Đau mắt cá cổ tay thường là do bong gân, viêm gân nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử lý!
1. Đau mắt cá cổ tay là gì?
Mắt cá cổ tay bị đau
Theo Thầy thuốc ưu tú, Ths, Bs Nguyễn Thị Hằng, đau mắt cá cổ tay là tình trạng cổ tay gặp khó khăn khi cử động hay mang vác đồ vật. Người bệnh sẽ trải qua các cơn đau nhói, diễn ra âm ỉ.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến bệnh đau mắt cá ở cổ tay, nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân đôi khi gây khó khăn, dẫu đây là điều cần thiết để điều trị bệnh đúng phương pháp.
2. Nguyên nhân gây đau mắt cá cổ tay
2.1. Nguyên nhân cơ học
Tác động đột ngột
Thường là do hoạt động quá mạnh khiến cổ tay phải chịu áp lực lớn như: chống tay xuống đất khi ngã về phía trước dẫn đến đến bong gân hoặc gãy xương cổ tay gây ra tình trạng đau mắt cá cổ tay.
Chấn thương cổ tay
Đau mắt cá cổ tay có thể xảy ra khi cổ tay gặp chấn thương như đánh bóng tennis, lái xe liên tục. Nguyên nhân là do các mô quanh khớp mắt cá cổ tay phải hoạt động liên tục dẫn đến chấn thương gây đau.
Gãy cổ tay
Xương cổ tay bị gãy có thể dẫn đến đau mắt cá cổ tay. Điều này xảy ra là do chấn thương hoặc xương yếu, loãng xương.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
Viêm xương khớp
Khi bị viêm xương khớp ở cổ tay dẫn đến các khớp sụn mài mòn dần theo thời gian và hậu quả là gây đau mắt cá cổ tay
U nang bao hoạt dịch
Đặc trưng ở phần cổ tay đối diện lòng bàn tay. Bệnh có thể gây đau nhức cổ tay, làm hạn chế khả năng hoạt động của tay.
Viêm khớp dạng thấp
Khớp cổ tay là vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng viêm khớp dạng thấp và gây đau nhức cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay
Xảy ra khi dây thần kinh giữa ống cổ tay bị tác động, chèn ép. Những người bị hội chứng này dễ bị đau mắt cá cổ tay.
Viêm gân cổ tay
Những hoạt động lặp lại nhiều lần ở cổ tay như gõ hoặc làm việc với máy móc, chơi tennis, đánh gôn có thể gây viêm gân. Khi triệu chứng nặng hơn sẽ gây đau cổ tay âm ỉ, sưng nhẹ và nóng rát, cứng khớp cổ tay…
3. Triệu chứng đau mắt cá cổ tay
Vận động cánh tay khó khăn
Người bệnh gặp khó khăn trong việc dùng cánh tay mang, vác đồ vật, phải cố gắng lắm mới thực hiện được.
Đau âm ỉ
Đau cổ tay kéo dài âm ỉ, người bệnh còn có cảm giác kim châm trong khớp trong một vài ngày.
Ngứa râm ran
Cảm giác rõ nhất là vào ban đêm. Người bệnh cảm thấy phiền phức vì ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày
Không thể duỗi thẳng hay uốn cong
Không có khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong vùng cổ tay, cánh tay
4. Đối tượng dễ bị đau mắt cá cổ tay
Người chơi thể thao
Người chơi thể thao đặc biệt các môn cần sử dụng đến tay nhiều như: bóng rổ, tennis, bóng bàn… có nguy cơ bị cao hơn
Đặc thù nghề nghiệp
Thợ mộc, thợ sửa ống nước là những công việc đặc thù dễ bị đau mắt cá cổ tay
Yếu tố khác
Người mắc các bệnh lý về xương khớp như: hội chứng ống cổ tay, viêm gân cổ tay, viêm xương cổ tay… dễ có nguy cơ bị hơn
5. Phương pháp chẩn đoán đau mắt cá cổ tay
5.1. Kiểm tra thể chất
Để chắc chắn bạn có bị đau mắt cá cổ tay không, bác sĩ sẽ kiểm tra một số động tác đơn giản như:
– Cổ tay có bị đau, sưng hay biến dạng
– Kiểm tra phạm vi chuyển động của cổ tay
– Kiểm tra sức mạnh của cổ tay và khả năng cầm nắm
5.2. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang
Là phương pháp kiểm tra để nhận thấy các vấn đề về xương, viêm khớp hoặc gãy xương. Đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để loại trừ khả năng bị gãy xương tay hoặc những vấn đề gì khác hay không.
Chụp cắt lớp vi tính CT
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.
Do đó, chụp cắt lớp CT sẽ phát hiện ra những bất thường của xương khớp để điều trị kịp thời.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp cộng hưởng từ cho ra hình ảnh chi tiết về các mô mềm xung quanh khớp như sụn, dây thần kinh, mao mạch và dây chằng
Nội soi khớp
Thủ thuật nội soi khớp cổ tay thường chỉ sử dụng một đường mổ rất nhỏ trên da, so với kiểu phẫu thuật truyền thống. Do đó, sẽ không bị tốn thời gian tìm ra cách chữa trị.
6. Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào những nguyên nhân gây đau mắt cá cổ tay sẽ có những cách chữa khác nhau.
6.1. Điều trị tại nhà
Đau mắt cá cổ tay không phải lúc nào cũng cần điều trị y tế. Đối với một chấn thương cổ tay nhỏ, hãy chườm đá và quấn cổ tay của bạn bằng một miếng băng có độ co giãn.
6.2. Dùng thuốc
Những loại thuốc giảm đau như Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và Acetaminophen (Tylenol, những loại khác). Hoặc có thể dùng thuốc giảm đau mạnh hơn có kê toa thường được dùng cho bệnh nhân bị đau mắt cá cổ tay.
Dù giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ như: đau dạ dày, suy thận, suy gan…
6.3. Phẫu thuật
– Gãy xương: Trong một số trường hợp, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để ổn định gãy xương, kết nối các mảnh xương với nhau.
– Hội chứng ống cổ tay: Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật đôi khi là cần thiết để tái tạo gân cho người bị hội chứng này.
6.4. Vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập để giảm chấn thương cổ tay. Với những bệnh nhân cần phẫu thuật, phương pháp này sẽ giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
7. Phương pháp phòng ngừa
Tăng cường sức mạnh xương khớp
Bổ sung các chất dinh dưỡng như: thực phẩm giàu omega-3, các loại hạt, rau họ cải, tránh ăn quá mặn, các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
Ngăn ngừa té ngã
Hạn chế té ngã, chống đẩy, nâng tạ hay dựa cả trọng lượng vào tay. Song song với đó nên tập luyện các động tác nhẹ nhàng giúp tay chắc khỏe.
Sử dụng đồ bảo hộ
Nhất là trong các hoạt động thể thao. Nếu bạn chơi tennis hay bóng rổ có thể sử dụng nẹp để bảo vệ cổ tay.
Đau mắt cá cổ tay tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng bạn nên đi khám khi triệu chứng đau diễn ra dai dẳng, ảnh hưởng đến hoạt động của khớp. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ tới số hotline 0865344349 hoặc chat trực tiếp tại đây.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Chào bác sĩ ,cháu tên lâm năm nay cháu 17 tuổi cách đây 7-8 tháng cháu bị ngã và chống tay về phía trước cháu có đi chụp x-quang và bác sĩ nói không có vấn đề gì về xương nên bác sĩ chỉ cho cháu vài liều thuốc giảm đau ,cháu cũng tưởng 1thời gian nó hết nên cũng kệ không khám lại và đến tận bây giờ thì tay cháu dù đã đỡ r nhưng vẫn còn đau ở mắt cá tay khi vận đồng mạnh hay nâng vật gì nặng và mắt cá tay vẫn sưng.Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu là tay cháu bị gì ạ và thời gian dài như vậy thì có chữa được cũng như cách chữa trị như nào ạ .cháu xin cảm ơn!
Chào bạn, nếu bác sĩ đã chụp X-quang xương khớp không thấy vấn đề nhưng bạn vẫn thấy đau sưng nhiều khả năng bạn bị viêm gân hoặc bị chèn ép vào dây thần kinh. Bạn vẫn nên đến tái khám để được bác sĩ kiểm tra lại và cho dùng thuốc điều trị nhé. Tùy theo tình trạng của bạn mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau và bạn nên khám sớm để được điều trị sớm nhé.
Chúc bạn sức khỏe!