Tôi bị thoát vị đĩa đệm L5-S1 đã lâu không khỏi, tình hình đang nặng hơn, lưng đau mỏi đặc biệt khi trở trời. Qua tìm hiểu tôi thấy có điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Xin chuyên gia giải đáp phương pháp này có hiệu quả không, chi phí bao nhiêu và tôi có thể đến cơ sở y tế nào để thực hiện?
(Nguyễn Văn Quảng, Thái Nguyên)
Chào bác,
Trường hợp thoát vị của bác cần thăm khám cụ thể về mức độ bệnh cũng như thể trạng để tiến hành phương pháp điều trị bằng laser. Nhìn chung phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng tia laser tương đối nhanh gọn, không xâm lấn nên khá an toàn. Tuy vậy bác vẫn nên tham khảo cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bác hiểu rõ hơn về quy trình và một số ưu nhược điểm của phương pháp này.
1. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là gì?
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser là cách đưa tia laser vào trong phần đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí để làm bốc hơi một lượng nhỏ nhân nhầy, từ đó giải phóng chèn ép lên các cấu trúc thần kinh. Đây còn được gọi là giải áp đĩa đệm bằng laser qua da (Percutaneous Laser Disc Decompression, PLDD).
Cách đốt đĩa đệm bằng laser này đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1986 sau đó được Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ cấp phép và áp dụng rộng rãi vào năm 1991. Tại Việt Nam, kỹ thuật này lần đầu tiên được thực hiện năm 1999, tại Trung tâm Vật lý Y sinh học TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên lý của mổ đĩa đệm bằng laser này dựa trên khái niệm hệ thủy lực của đĩa đệm. Đĩa đệm bao gồm nhân nhầy, có chứa chất keo có hàm lượng nước cao, được bao bọc bởi bao xơ không đàn hồi. Vì vậy khi lượng nhân nhầy tăng lên cũng làm tăng áp suất nội đĩa, gây đau nhức. Áp dụng nguyên lý này, chỉ cần giảm nhẹ lượng nhân nhầy bị phình ra sẽ làm giảm áp suất nội đĩa, từ đó đưa đĩa đệm trở về trạng thái bình thường.
Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser có hiệu quả không?
Đây là thắc mắc của không ít người khi lo ngại những biến chứng nguy hiểm xảy ra và hiệu quả điều trị. Đã có những nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này với cắt đĩa đệm vi phẫu. Cụ thể trong kết quả so sánh 500 trường hợp cắt đĩa đệm bằng vi phẫu và 500 trường hợp thực hiện thủ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da cho thấy tỷ lệ thành công ở PLDD đến 83,8 người có kết quả tốt hoặc thành công và hoàn toàn không để lại biến chứng.
Như vậy, có thể thấy, phương pháp giải nén đĩa đệm bằng laser qua da là phương pháp điều trị thay thế an toàn, ít xâm lấn dành cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm. Nếu phát hiện sớm có thể cải thiện được 80% tình trạng bệnh.
>>> Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
3. Các bước điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser
3.1. Thăm khám trước khi tiến hành thủ thuật
Trước khi tiến hành thủ thuật dùng tia laser để giảm áp đĩa đĩa đệm, các bác sĩ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh để nhận định trường hợp cần sử dụng phương pháp.
Nếu trường hợp chỉ bị thoái hóa đĩa đệm nhẹ như phình lồi đĩa đệm thì có thể điều trị bằng phương pháp này. Trường hợp nặng hơn khi bị thoát vị, nhân nhầy lọt ra ngoài bao xơ làm xẹp đĩa đệm sẽ phải cân nhắc phương pháp khác.
Các bác sĩ sẽ đưa ra phương án và thông tin phương pháp điều trị, về chi phí, cách thực hiện, độ cải thiện và chăm sóc đĩa đệm bị tổn thương.
Trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, người bệnh cần tạm dừng uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ và tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
3.2. Tiến hành thủ thuật giảm áp đĩa đệm bằng laser
Sau khi tư vấn và giải đáp thắc mắc của người bệnh sẽ tiến hành thủ thuật bằng cách:
- Gây tê cục bộ để giảm đau nhức
- Đánh dấu vị trí cần điều trị
- Sử dụng máy tia laser có bước sóng và cường độ thích hợp để chiếu trực tiếp qua da vùng bị thoát vị
- Quá trình chiếu được hiển thị trên máy chụp X-quang để bác sĩ điều chỉnh chính xác tia laser
- Sau khi thực hiện xong người bệnh được theo dõi từ 30 – 60 phút trước khi về
- Thời gian tiến hành thủ thuật chỉ từ 20-60 phút tùy theo mức độ cần giảm áp.
3.3. Chăm sóc sau khi tiến hành
Trong thời gian sau điều trị thoát vị đĩa đệm chiếu laser, người bệnh nên tuân theo các chỉ dẫn của y tá hoặc bác sĩ chuyên môn như:
- Không ăn uống trong vòng 4 tiếng sau khi chiếu laser
- Sau 4 tiếng có thể ăn uống nhưng nên lựa chọn đồ dễ ăn, dễ tiêu hóa
- Không vận động mạnh, tập thể dục như chạy bộ, đạp xe, đi xe máy và kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 15-30 ngày.
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh sai tư thế
4. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
Mặc dù đây là phương pháp mang lại hiệu quả nhưng phù hợp với trường hợp nhẹ, khi bao xơ chưa bị rách và mới bị phồng, lồi đĩa đệm.
Ngoài ra có thể thực hiện cho các đối tượng như:
- Người bị phình đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh
- Người điều trị bằng thuốc tây trong 6 tuần liên tục không hiệu quả
Chống chỉ định:
Ngược lại, một số đối tượng không nên thực hiện phương pháp điều trị thoát vị bằng laser như:
- Người bị gãy thân cột sống
- Trượt cột sống trên độ 1
- Xẹp đĩa đệm trên 50%
- Ung thư, lao cột sống
- Vỡ đĩa đệm
- Phụ nữ mang thai hoặc những người có sức khỏe yếu không đáp ứng được thủ thuật
5. Ưu và nhược điểm của mổ thoát vị đĩa đệm bằng laser
5.1. Ưu điểm
Đây là thủ thuật được đánh giá tương đối an toàn, người bệnh không cần phải nằm viện điều trị với nhiều ưu điểm như:
- Có thể thăm khám, chỉ định và can thiệp luôn trong thời gian sớm nhất
- Kết quả thực hiện cao nếu thực hiện đúng theo chỉ định
- Không xâm lấn, không tổn thương da, cơ, xương…
- Bảo tồn được cấu trúc và chức năng của đĩa đệm
- Độ an toàn cao, thời gian hồi phục nhanh
- Thực hiện gây tê, không gây mê hoàn toàn
5.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
Không điều trị được dứt điểm căn nguyên gây bệnh bởi đây là phương pháp làm giảm áp lực tạm thời trong đĩa đệm. Qua thời gian, đĩa đệm vẫn tiếp tục bị phình, lồi.
Hiệu quả cao với những trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ. Những người đã chuyển sang thể nặng hoặc mắc bệnh nhiều năm có nguy cơ tái phát nên thực hiện phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo.
6. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser có tốn kém không?
Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, việc chữa thoát vị đĩa đệm đã đơn giản hơn nhiều, có nhiều cách thực hiện. Đối với phương pháp điều trị bằng laser, chi phí rơi vào khoảng 15-20 triệu đồng đã bao gồm các khoản thăm khám trước, trong và kiểm tra sau thủ thuật.
Mức chi phí này có thể phát sinh trong quá trình điều trị. Đây chỉ là mức giá tham khảo để người bệnh nắm được. Ngoài ra, đối với trường hợp bị thoát vị nhiều đĩa đệm trong cột sống chi phí có thể cao hơn.
7. Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser
Có nhiều đơn vị bệnh viện thực hiện được phương pháp điều trị bằng laser này như:
- Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Bạch Mai (78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội)
- Khoa Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, HCM)
- Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Quân đội 108 (số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM (929 Trần Hưng Đạo, Quận 5, HCM)
8. Lưu ý khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Cụ thể:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, omega-3, kẽm, magie…
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo có trong đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh
- Nên bổ sung đủ nước
- Tránh các thực phẩm có hại cho hệ xương khớp như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích
- Hạn chế vận động sau khi thực hiện thủ thuật, sau đó có thể cải thiện bằng các bài tập nhẹ nhàng
- Nên thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn
- Thay đổi các thói quen đi đứng ảnh hưởng đến cột sống
- Hạn chế mang vác vật nặng
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Hy vọng bác Quảng và bạn đọc đã nắm được sơ qua các bước tiến hành. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0865 344 349 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần(radio): Cách điều trị và lưu ý!
- Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm – Phương pháp hay không xâm lấn
- Chữa phồng đĩa đệm bằng diện chẩn – Phương pháp điều trị theo phác đồ Bùi Quốc Châu
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.