Đau lưng khi hắt hơi nghe có vẻ hơi vô lý nhưng theo thống kê có tới 10-20 bệnh nhân mỗi tuần đều phàn nàn về tình trạng đau lưng hoặc đau ở chi dưới sau khi hắt hơi hoặc trong khi hắt hơi. Vậy tình trạng đau lưng khi hắt hơi liên quan đến bệnh gì, nguyên nhân do đâu, hãy cùng Ths Nguyễn Minh Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao có hiện tượng đau lưng khi hắt hơi?
Hắt hơi bị đau lưng khá phổ biến. Theo Tiến sĩ Reuben Soh, Chuyên gia tư vấn cấp cao của Khoa Phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Singapore cho biết mỗi tuần có tới 10-20 bệnh nhân tới thăm khám sau khi gặp phải hiện tượng đau lưng và đau chi dưới khi hắt hơi.
Nguyên nhân là do khi hắt hơi sẽ tạo ra lực rất mạnh khiến toàn thân chuyển động, gọi là “hiệu ứng dây kéo” – đầu bổ về phía trước và giật ra sau nhanh, có thể gây tổn thương cơ và xương. Các nhà khoa học ước tính một cú hắt hơi có vận tốc lên tới 1040km/giờ.
Lúc này các cơ căng lên đột ngột đồng thời các đĩa đệm giống như bộ giảm xóc trong cột sống, giúp đệm đỡ các tác động. Khi bộ giảm xóc này bị phá vỡ do hắt hơi quá mạnh và lặp đi lặp lại có thể gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, hắt hơi làm trầm trọng thêm tình trạng căng cơ đã tồn tại và làm tăng các cơn đau lưng do chấn thương trước đó. Khi hắt hơi mạnh đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi, có thể dẫn đến gãy xương do chèn ép đốt sống gây đau đớn.
2. Đau lưng khi hắt hơi liên quan đến bệnh gì?
Hắt hơi là phản xạ tự nhiên của con người và không kiểm soát được. Trong một số trường hợp hắt xì hơi có thể gây ra các cơn đau do vấn đề về cơ hoặc dây thần kinh ở lưng.
Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến đau lưng do hắt hơi.
2.1. Hắt xì hơi bị đau lưng do đau thần kinh tọa
Dây thần kinh hông là dây dài và lớn nhất trong cơ thể, chạy từ cột sống dưới qua xương chậu và tiếp tục phân nhánh xuống các chi. Khi tổn thương dây thần kinh tọa có thể gây đau chân hoặc đau lưng.
- Một cú hắt hơi đột ngột gây áp lực lên dây thần kinh khiến bạn gặp phải tình trạng đau lưng, tê ở một hoặc cả hai chân
- Hắt hơi làm tăng gấp 3,5 lần áp lực bình thường trong đĩa đệm so với khi nằm
- Dễ tạo ra áp lực lên đĩa đệm, làm tăng nguy cơ đau lưng và nguy cơ rách bao xơ, thoát vị đĩa đệm.
Đau thắt lưng (Đau lưng dưới): Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
2.2. Thoát vị, vỡ đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy vị lệch ra khỏi đĩa đệm bên ngoài, đè lên các dây thần kinh lân cận hoặc chính tủy sống.
Khi hắt hơi sẽ khiến:
- Các nhân nhầy bên trong đẩy mạnh vào dây thần kinh gây đau đột ngột
- Trường hợp nặng khiến trượt đĩa đệm sống lưng và phải nằm liệt giường
2.3. Căng cơ
Hắt hơi làm cơ hoặc gân ở lưng bị kéo căng hoặc rách. Một số các cơ bắp và dây chằng lưng giữ xương cột sống. Khi các cơ bị kéo căng có thể dẫn đến:
- Nguy cơ căng, giãn, rách cơ
- Dẫn đến các cơn đau co thắt
- Cơ bắp suy yếu
- Cột sống kém ổn định gây đau lưng
2.4. Gãy nén đốt sống
Gãy nén đốt sống (VCF) xảy ra khi một phần đốt sống của bạn bị xẹp.
Đối với những người bị loãng xương nặng, hắt hơi hay leo cầu thang hoàn toàn có thể gây nên gãy nén đốt sống.
Bạn có thể cảm nhận được cơn đau đột ngột chạy dọc sống lưng kèm theo triệu chứng như:
- Mức độ tăng nặng khi đứng hoặc đi bộ
- Giảm khả năng vận động cột sống
- Giảm chiều cao
- Biến dạng cột sống hoặc khuyết tật
- Tê, ngứa ran…
3. Đau lưng khi hắt xì hơi có nguy hiểm không?
Hắt xì hơi bị đau lưng rất dễ bị bỏ qua vì không phải ai cũng lường trước được nguy hiểm mà chúng gây ra.
Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp nhập viện vì đau lưng trong khi hắt hơi bởi hắt hơi làm căng cơ bụng, cơ lưng, trường hợp hắt hơi mạnh có thể làm tổn thương dây chằng, dây thần kinh và đĩa đệm.
Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nên các tình trạng như:
- Đau đột ngột
- Thay đổi dáng đi
- Người lệch sang một bên
- Kéo rút cơ trên lưng
- Trường hợp nặng có thể nằm liệt giường
4. Điều trị đau lưng khi hắt hơi
Theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, nhiều người thường có xu hướng gập người về phía trước theo bản năng khi ho hoặc hắt hơi nhưng chúng có thể khiến áp lực bên trong đĩa đệm cột sống tăng lên 300%.
Vì vậy, khi ho hoặc hắt hơi có nguy cơ đau lưng bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:
- Giữ lưng cong khi hắt hơi
- Khi hắt hơi nên tì tay xuống bàn hoặc gờ tường để giảm tác động lên cột sống
- Nghỉ ngơi để giảm áp lực lên đầu gối bằng cách đặt một chiếc gối dưới đầu gối khi nằm ngửa
- Sử dụng đai nẹp lưng, đai lưng cột sống, ghế hỗ trợ thắt lưng giúp giảm đau lưng dưới do căng cơ và bong gân
- Chườm nóng và chườm lạnh
- Áp dụng liệu pháp TENS (kích thích dây thần kinh qua da)
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Sử dụng lực từ chân khi nâng, tránh cúi trực tiếp khi nâng vật nặng
- Không nên kìm các cơn hắt hơi
Trên đây là một số thông tin về đau lưng khi hắt hơi, nguyên nhân và cách hạn chế tình trạng này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hoặc chat với chúng tôi tại đây.
XEM THÊM:
- Châm cứu chữa đau lưng– Đừng bỏ qua nếu bạn quan tâm tới phương pháp này
- Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì? – 11 gợi ý giúp cải thiện tình trạng bệnh
- Chữa đau lưng tại nhà –[10+] bài thuốc dân gian dùng là đỡ
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Những hiểm họa từ... hắt hơi
https://khoahoc.tv/nhung-hiem-hoa-tu-hat-hoi-25924 - Tình trạng đau lưng khi hắt hơi
https://www.healthline.com/health/back-pain/back-pain-when-sneezing
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.