Đi ngoài ra bọt – Bác sĩ hé lộ nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Đi ngoài ra bọt – Bác sĩ hé lộ nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

    Tham vấn y khoa: Ths.Ds Nguyễn Minh Hoàng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    06/03/20

    Đi ngoài ra bọt, phân lỏng hoặc toàn nước, nhầy, nát, không thành khuôn… đó là những triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Bạn băn khoăn, lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh gì? Có điều trị dứt điểm được hay không? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết đưới dây.

    5/5 - (2461 bình chọn)

    1. Hiện tượng đi ngoài ra bọt là gì?

    Đi ngoài là hoạt động bình thường, diễn ra hằng ngày của cơ thể. Cụ thể, thức ăn sau khi bị đưa vào miệng sẽ bắt đầu hành trình tiêu hóa thông cơ cơ quan dạ dày – ruột non – ruột già – trực tràng – hậu môn. Chúng ta nạp vào thức ăn và thải ra phân, đó là quá trình bình thường.

    Với những người khỏe mạnh, hệ tiêu hóa trơn tru, phân có chất lượng ổn định, không cứng quá, không mềm quá. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa có thể khiến cho phân biến đổi, nhầy, nát, có hiện tượng sủi bọt…

    >> Tìm hiểu nhanh: {CẢNH BÁO} Đi ngoài ra nước là triệu chứng của bệnh gì?

    2. Nguyên nhân đi ngoài ra bọt là gì?

    Đi ngoài sủi bọt có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó điển hình:

    2.1. Nóng trong người

    Phân sủi bọt là triệu chứng cho thấy bạn bị nóng trong người, có thể do cơ địa, thức khuya hoặc ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc tây.

    Nóng trong người dẫn tới đi ngoài ra bọt

    Nóng trong người dẫn tới đi ngoài ra bọt

    Riêng với những người uống thuốc kháng sinh nhiều, không chỉ có sủi bọt mà phân còn có mùi nồng hơn bình thường. Để cải thiện, bạn nên bổ sung chất xơ hòa tan, uống nhiều nước.

    2.2. Tâm lý bất ổn

    Căng thẳng, stress kéo dài không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh về tiêu hóa mà còn có thể dẫn tới đi ngoài sủi bọt. Vì sao vậy? Nguyên nhân là vì, mỗi khi chúng ta căng thẳng, nhu động ruột sẽ hoạt động mạnh hơn nhiều lần so với bình thường.

    2.3. Rối loạn tiêu hóa

    Chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai, trong đó chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do chúng ta ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có tính hàn hoặc nóng mạnh, lúc này hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, người bệnh có thể đi ngoài 3-4 lần/ngày. Sau khi đi ngoài xong, nếu quan sát kĩ phân sẽ thấy sủi bọt.

    Rối loạn tiêu hóa

    Rối loạn tiêu hóa

    2.4. Viêm đại tràng

    Viêm đại tràng cũng là một trong những nguyên nhân khiến phân có bọt. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đau bụng, đau quặn từng cơn, chán ăn, người mệt mỏi, sụt cân.

    Viêm đại tràng là bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa, người bệnh tuyệt đối không nên xem thường. Bởi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng…

    3. Biểu hiện của đi ngoài ra bọt

    3.1. Đi ngoài ra bọt ở người lớn

    3.1.1 Bình thường

    Phân có bọt ở người lớn là hiện tượng bình thường, nếu số lần đi đại tiện 1-2 lần/ngày. Cân nặng duy trì ở mức ổn định, bụng không có cảm giác đau quặn.

    3.1.2. Bất thường

    Đi ngoài ra bọt kéo dài, diễn ra thường xuyên có kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng như: đau bụng, chướng hơi, chán ăn, người mệt mỏi, sụt cân…

    3.2. Đi ngoài ra bọt ở trẻ em

    Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Một ngày bé đi có thể từ 5-10 lần, phân sệt, màu vàng, nếu cân nặng tăng thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, với những trẻ bị nặng, phân có chất nhầy, sủi bọt liên tục, quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú thì mẹ phải hết sức chú ý.

    4. Phương pháp điều trị đi ngoài ra bọt

    4.2. Dùng thuốc tây

    Trường hợp đi ngoài ra bọt ở người lớn bình thường, không có gì đáng lo ngại, người bệnh chỉ cần chú ý điều chỉnh khẩn phần ăn hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, phân sẽ ổn định trở lại.

    Trường hợp đại tiện ra bọt kéo dài, kèm với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc tây như: Smecta, Lactomin plus, Ciprofloxacin… Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và chất điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa.

    Sử dụng thuốc tây

    Sử dụng thuốc tây

    Nếu phân hoặc nước tiểu lẫn máu, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tránh diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sức khỏe.

    4.3. Áp dụng bài thuốc dân gian

    Một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị đi ngoài, phân sủi bọt, người bệnh có thể tham khảo:

    Búp ổi non: Hái 7-9 búp ổi non trộn với muối trắng, sau đó nhai, nuốt lấy phần nước cốt, bỏ bã. Mỗi ngày nhai từ 2-3 lần cho tới khi khỏi hẳn.

    Gừng tươi và vỏ quất: Nấu 1-2 lít nước lọc với vài lát gừng tươi và vỏ quất. Uống liên tục trong 4-5 ngày. Cách làm này vừa giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng, phân lỏng.

    Ngoài ra, bạn có thể dùng lá chè xanh với muối. Cũng thực hiện như lá búp ổi, nuốt phần nước cốt của trà xanh. Phương pháp này có tính kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng sủi bọt trong phân.

    4.4. Điều trị đi ngoài sủi bọt ở trẻ nhỏ

    Khi bị đi ngoài, trẻ thường quấy khóc, bú kém, bụng khó chịu. Trường hợp đi ngoài sủi bọt nhiều lần khiến trẻ mất nước, cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

    Lưu ý, không tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả men tiêu hóa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    5. Cách phòng đi ngoài ra bọt

    Theo chuyên gia y tế, đi ngoài ra bọt là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn nóng, tâm lý hoặc bệnh lý. Dù đó bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, đây cũng là hiện tượng chúng ta cần quan tâm, bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng ngược. Vì vậy, hãy ghi nhớ cách phòng tránh như sau:

    5.1. Với người lớn

    • Hình thành cho bản thân thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ… nhằm ngăn chặn tác hại của đồ ăn và giảm áp lực lên dạ dày.
    • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thói quen này giúp bạn tránh được 50% bệnh đường tiêu hóa.
    • Hạn chế những món ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, gây nóng trong người.
    • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế căng thẳng.
    • Dành nhiều thời gian tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý.
    Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh

    Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh

    5.2. Với trẻ em

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ bổ sung dinh dưỡng cần thiết, sữa mẹ còn là chất đề kháng bảo vệ trẻ khỏi nhiều vi khuẩn gây hại. Do đó, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

    Ngoài ra, người mẹ trong khi mang thai cũng nên được chăm sóc thai sản tốt, tạo tiền đề sức khỏe tốt cho trẻ, hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm khuẩn.

    Trong thời gian cho con bú, đặc biệt là giai đoạn 1-2 tháng đầu, mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Người mẹ nên chọn thức ăn lành tính như: thịt nạc, trứng, tôm, rau ngót… hạn chế đồ ăn chiến rán nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị đi ngoài ra bọt. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên theo dõi số lần và triệu chứng đi kèm để có phương pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu có thắc mắc gì về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới hotline 0865344349 để được chuyên gia giải đáp.

    Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    20 bình luận cho “Đi ngoài ra bọt – Bác sĩ hé lộ nguyên nhân và cách điều trị tại nhà”

    1. Lê Thu Hiền viết:

      em uống được nửa hộp thứ 2 extra Tâm bình mà phân vẫn nát lỏng, sống ..

      • Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của Tâm Bình. TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình gồm nhiều vị thảo dược và tinh chất vì vậy tác động từ từ. Bạn nên kiên trì trong quá trình sử dụng theo như lộ trình ghi trên vỏ hộp đã được cấp phép của Bộ y tế là tối thiểu từ 2-3 tháng hoặc hơn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Nguyễn Thị Lâm viết:

      Chào bác sĩ, tôi năm nay 60 tuổi tôi thường xuyên bị đi ngoài 2-3 lần, phân lỏng nhầy có bọt Người ta mách tôi dùng Đại Tràng Extra Tâm Bình. Vậy tôi nên dùng tiếp hay không? Có cần đi khám không?

      • Chào bạn trường hợp bạn thường xuyên bị đi ngoài 2-3 lần/ngày, phân lỏng nhầy có bọt nhiều khả năng bạn đã bị bệnh lý viêm đại tràng. Tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp bạn được chẩn đoán viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích thì ngoài đơn của bác sĩ bạn có thể bổ sung thêm TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, đau bụng, tiêu chảy.

    3. Lương Thế Vĩnh viết:

      Dược sĩ cho tôi hỏi. 3 tháng nay tôi bị đau bụng, đi ngoài phân sống lỏng, có bọt mùi hôi. Ăn vào lại đau bụng, đi ngoài không hết phân. Tôi chưa dám đi nội soi. Xin hỏi có phải triệu chứng của bệnh đại tràng không? Tôi có thể bổ sung sản phẩm Đại Tràng Tâm Bình không hay nên uống thuốc gì khác?

      • Chào bạn, tình trạng của bạn gợi ý nhiều đến bệnh viêm đại tràng, bạn nên đi khám bác sĩ để nội soi xác định vị trí và mức độ tổn thương niêm mạc đại tràng, từ đó sẽ có hướng điều trị cụ thể nhé. Trường hợp bạn được chẩn đoán xác định viêm đại tràng bạn vẫn nên tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình (phát triển từ Đại tràng Tâm Bình) để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng.
        Chúc bạn sức khỏe!

    4. Lê Lan viết:

      Tôi thỉnh thoảng đi ngoài có bọt, có phải do tôi ăn dầu mỡ quá nhiều không? Nếu để như vậy lâu ngày có dẫn đến bệnh lý đại tràng không?

      • Chào bạn, hiện tượng đi ngoài ra bọt có thể có nhiều nguyên nhân như:
        – Nóng trong người
        – Tâm lý bất ổn, hay căng thẳng, stress
        – Do rối loạn tiêu hóa, chủ yếu là sau khi uống rượu bia
        – Do bệnh lý như viêm đại tràng
        Vậy nên việc bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ béo có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đi ngoài có bọt. Bạn nên thăm khám bác sĩ xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh từ đó có biện pháp điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    5. Trần Đức viết:

      Tôi bị viêm đại tràng, tôi đau bụng và đi ngoài 4-5 lần/ngày, tôi hay bị đi ngoài vào sáng, vừa ăn xong đi ngoài ngay, phân lỏng nước. Tôi kiêng ăn tanh, kiêng dầu mỡ, và cũng vừa mua đại tràng Tâm Bình, xin hỏi tôi có cần kiêng gì khi sử dụng sản phẩm không ạ?

    6. Trúc Linh viết:

      Chào bác sĩ, tôi bị thỉnh thoảng đi ngoài có bọt thì nên dùng sản phẩm đại tràng Tâm Bình hay đại tràng extra Tâm Bình ạ

      • Chào bạn, triệu chứng đi ngoài ra bọt có thể do 1 số nguyên nhân như:
        – Do nóng trong người, có thể do cơ địa hoặc do thức khuya hoặc tác dụng phụ của thuốc hoặc thức ăn bạn ăn
        – Do tâm lý căng thẳng stress
        – Do rối loạn tiêu hóa
        – Do bệnh lý đại tràng
        Cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn, từ đó sẽ có biện pháp phù hợp. Vây bạn cung cấp thêm thông tin cho Tâm Bình để tư vấn cụ thể hơn nhé. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại để dược sĩ gọi điện hỗ trợ trực tiếp. Chúc bạn sức khỏe!

    7. Trường viết:

      Tôi năm nay 55 tuổi, bệnh đại tràng của tôi cũng phát hiện được 2 năm nay rồi nhưng dạo gần đây tôi đi ngoài ra bọt nên khá lo lắng. Tôi có thể dử dụng đại tràng Tâm Bình cùng với những loại thuốc tây không vì tôi có một số bênh khác nữa.

      • Chào bạn, bạn có thể cung cấp thêm thông tin về tình trạng các bệnh lý khác cùng với các thuốc bạn đang sử dụng không? Có như vậy Tâm Bình mới có thể tư vấn cụ thể hơn giúp bạn được. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình gọi điện hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Minh Trung viết:

      Tôi muốn được tư vấn về sản phẩm Đại tràng Tâm Bình và những thức ăn cần kiêng khi đi ngoài ra bọt.”

    9. Trần Hoa viết:

      Dao này tôi cứ ăn đồ lạ là bị đi ngoài, do tình hình dịch bệnh nên tôi chưa đi khám được? Liệu tôi có bị đại tràng ko bác sĩ? Tư vấn giúp tôi

      • Chào bạn biểu hiện của bạn có thể do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc cũng có thể do thức ăn lạ không phù hợp với cơ địa chứ chưa hẳn do bệnh lý đại tràng. Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa ở các cơ sở y tế để được thăm khám xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhé. Từ đó sẽ có biện pháp điều trị cụ thể.
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Dương Lê viết:

      Cảm ơn Tâm Bình đã đưa ra nhiều thông tin hữu ích, tôi thỉnh thoảng cũng đi ngoài ra bọt tuy nhiên ăn uống vẫn bình thường, đọc thông tin tôi cũng đỡ lo. xin hỏi khi nào tôi cần đi thăm khám và có cần uống thuốc gì không Bác sĩ?

      • Chào bạn, không biết tình trạng đi ngoài ra bọt của bạn kéo dài bao lâu rồi? Bạn đã thử thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa (ăn nhiều thức ăn dễ tiêu như rau xanh, món luộc; đi ngủ sớm, hạn chế căng thẳng stress, hạn chế uống bia rượu và hạn chế ăn ở các hàng quán không đảm bảo vệ sinh). Nếu tình trạng đi ngoài ra bọt kéo dài bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Chữa viêm đại tràng bằng mật lợn – “bí kíp” nhỏ mà có võ! 29/10/19
      Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng đơn giản và hiệu quả. Trong đó, không…
      Chi phí cắt polyp đại tràng bao nhiêu? Có nguy hiểm không? 03/03/20
      Chi phí cắt polyp đại tràng bao nhiêu? Có đắt không? Có đau không?... là những những băn khoăn, thắc…
      Những rắc rối mà kỳ kinh nguyệt gây ra cho hệ tiêu hóa của chị em 26/09/19
      Có thể bạn chưa biết, sự thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt có thể gây ra các…
      [Tứ Quân Tử Thang] – Bài thuốc cổ phương giúp ổn định hệ tiêu hóa 08/10/20
      Tứ quân tử thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng, có công dụng kiện tỳ, ích khí, dùng cho…
      Xem thêm