Điều trị căng cơ bắp chân – TOP 7 phương pháp giảm đau hiệu quả
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Điều trị căng cơ bắp chân – TOP 7 phương pháp giảm đau hiệu quả

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    01/10/21

    Đi bộ, leo núi, đạp xe, tập gym… khiến bạn bị căng cơ bắp chân. Thay vì mặc kệ cơn đau nhức làm bạn không thể vận động, đi lại, hãy thử ngay với 7 phương pháp điều trị căng cơ bắp chân dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng sau khi thực hiện.

    5/5 - (134 bình chọn)

    1. Căng cơ bắp chân là gì?

    Theo Ann Pietranggelo, căng cơ là tình trạng cơ bị kéo, xảy ra khi cơ bị căng quá mức gây ra tình trạng mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ nào, có thể là vùng lưng, cổ, vai, gân và phổ biến nhất là vùng chân.

    Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương các cơ phía sau chân. Cơ bắp chân kéo dài từ mắt cá chân lên đầu gối, hợp thành với gân gót chân hay còn gọi là gân asin tại vị trí dưới của chân.

    Hiện tượng căng cơ bắp chân gây ra triệu chứng khá đau đớn, mức độ đau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Bên cạnh đó, người bệnh còn có biểu hiện sưng tấy, bầm tím ở vùng bắp chân bị tổn thương.

    2. 7 phương pháp điều trị căng cơ bắp chân, áp dụng tới đau giảm đau tới đó

    Việc điều trị căng cơ bắp chân thường tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ở mức độ nhẹ, người bệnh nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, cơ bắp sẽ sớm phục hồi. Tuy nhiên, trường hợp nặng, cần phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ hoặc có thể phải phẫu thuật với mục đích gắn lại các đầu rách của cơ.

    Điều trị căng cơ bắp chân hiệu quả

    Điều trị căng cơ bắp chân hiệu quả

    Để cải thiện tình trạng đau nhức, giúp cơ bắp chân nhanh phục hồi, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:

    2.1. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

    Khi bị căng cơ chân, việc quan trọng nhất là dành thời gian nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương. Cách này giúp các cơ bị thương nhanh chóng phục hồi.

    Nếu phải hoạt động, người bệnh chỉ nên áp dụng các hoạt động đơn giản hàng ngày, phù hợp với khả năng của mình. Chú ý tránh vận động mạnh, lao động nặng ảnh hưởng tới vị trí cơ tổn thương.

    2.2. Kéo giãn cơ bắp chân nhẹ nhàng

    Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc kéo căng cơ bắp chân không tạo ra sự khác biệt trong ngăn ngừa giảm đau cơ ở các vận động viên. Tuy nhiên, nhiều người đã nhận ra việc kéo giãn cơ bắp nhẹ nhàng giúp họ sớm hồi phục vùng cơ bị tổn thương.

    Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy giãn cơ có tác động xấu hay góp phần vào tăng nặng đau nhức cơ bắp. Vì vậy, hãy thử thư giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau nhức bạn đang gặp phải.

    2.3. Chườm lạnh giúp giảm đau nhức cơ bắp chân

    Bạn sử dụng một túi đá lạnh, chườm lên vị trí cơ bị đau nhức. Hoặc có thể ngâm mình trong nước lạnh, massage vùng cơ bị đau nhức. Giải pháp này sẽ cải thiện nhanh triệu chứng đau nhức, sưng tấy và thậm chí là cả co rút cơ. Nên thực hiện biện pháp này liên tục trong 2-3 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

    Chườm lạnh giúp cảm đau

    Chườm lạnh giúp cảm đau

    2.4. Áp nhiệt điều trị căng cơ bắp chân

    Bên cạnh việc chườm lạnh, bạn có thể tham khảo phương pháp áp nhiệt. Trước khi thực hiện, người bệnh nên vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp nới lỏng cơ bắp.

    Nguyên tắc áp nhiệt là chườm ấm trước, sau đó là chườm lạnh.

    2.5. Sử dụng thuốc tây điều trị căng cơ bắp chân

    Theo Báo Sức khỏe và đời sống, các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị căng cơ bắp như:

    • Thuốc giảm đau nhức: Ibuprofen, Paracetamol…
    • Thuốc chống viêm không Steroid: Diclofenac, Naproxen…
    • Thuốc giãn cơ: Baclofen, Cyclobenzaprine, Amitriptyline…
    • Thuốc chống co giật: Gabapentin, Carbamazepine, Pregabalin…

    Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều thích hợp với người bị đau cơ bắp chân. Do đó, người bệnh không tự ý điều trị mà phải có chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc tây không đúng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

    2.6. Phương pháp vật lý trị liệu

    Để nhanh chóng phục hồi, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu. Các phương pháp được áp dụng phổ biến như:

    • Siêu âm
    • Massage trị liệu
    • Châm cứu
    • Bài tập phục hồi chức năng cụ thể
    châm cứu giảm đau

    Châm cứu giảm đau căng cơ bắp chân

    Tuy nhiên, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định liệu pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh của mình.

    2.7. Các bài thuốc “cây nhà lá vườn”

    Bài thuốc lá ngải cứu: Hái lá si, lá ngải cứu, lá cúc tần, mỗi loại 50g. Nguyên liệu đem giã nhỏ, thêm chút dấm ăn, sau đó đun sôi lên. Khi có được hỗn hợp này băng lên vị trí bị thương để thuốc ngấm sâu vào bên trong. Mỗi lần băng tầm 30 phút, thực hiện liên tục 2-3 ngày.

    Bài thuốc lá hẹ: Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vị tri cơ bắp bị đau, tổn thương. Ngày đắp 1-2 lần, đắp cho đến khi cải thiện triệu chứng sưng đau.

    Bài thuốc lá nhãn: Lá cây nhãn sấy khô, giã nát. Sau đó, trộn với bột chín làm thành hồ, đắp lên vị trí đau nhức. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần cách nhau chừng 3-4 tiếng.

    3. Cách phòng ngừa đau nhức cơ bắp

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, với những người thường xuyên vận động mạnh để phòng ngừa hiện tượng căng cơ bắp chân, người bệnh cần chú ý những điều sau:

    • Chú ý cơ thể, điều chỉnh các bài tập phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa hiện tượng căng cơ bắp chân. Trước khi tập thể dục, nên khởi động thật kỹ các khớp, cơ, đồng thời làm ấm cơ thể trước khi vận động.
    • Tìm hiểu các bài tập hay môn thể thao phù hợp, lên kế hoạch làm quen với môn thể thao với cường độ từ thấp lên cao. Từ đó, giảm bớt đau cơ, giảm nguy cơ chấn thương.
    • Hấp thụ một lượng caffein có thể giảm đau cơ sau khi tập luyện hoặc tập làm quen với việc uống một tách cà phê trước khi bắt đầu bài tập. Ngoài ra, bạn cũng chú ý bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nếu thiếu nước cũng là nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp.
    • Với những trường hợp đau nhức kéo dài 1 tuần sau khi tập thể dục hoặc liên tục tái phát khiến bạn mệt mỏi. Hãy đến gặp cơ sở chuyên khoa để thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.

    Điều trị căng cơ bắp chân không khó như chúng ta nghĩ. Hơn nữa, nếu kiên trì, áp dụng thường xuyên hiện tượng này cũng sẽ sớm biến mất. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các phương pháp kể trên, hãy xem xét đâu là nguyên nhân khiến cơ bắp của bạn bị căng nhức.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    8 bình luận cho “Điều trị căng cơ bắp chân – TOP 7 phương pháp giảm đau hiệu quả”

    1. Xin chào bs, tôi có vài điều muốn hỏi a. Mẹ và em trai thường bị đau chân từ cả trên đùi lớn xuống tới khớp bàn chân luôn ạ. Lúc hoạt động nhiều thì tối cực mọi ạ. Và có tham khảo được một chỗ có châm cứu và mổ truyền thống a, khi mổ là rạch một miệng nhỏ để nạn một chất màu vàng ra ngoài, sau khi nhận điều trị như vậy sẽ giảm đau được 4-5tháng ạ. Tôi muốn hỏi chất màu vàng đó là gì, và phương Pháp đó có an toàn không a

      • Chào bạn! Dịch vàng có thể là dịch khớp từ ổ khớp viêm, nhiễm khuẩn, tràn dịch, hoặc cũng có thể từ bệnh khớp tinh thể như gout. Việc chẩn đoán chính xác loại dịch cần đến cơ sở y tế thăm khám bạn nhé. Biện pháp xâm lấn này ngày càng được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu áp dụng không đúng cách.
        Để hiểu rõ hơn về các nguy cơ, bạn có thể liên hệ hotline 0343446699 để được dược sĩ tư vấn giải đáp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe.

    2. Đào văn nam viết:

      Dạ thưa bs em bị đau cơ bắp chân 2 tháng nay đứng lên đi lại khó khăn em cũng thử nhiều thuốc đông y thuốc tây em có thể xin ý kiến bs được không ạ

      • Chào bạn, đau cơ bắp chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương xương khớp, thiếu vitamin, các bệnh lý về tiểu đường… hoặc làm nhiều công việc nặng nhọc, quá sức, sai tư thế cũng có thể gây ra hiện tượng này. Do đó để có thể cải thiện tình trạng cần xác định đúng nguyên nhân và lựa chọn phương pháp phù hợp.
        Bạn chú ý điện thoại để được liên hệ hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé
        Chúc bạn sức khỏe!

    3. ha anh viết:

      bắp chân của cháu bị đau nhức mỗi khi đi lại hoặc ngồi.cug bị nhức và căng cứng .căng to rất khó chịu .đầu ngón chân thì bị tím .

      • Chào bạn, để cải thiện tình trạng bạn có thể áp dụng một số cách được nêu trong bài viết nếu trước đó bạn không gặp bất cứ chấn thương gì gây ra tình trạng này.
        Ngoài ra nếu bạn thường xuyên vận động mạnh để phòng ngừa hiện tượng căng cơ bắp chân, bạn cần chú ý
        – Nên khởi động thật kỹ các khớp, cơ, đồng thời làm ấm cơ thể trước khi vận động.
        – Chú ý bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nếu thiếu nước cũng là nguyên nhân gây đau nhức cơ bắp.
        Nếu bạn đau nhức kéo dài 1 tuần sau khi tập thể dục hoặc liên tục tái phát khiến bạn mệt mỏi. Hãy đến gặp cơ sở chuyên khoa để thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ trực tiếp.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Manbooo viết:

      Bác sĩ cho e hỏi ạ. Em đi lm bị sắt đâm nhẹ vào chỗ gần đầu gối xong từ lúc ấy là bắp chân bị đau và căng cơ bắp châm lên ạ. Bs cho e hỏi e bị sao vậy ạ

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mách bạn cách bấm huyệt chữa bệnh đau lưng hiệu quả 05/10/19
      Hiện nay, bấm huyệt chữa đau lưng là xu hướng được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả tức thì…
      Glucosamine là gì? Có tác dụng ra sao? Lưu ý khi sử dụng! 26/01/22
      Glucosamine được nhiều người bệnh xương khớp cũng như người có nhu cầu dưỡng khớp biết tới. Tuy nhiên không…
      Tham khảo 18 thuốc hỗ trợ trị đau khớp gối của Mỹ 27/04/23
      Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp được nhiều người…
      Đau gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị 17/11/23
      Đau gót chân là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào là vấn đề được nhiều…
      Xem thêm