Tôi bị mất ngủ nên các bác sĩ kê cho tôi đơn thuốc mất ngủ gồm có Amitriptyline 25mg, Tuần hoàn não Impory. Tuy nhiên khi dùng tôi luôn có cảm giác buồn ngủ, mộng mị, thức dậy thì mệt mỏi, uể oải. Hiện tại tôi đang tạm dừng thuốc vì lo ngại tác dụng phụ. Vậy có phác đồ điều trị nào không hoặc có đơn thuốc mất ngủ nào đỡ bị mệt không. Xin cảm ơn!
(Nông Văn Huyên – 67 tuổi, Phú Thọ)
Chào chú Huyên,
Với tình trạng mất ngủ của chú không biết chú đã bị mất ngủ bao lâu? Để biết đơn thuốc mất ngủ nào phù hợp với mình chú nên thăm khám kỹ để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó chú cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng, tác dụng phụ gặp phải để các bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.
Chúc chú sức khỏe.
Ngoài ra, chú có thể tham khảo thông tin các đơn thuốc mất ngủ, phác đồ điều trị cụ thể và những cách chữa mất ngủ không dùng thuốc dưới đây.
1. Phác đồ điều trị mất ngủ
Mất ngủ khiến giấc ngủ của người bệnh không trọn vẹn. Người bệnh thường gặp phải các tình trạng như khó vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc, ngủ không ngon giấc, thời gian ngủ ít, thường xuyên bị tỉnh giấc và rất khó ngủ lại kèm theo suy giảm sức khỏe, mệt mỏi, khó tập trung.
Để điều trị mất ngủ, nguyên tắc đầu tiên là xét đến nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu nguyên nhân do tâm lý, cảm xúc thường được điều trị bằng dược lý và tâm lý. Trong đó đơn thuốc kê dùng thuốc an thần kinh và thuốc chống trầm cảm.
Điều trị mất ngủ nguyên nhân thực tổn như các bệnh lý nội khoa, bệnh lý thần kinh hoặc rối loạn giấc ngủ do sử dụng chất tác động tâm thần cần điều trị triệu chứng bệnh kết hợp với các loại thuốc an thần.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân sinh bệnh mất ngủ, các bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc mất ngủ cho phù hợp.
2. Đơn thuốc điều trị mất ngủ
Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc trong đơn thuốc mất ngủ kéo dài thường được bác sĩ kê đơn. Các nhóm thuốc này tập trung vào tác dụng an thần, dịu thần kinh đồng thời kết hợp một số thuốc giúp bổ não. Cụ thể:
2.1. Thuốc ngủ – thuốc giải lo âu gây ngủ
Thuốc ngủ hay còn gọi là thuốc an thần. Cơ chế của thuốc an thần là làm dịu thần kinh bằng cách làm chậm hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Thuốc an thần thường được các bác sĩ kê đơn điều trị trong trường hợp lo lắng, rối loạn giấc ngủ, không vào giấc, ngủ chập chờn, khó ngủ.
Các thành phần thuốc an thần thường được kê đơn như Zolpidem, Diazepam
2.1.1. Thuốc an thần Zolpidem
Thuốc Zolpidem là thuốc an thần gây ngủ, giúp giải lo âu, giảm đau cơ và chống rối loạn tiêu hóa. Zolpidem có tác dụng nhanh và ngắn. Với liều thông thường, người bệnh bị mất ngủ kéo dài khi sử dụng sẽ rút ngắn thời gian bắt đầu vào giấc ngủ, kéo dài thời gian ngủ, duy trì giấc ngủ sâu.
Liều dùng:
Người lớn:
– Viên nén thông thường: liều khuyến cáo là 10mg trước khi đi ngủ
– Viên giải phóng kéo dài liều khuyến cáo là 12,5mg
– Trong tất cả các trường hợp không được dùng Zolpidem vượt quá liều 10mg mỗi ngày
Trẻ em dưới 18 tuổi: không có khuyến cáo sử dụng cho trẻ em
Người cao tuổi hoặc suy nhược: dùng liều khởi đầu là 5mg (viên nén) hoặc 6,25mg (viên phóng thích kéo dài) trước khi ngủ. Sau đó có thể điều chỉnh liều cần thiết.
Bệnh nhân suy gan: Liều khởi đầu thông thường là 5mg (viên nén thông thường) hoặc 6,25mg (viên phóng thích kéo dài) trước khi ngủ. Sau đó có thể điều chỉnh liều cần thiết.
Bệnh nhân suy thận: Cần giám sát chặt chẽ liều lượng
* Lưu ý:
Nên uống thuốc Zolpidem trước khi ngủ
Đối với viên giải phóng kéo dài cần nuốt nguyên viên, không được nhai
Thời gian dùng thuốc cần cụ thể. Ví dụ như mất ngủ do thay đổi múi giờ hoặc du lịch nên dùng thuốc trong 2-5 ngày. Mất ngủ do stress tinh thần thường điều trị trong 2-3 tuần…
2.1.2. Thuốc Diazepam
Diazepam là thuốc dạng an thần, giải lo âu và gây ngủ. Thuốc dùng trong trường hợp lo âu, kích động, mất ngủ. Nếu trầm cảm kèm trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ có thể dùng diazepam cùng với thuốc chống trầm cảm.
Liều dùng:
Người lớn:
– Để an thần dùng từ 5 -15mg/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nên tách thành nhiều lần uống trong ngày
– Trường hợp co thắt cơ: 2- 15mg, trường hợp nặng có thể tăng liều.
– Bệnh động kinh ở người lớn dùng 2 – 60mg/ngày và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Trẻ em:
Trên thực tế Diazepam thường ít được chỉ định cho trẻ em.
2.2. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng nhiều trong đơn thuốc chữa mất ngủ. Đây là một trong những loại thuốc trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Cơ chế của thuốc chống trầm cảm là làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin, norepinephrine và dopamine – những chất cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác hưng phấn, giảm chán nản.
Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm còn giúp ngủ ngon, tăng phản ứng thèm ăn và cải thiện khả năng tập trung.
Các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng như:
2.2.1. Thuốc chống trầm cảm Amitriptyline
Thuốc chống trầm cảm Amitritylin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, được dùng điều trị các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo lắng, gây mất ngủ, khó ngủ.
Tuy nhiên Amitriptyline không phải là lựa chọn đầu tay khi bắt đầu điều trị trầm cảm do có nhiều tác dụng phụ so với các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới.
Liều dùng:
Người lớn:
– Liều khởi đầu 25mg x2 lần/ngày
– Muốn tăng liều nên tăng 25mg mỗi 2 ngày.
Người cao tuổi trên 65 tuổi và người mắc bệnh tim mạch:
– Liều khởi đầu: 10-25mg/ngày
– Có thể tăng liều tối đa 100 – 150mg chia làm 2 lần, tùy vào khả năng đáp ứng và dung nạp thuốc của từng bệnh nhân.
* Tác dụng của thuốc có hiệu quả sau 2-4 tuần và phải dùng duy trì nếu người bệnh vẫn còn triệu chứng của trầm cảm.
>>> Xem thêm: Thuốc trị mất ngủ Amitriptylin: Công dụng, liều dùng và lưu ý
2.2.2. Thuốc chống trầm cảm Mirtazapine
Mirtazapine là thuốc chống trầm cảm 4 vòng, có tác dụng cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Từ đó cải thiện tình trạng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.
Liều dùng:
Người lớn:
– Liều khởi đầu từ 15mg/ngày, nếu không đáp ứng có thể tăng tới tối đa 45mg/ngày với khoảng cách ít nhất 1-2 tuần giữa các lần thay đổi.
Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều nhưng cần thận trọng khi dùng thuốc
Người suy gan, thận:
Cân nhắc giảm liều cho bệnh nhân suy gan (độ thanh thải của mirtazapine giảm 30%) và bệnh nhân suy thận (độ thanh thải của mirtazapine giảm từ 30-50%).
2.3. Đơn thuốc mất ngủ có thuốc chống loạn thần
Thuốc chống loạn thần là một trong những loại thuốc thường dùng trong đơn thuốc điều trị mất ngủ mãn tính. Thuốc chỉ định trong trường hợp điều trị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, lo âu nghiêm trọng hoặc trầm cảm.
Nhóm thuốc chống loạn thần chia thành 2 loại là thuốc chống loạn thần thế hệ cũ (đã có từ giữa những năm 1950) và thuốc chống loạn thần thế hệ mới (được phát triển vào những năm 1990).
Cả 2 loại này hoạt động bằng cách ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh trong não dopamine.
Các loại thuốc chống loạn thần có tác dụng gây ngủ thường được kê đơn như:
– Chlorpromazine: 25mg – 500mg/ngày x 7- 10 ngày.
– Haloperidol: 0.5mg – 40mg/ngày x 7- 10 ngày.
– Olanzapine: 2.5mg – 20mg/ngày x 7- 10 ngày.
2.4. Thuốc điều chỉnh khí sắc
Thuốc chỉnh khí sắc là thuốc được dùng để điều chỉnh cảm xúc ở những bệnh nhân bị hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp. Thuốc giúp giảm tình trạng cảm xúc bị quá mức.
Khi dùng thuốc điều chỉnh khí sắc, các bác sĩ có thể kê đơn để kết hợp dùng với thuốc chống trầm cảm để tăng hiệu quả.
Một số loại thuốc điều chỉnh khí sắc (ổn định tâm trạng) dùng để điều trị mất ngủ như:
– Carbamazepine: 100mg – 800mg/ngày x 7-10 ngày.
– Gabapantin: 100mg – 3600mg/ngày x 7-10 ngày.
– Oxcarbazepin: 150mg – 2400mg/ngày x 7-10 ngày.
* Lưu ý:
Các thuốc này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh để được kê với liều lượng phù hợp.
2.5. Thuốc tăng tuần hoàn máu não
Một trong những loại thuốc trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thường được kê đơn kèm theo trong đơn thuốc mất ngủ là thuốc tăng tuần hoàn máu não.
Đối với trường hợp mất ngủ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi có thể kết hợp dùng thuốc tăng tuần hoàn máu não.
Trường hợp thiếu máu não dẫn đến mất ngủ cũng có thể dùng thuốc tăng tuần hoàn máu não để cải thiện.
Một số thuốc thường dùng như:
2.5.1. Thuốc tăng tuần hoàn máu não Piracetam
Thuốc Piracetam tác động lên não bộ và hệ thần kinh, cải thiện tình trạng thiếu oxy lên não và tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như Acetylcholin, Noradrenalin, Dopamine. Thuốc có thể làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh và góp phần điều chỉnh môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn.
Liều dùng Piracetam:
Người lớn:
– Dùng 400mg x 3-4 viên/ngày
– Dùng từ 10-20 ngày
Đối với bệnh nhân suy giảm nhận thức hay thiếu máu hồng cầu hình liềm cần có chỉ định của bác sĩ với liều cụ thể.
Trẻ em: Chưa có thông tin sử dụng khi điều trị chứng mất ngủ.
2.5.2. Thuốc Canvinton
Thuốc Canvinton là thuốc hướng tâm thần, có thành phần là vinpocetine. Thuốc cải thiện lưu lượng máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ, bảo vệ hệ thần kinh đồng thời kích thích chuyển hóa não, tăng mức thu nhận oxy và glucose.
Liều dùng:
Người lớn: Dùng liều khởi đầu 5mgx3 viên /ngày. Thời gian từ 10-20 ngày
Không cần điều chỉnh liều đối với người mắc bệnh gan, thận
Liều dùng hàng ngày tối đa 60mg là an toàn
Dùng sau bữa ăn hàng ngày và uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
3. Lưu ý khi sử dụng đơn thuốc mất ngủ
Đơn thuốc mất ngủ phải được các bác sĩ kê đơn theo tình trạng bệnh của cá nhân.
Người bệnh cần thận trọng khi điều trị mất ngủ như:
– Không tự ý dùng đơn thuốc của người khác
– Không tự ý tăng liều, giảm liều
– Cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để biết có tương tác thuốc hay không
– Không nên sử dụng chung với các thuốc, chất kích thích
– Nếu có các tác dụng phụ liên quan đến tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp cần dừng thuốc và tham khảo ý kiến chuyên môn
– Kết hợp với liệu pháp tâm lý để cân bằng tâm trạng giúp dễ ngủ hơn
– Vệ sinh giấc ngủ bằng cách dọn dẹp phòng ngủ, tạo môi trường ổn định, tránh tiếng ồn, ánh sáng xanh…
– Kết hợp liệu pháp mùi hương như xông tinh dầu để dễ ngủ
Trên đây là một số thông tin về đơn thuốc mất ngủ người bệnh có thể tham khảo. Để biết cụ thể bệnh tình của mình, người bệnh nên tới các cơ sở uy tín để thăm khám.
Nếu có thắc mắc nào đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0343446699 để được tư vấn, giải đáp cụ thể.
XEM THÊM:
- 1 viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu? – Chuyên gia giải đáp
- Khám mất ngủ ở đâu – Gợi ý 11 cơ sở uy tín nhất tại Việt Nam
- Mất ngủ có nên uống thuốc bổ não không? Uống sao cho đúng!
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.