 công thức tốt cho người máu nhiễm mỡ 31/05/22
      Bên cạnh công dụng làm món ăn, thức uống giải nhiệt, bí đao chữa mỡ máu cũng là bài thuốc…
      Rối loạn vận mạch não – 5 Dấu hiệu và 4 Nguyên nhân 25/05/24
      Rối loạn vận mạch não là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới chức năng thần…
      Thuốc vastanic là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý 26/04/22
      Người bị mỡ máu cao có thể đã từng sử dụng hoặc nghe tới tên thuốc vastanic. Vậy thành phần,…
      Xem thêm