Hỏi: Thời gian gần đây tôi thường xuyên mất ngủ. Mỗi đêm tôi chỉ ngủ được chừng 2-3 tiếng, tỉnh giấc nửa đêm là trằn trọc mãi không vào giấc nên người mệt mỏi. Nhiều người mách tôi nấu nước hạt muồng chữa mất ngủ. Vậy tôi xin hỏi hạt muồng có chữa mất ngủ thật không?
(Nguyễn Thu Trang – 50 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh)
Trả lời:
Xin gửi lời cám ơn tới cô Nguyễn Thu Trang đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho tambinh.vn. Với câu hỏi “hạt muồng chữa mất ngủ”, mời cô Thu Trang và bạn đọc tham khảo bài viết chi tiết dưới đây:
1. Hạt muồng là gì?
Hạt muồng (hay còn gọi là thảo quyết minh, đậu ma, giả lục đậu…) là hạt của cây đậu muồng – vị thuốc nam nổi tiếng.
Cây đậu muồng có chiều cao khoảng 30 – 90cm, đôi khi một số cây có thể cao tới 150cm. Cây có lá kép, hình lông chim, lá mọc so le, mỗi lá có 2 – 4 lá chét. Lá chét hình trứng mở rộng ở đầu lá, dài chừng 3 – 5cm, rộng khoảng 15 – 20mm.
Quả của cây đậu muồng mọc ở kẽ lá, khoảng 1 – 3 lá sẽ có hoa, hoa màu vàng tươi. Quả có hình trụ, dài chừng 12 – 14cm, rộng 44m. Bên trong quả có khoảng 25 hạt, đó chính là hạt muồng.
Hạt muồng có hình trụ, đôi khi có hình tháp, hai đầu vát chéo, chiều dài chừng 3 – 6mm, đường kính khoảng 1 – 2,5mm. Hạt có màu nâu nhạt hoặc lục nâu, bóng. Bốn cạnh hạt thường nổi thành gò, nhô lên khỏi vỏ hạt thành đường gân bao quanh. Vỏ hạt cứng, khi cắt ngang thấy dịch màu vàng nhạt hoặc trắng, không mùi, vị hơi đắng.
2. Hạt muồng có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Theo Y học cổ truyền, hạt muồng mang vị nhạt, hơi đắng. Dược liệu này được đông y sử dụng để trị chứng mất ngủ, đau mắt đỏ, mắt mờ, táo bón, hắc lào, nấm da, nhuận tràng, lợi thủy, thông tiện…
Theo nghiên cứu y học hiện đại, hạt muồng mang đến những lợi ích sức khỏe sau:
2.1. Chống lại oxy hóa
Hạt muồng được biết đến với công dụng chống oxy hóa. Do trong hạt chứa Polyphenol có tác dụng chống lại các tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do. Từ đó, giúp ngăn ngừa bệnh lý ung thư, xơ vữa động mạch…
2.2. Chống viêm
Theo nghiên cứu, hoạt chất methanol trong hạt muồng có tác dụng chống lại tác nhân gây viêm như histamine, carrageenan hay serotonin… Đồng thời, hoạt chất có tác dụng chống tăng sinh với các tế bào ung thư tử cung.
2.3. Tốt cho người bệnh tiểu đường
Hàm lượng butanol trong hạt muồng giúp kiểm soát lượng glucozo và insulin tiết ra. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh lý tiểu đường.
2.4. Bảo vệ sức khỏe gan
Theo chuyên gia sức khỏe, hoạt chất ononitol monohydrate giúp giảm nồng độ transaminase trong huyết thanh, tăng khả năng chống oxy hóa. Từ đó, hạt muồng giúp bảo vệ gan, giải độc gan hiệu quả.
3. Hạt muồng chữa mất ngủ có đúng không?
Hạt muồng từ xa xưa đã được dân gian sử dụng như vị thuốc tốt chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn, không biết thực hư hạt muồng chữa mất ngủ đúng không?
Theo Đông y, hạt muồng nổi tiếng là vị thuốc an thần, chữa mất ngủ. Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, hạt muồng chứa aloeemodin monoglucosid, physcion diglucosid, chrysophanol diglucosid… Những hoạt chất này có tác dụng giúp an thần, giảm stress, mát gan, bổ thận, chữa bệnh về mắt.
Vì vậy, hạt muồng được xem là vị thuốc có tác dụng cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Mất ngủ kéo dài – Có nhiều đang mắc phải nhưng không biết cách khắc phục
4. Hướng dẫn cách sử dụng hạt muồng chữa mất ngủ
Khi gặp tình trạng mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:
4.1. Bài thuốc hạt muồng, cây lạc tiên, lá vông
Chuẩn bị: 12g hạt muồng khô sao thơm, 15g cây lạc tiên, 6g lá vông.
Cách thực hiện:
- Các dược liệu đem rửa sạch để loại bỏ bụi sạn và tạp chất;
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm đem sắc với 1 lít nước.
- Uống hết nước trong ngày.
4.2. Bài thuốc hạt muồng, tim sen, mạch môn
Chuẩn bị: 12g hạt muồng, 5g tim sen, 10g mạch môn.
Cách thực hiện:
- Tim sen, hạt muồng sao khô, mạch môn bỏ lõi giã dập;
- Các nguyên liệu đem sắc lấy nước và uống hết trong ngày.
- Mỗi ngày uống 1 thang để cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp.
4.3. Bài thuốc hạt muồng và hắc táo nhân
Chuẩn bị: 12g hạt muồng, 10g toan táo nhân.
Cách thực hiện:
- Hạt muồng sao cháy, táo nhân sao đen;
- Các nguyên liệu trên mang hãm lấy nước uống hết trong ngày.
- Nên uống nước vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ.
- Uống liên tiếp từ 10 – 15 ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
5. Lưu ý khi sử dụng hạt muồng chữa mất ngủ
Khi sử dụng hạt muồng chữa mất ngủ, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Hạt muồng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng hạt muồng, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
- Nên sử dụng nước sắc từ hạt muồng sau khi ăn để phát huy tối đa công dụng.
- Không nên uống hạt muồng qua đêm, bởi điều này có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
- Không nên lạm dụng hạt muồng. Bởi, nếu dùng quá nhiều cùng lúc sẽ không tốt cho sức khỏe. Liều dùng được khuyến cáo là từ 10 – 15g/ ngày.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ trước khi dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
- Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng (tiêu chảy) không nên dùng hạt muồng.
- Cuối cùng, khi mua hạt muồng bạn nên tìm mua tại các địa chỉ uy tín, tránh nhầm lẫn với một số vị thuốc khác.
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn cô Nguyễn Thu Trang và độc giả đã có câu trả lời về “hạt muồng chữa mất ngủ hay không”. Mặc dù hạt muồng có tác dụng chữa mất ngủ, tùy nhiên nó chỉ mang tính chất hỗ trợ. Khi bị mất ngủ kéo dài, uống hạt muồng không cải thiện người bệnh nên thăm khám bác sĩ.
Xem thêm:
- 7 cách pha tim sen chữa mất ngủ – Đang “đếm cừu” thì áp dụng ngay
- Yoga trị liệu mất ngủ – Thực hiện đơn giản nhưng cực hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.