Đau khớp chườm nóng hay chườm lạnh là mối quan tâm của nhiều người khi tìm giải pháp giảm đau tại nhà. Một số trường hợp có thể chườm lạnh, một số lại thích hợp chườm nóng hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường hợp cụ thể.
1. Tác dụng của chườm nóng, chườm lạnh trong giảm đau khớp
Đau nhức xương khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như quá trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, mắc các bệnh lý về xương khớp… Ngoài đau nhức tại khớp, tình trạng này có thể đi kèm với sưng đỏ, tê cứng khớp, khớp phát ra tiếng kêu lục cục.
Một trong những biện pháp tạm thời giảm đau nhức xương khớp tại nhà là chườm nóng, chườm lạnh. Biện pháp này đem tới những tác dụng như:
- Chườm lạnh làm co mạch máu, giảm ứ dịch giúp giảm sưng. Nhiệt lạnh giúp ức chế dẫn truyền cảm giác đau lên hệ thần kinh trung ương.
- Tác dụng của chườm nóng là làm giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu, giãn cơ, giảm co cứng. Từ đó giúp giảm đau. Vì làm tăng tuần hoàn nên chườm nóng có thể thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác.
Đau khớp là dấu hiệu của bệnh gì?
2. Đau khớp chườm nóng hay chườm lạnh?
Như trên đã đề cập, chườm nóng và chườm lạnh đều mang tới tác dụng giảm đau theo những cơ chế khác nhau. Do đó, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng cả 2 cách này.
Vậy đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay lạnh và khi nào chườm nóng hay lạnh là tốt nhất? Nguyên tắc chung là chườm lạnh cho cơn đau cấp tính, viêm và sưng tấy; chườm nóng cho trường hợp cứng cơ, đau mạn tính. Chườm lạnh đem lại hiệu quả cao nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện cơn đau.
2.1. Trường hợp đau khớp nên và không nên chườm lạnh
Trường hợp có thể chườm lạnh:
- Bong gân, trật khớp do chấn thương trong vòng 48 giờ.
- Viêm khớp cấp tính.
- Cơn đau gout cấp.
- Đau lưng, cổ, vai, đau khớp gối do lao động nặng, sai tư thế.
Đối với câu hỏi bị sưng chườm nóng hay lạnh thì bạn nên chườm lạnh.
Trường hợp không nên chườm lạnh:
- Vùng chườm là cơ hoặc khớp cứng, bị tê bì, mất cảm giác, da bị phồng rộp.
- Người bị rối loạn cảm giác, tiểu đường, tuần hoàn kém.
- Người có nguy cơ bị chuột rút, dị ứng lạnh.
- Bệnh nhân tim mạch cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
2.2. Trường hợp đau khớp nên và không nên chườm nóng
Trường hợp có thể chườm nóng:
- Đau do chấn thương sau 48 giờ (sau khi đã chườm lạnh).
- Viêm khớp mạn tính
- Gout mạn tính
- Viêm gân
- Đau lưng, đau cổ,vai, gối.
Trường hợp không nên chườm nóng:
- Khu vực chườm bị thâm tím, sưng, có vết thương hở, tê bì.
- Người bị tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu, đa xơ cứng.
- Trường hợp bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bà bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Ngoài ra, một số trường hợp bạn có thể chườm nóng hay chườm lạnh luân phiên. Cụ thể là người bị đau khớp do viêm khớp có thể chườm nóng để giảm cứng khớp và chườm lạnh để giảm sưng và đau cấp tính. Trong trường hợp này, để thuận tiện bạn có thể sử dụng túi chườm nóng lạnh.
3. Kỹ thuật chườm nóng, chườm lạnh
Bên cạnh nhận diện đau khớp chườm nóng hay chườm lạnh, kỹ thuật chườm cũng rất quan trọng.
3.1. Cách chườm lạnh giảm đau khớp
Bạn có thể sử dụng túi nước đá, chai nước đá, gel đông lạnh chườm lên vùng khớp bị đau trong 15 – 20 phút, 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau khoảng 6 tiếng. Riêng đối với người bị thoái hóa khớp chỉ chườm lạnh trong 10 phút. Để giảm sưng bạn có thể nâng cao vùng khớp này.
Lưu ý khi chườm đá giảm sưng đau tại khớp không được áp trực tiếp đá lên bề mặt da. Vì điều này có thể gây tổn thương biểu bì da và các mô bên dưới da.
3.2. Cách chườm nóng giảm đau khớp
Cách chườm nóng tại nhà là bạn có thể sử dụng 2 loại nhiệt trị liệu là nhiệt khô (miếng sưởi, gói sưởi khô, đệm sưởi điện) và nhiệt ẩm (khăn ấm, túi sưởi ẩm, tắm nước nóng).
Bạn có thể chườm miếng sưởi, gói sưởi, khăn ấm… lên vị trí đau trong 15 – 20 phút, 3 – 4 lần/ngày. Lưu ý tới nhiệt độ để tránh bị bỏng. Tắm nước ấm (nhiệt độ từ 37 – 40 độ) cũng là một biện pháp giúp giảm đau khớp như cách chườm nóng. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm quá 15 phút. Trường hợp người bị cao huyết áp, bệnh tim, phụ nữ đang mang thai không nên áp dụng biện pháp này.
4. Một số lưu ý
Để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng chườm nóng, chườm lạnh.
- Chườm giảm đau khớp chỉ có tác dụng lên triệu chứng tạm thời mà không trị tận gốc căn nguyên gây đau.
- Nếu chườm làm cho bạn cảm thấy đau hơn hoặc các triệu chứng tăng nặng, hãy ngưng ngay và báo cho bác sĩ.
- Sau vài ngày áp dụng chườm mà tình trạng không cải thiện hãy xem xét chuyển sang phương pháp khác.
Những thông tin về đau khớp chườm nóng hay chườm lạnh trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Để xác định chính xác tình trạng đau khớp của bạn bắt nguồn từ nguyên nhân nào hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám.
XEM THÊM
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Liệu pháp nhiệt hoặc lạnh cho bệnh viêm khớp
https://www.healthline.com/health/arthritis/heat-or-cold-for-arthritis - Liệu pháp nhiệt và lạnh cho bệnh viêm khớp
https://www.webmd.com/arthritis/heat-and-cold-therapy-for-arthritis-pain
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.