Hút dịch khớp gối là một thủ thuật dùng để chấn đoán và điều trị một số tình trạng có liên quan tới khớp gối. Dưới đây là quy trình và những lưu ý khi thực hiện thủ thuật này.
1. Hút dịch khớp gối là gì?
Đây là một thủ thuật mà bác sĩ sẽ dùng kim tiêm chuyên dụng để hút chất lỏng từ đầu gối ra ngoài. Để phục vụ cho chẩn đoán, chất lỏng thu được sẽ được đưa về phòng thí nghiệm. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh lý mà bạn đang gặp phải. Đối với trường hợp phục vụ cho điều trị, việc chọc hút dịch sẽ giúp làm sạch ổ viêm, giảm sưng đau, giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn.
2. Khi nào nên hút dịch khớp gối?
Bác sĩ điều trị của bạn sẽ là người quyết định có nên chọc hút dịch khớp gối không. Bởi tùy vào tình trạng bệnh, sự cấp thiết phải tiến hành thủ thuật mà bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định.
Thông thường, những trường hợp sau sẽ được chỉ định:
- Được dùng như một biện pháp để chẩn đoán bệnh như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm khớp dạng thấp, gout…
- Lượng dịch dư thừa trong khớp gối lớn cần phải hút bớt để giảm đau. Cụ thể là: tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp gối…
- Chọc hút dịch khớp gối cũng được thực hiện trước khi tiêm vào khớp một số loại thuốc, đơn cử là corticosteroid. Điều này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng.
- Đánh giá hiệu quả điều trị.
3. Chống chỉ định
Một số trường hợp sau không phù hợp với phương pháp này:
- Nhiễm trùng da hoặc các mô sâu hơn tại vị trí khớp gối cần tiến hành thủ thuật: Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn khớp nếu tiến hành thủ thuật.
- Viêm tủy xương lân cận.
- Người bị rối loạn đông máu, có nguy cơ chảy máu.
- Bị gãy xương cấp tính.
- Người đã phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
- Người có huyết áp không ổn định, đặc biệt là người bị cao huyết áp.
- Bệnh nhân có tiền sử đau tim, tiểu đường.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm.
4. Quy trình chọc hút dịch khớp gối
Quy trình chọc hút dịch khớp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của người bệnh. Người bệnh cần thuốc gây tê tại chỗ. Điều này sẽ giúp cho người bệnh không cảm thấy đau trong quá trình chọc hút.
4.1. Chuẩn bị
Người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện tiến hành thủ thuật. Bác sĩ sẽ giải thích quy trình thực hiện thủ thuật. Bạn sẽ không cần phải nhịn ăn. Hãy chắc chắn rằng mình đã hiểu hết về quy trình và hỏi bất kỳ điều gì còn thắc mắc.
Quan trọng là bạn cần thông báo với bác sĩ những điều dưới đây trước khi tiến hành thủ thuật:
- Tiền sử dị ứng của bản thân, đặc biệt là dị ứng thuốc.
- Các loại thuốc, thực phẩm bổ sung đang sử dụng. Đặc biệt là thuốc làm loãng máu, kể cả aspirin.
- Bệnh lý đang điều trị, đặc biệt là rối loạn chảy máu.
- Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
4.2. Thực hiện hút dịch khớp gối
Thông thường thời gian thực hiện thủ thuật sẽ diễn ra nhanh trong vài phút.
- Người bệnh sẽ được nằm trên giường bệnh. Tư thế nằm và để chân sẽ do bác sĩ hướng dẫn. Thông người người bệnh nên để đầu gối tạo thành góc 20 độ.
- Bác sĩ sẽ làm sạch vùng da ở vị trí chọc hút dịch khớp gối và đánh dấu vị trí chọc kim.
- Sau đó người bệnh có thể được tiêm hoặc xịt thuốc gây tê tại chỗ. Có thể dùng thuốc an thần nếu bác sĩ thấy cần thiết.
- Bác sĩ sẽ đưa kim vào khớp gối và rút ra một lượng chất lỏng vào ống tiêm. Trong lúc đưa kim tiêm vào khớp gối một đầu dò siêu âm bên ngoài da có thể được sử dụng để cung cấp hình ảnh hút dịch khớp gối. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác hướng kim tiêm và lượng dịch phải hút ra.
- Để điều trị các tình trạng bệnh lý có thể lượng chất lỏng phải hút từ khớp gối sẽ nhiều hơn. Sau khi hút dịch khớp bác sĩ sẽ tiêm thuốc để giảm sưng, đau.
4.3. Sau khi hút dịch khớp gối
Bác sĩ sẽ làm sạch vùng da vừa chọc hút dịch và băng lại. Người bệnh được đề nghị ngồi nghỉ tại viện ít nhất 30 phút.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chăm sóc sau hút dịch khớp gối. Người bệnh chỉ tháo băng đúng thời điểm bác sĩ chỉ định; Giữ vệ sinh vùng chọc hút; Không nhảy, nâng vật nặng, hoạt động đầu gối quá mức trong vòng vài ngày sau thủ thuật.
Đối với trường hợp tiêm thuốc tê nội khớp người bệnh cần hạn chế vận động khớp gối trong 4 – 8 giờ. Với người được tiêm corticosteroid nội khớp, có thể cần bất động từ 1 – 2 ngày.
Để chẩn đoán bệnh, mẫu dịch khớp sẽ được mang đi xét nghiệm. Tại đây, kỹ thuật viên có thể phân tích số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu, protein và các chất khác trong mẫu dịch. Dấu hiệu của tinh thể muối urat, nhiễm trùng cũng được xem xét… Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
5. Hút dịch khớp gối có ảnh hưởng gì không?
Khi đứng trước thủ thuật này luôn băn khoăn hút dịch khớp gối có nguy hiểm không. Rủi ro khi thực hiện thủ thuật này có thể kể tới là:
- Đau, bầm tím, sưng tấy nơi châm kim. Các dấu hiệu này không quá đáng ngại, thường sẽ hết sau vài giờ tới vài ngày.
- Dị ứng với thuốc tiêm vào khớp
- Ngất
- Tổn thương gân, dây thần kinh, mạch máu do quá trình đâm kim.
- Nhiễm trùng: Do thực hiện thủ thuật ở những địa chỉ không uy tín. Dụng cụ thực hiện thủ thuật không được vô trùng. Điều này sẽ gây tổn thương khớp.
Ngay khi phát hiện những triệu chứng này, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Đặc biệt, cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu khớp gối của bạn đau dữ dội, bị chảy máu ở vị trí hút, sốt.
Lưu ý là không phải ai cũng gặp phải tất cả các rủi ro này. Nếu bạn thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm thì khả năng rủi ro sẽ giảm. Nếu có xuất hiện các triệu chứng như trên thì bác sĩ hoàn toàn có thể xử lý được.
6. Hút dịch khớp gối bao nhiêu tiền? Ở đâu?
Phần lớn các cơ sở y tế đều có thể thực hiện thủ thuật này. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần chọn địa chỉ uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại.
Chi phí hút dịch khớp gối sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh, thời điểm. Nếu chọc hút đi kèm tiêm thuốc sẽ tính thêm chi phí. Nếu áp dụng thẻ bảo hiểm y tế thì mức chi trả của người bệnh sẽ thấp hơn.
Dưới đây là bảng giá dịch vụ tham khảo:
dịch vụ | Giá (đồng) |
✅ Hút dịch khớp gối | ⭐ 114.000 |
✅ Hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm | ⭐125.000 |
✅ Tiêm khớp gối | ⭐ 91.500 |
7. Một số lưu ý
Đối với những bệnh nhân cần tiến hành thủ thuật này, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau quá trình tiến hành chọc hút.
- Nên đi cùng người nhà để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất sau khi tiến hành thủ thuật.
- Người bệnh cũng cần lưu ý về vấn đề chăm sóc sức khỏe sau khi hút dịch khớp. Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Có thể chườm đá để giảm đau. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, omega-3; hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn…
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám đúng hẹn.
Những thông tin về hút dịch khớp gối trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan tới khớp gối hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Mổ tràn dịch khớp gối có đắt không?
- Địa chỉ khám chữa đau khớp gối
- Chi phí tiêm chất nhờn vào khớp gối
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Chọc dịch khớp gối
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470229/ - Chọc dịch khớp
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-joint-aspiration
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.