Đau bụng kinh không ra máu là vấn đề nhiều chị em thắc mắc và lo lắng mỗi khi tới tháng, liệu rằng mình có đang gặp phải bệnh lý gì và cách khắc phục ra sao. Đó cũng là trường hợp của chị Nguyễn Thị Vân tại Từ Sơn, Bắc Ninh:
“Tôi bị trễ kinh 10 ngày, đau bụng lâm râm thử que thì một vạch mà vẫn chưa đến tháng. Xin hỏi trường hợp của tôi có phải là đau bụng kinh không? Nếu có tại sao đến tháng nhưng không ra máu? Xin được giải đáp.
Trả lời:
Chào chị Vân,
Trước hết, nếu chị nghi ngờ mình đang có thai, ngoài dùng que thử thai đúng cách, để chắc chắn hơn chị có thể kiểm tra nồng độ beta-hCG trong máu hoặc nước tiểu bằng cách xét nghiệm. Nếu không phải có thai và vẫn đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì có thể chị đã gặp phải một số vấn đề như rối loạn kinh nguyệt hoặc rối loạn nội tiết tố, do áp lực tâm lý, sử dụng các loại thuốc dẫn đến chậm kinh, trễ kinh. Để biết chính xác hơn, chị có thể tham khảo lý do tại sao đau bụng kinh nhưng không ra máu dưới đây.
1. Đau bụng kinh không ra máu là gì?
Nhiều chị em phải trải qua những cơn đau bụng trước và trong khi đến tháng, thường các cơn đau sẽ kéo dài từ 1-3 ngày và chấm dứt hẳn. Nguyên nhân là do trước khi trứng rụng, thành tử cung sẽ làm dày lên để đón trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, khi trứng không được thụ tinh, thành tử cung sẽ loại bỏ đi lớp niêm mạc không cần thiết.
Trong quá trình làm bong thành tử cung, tử cung sẽ co lại để loại bỏ niêm mạc nhờ hormone prostaglandin. Hormone này đồng thời vừa giúp co bóp tử cung, vừa gây ra các cơn đau.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cảm thấy bị đau bụng kinh nhưng không có máu kinh có thể cảnh báo một số tình trạng khác nhau như viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, bạn có thể tham khảo một số lý do dưới đây.
Đau bụng kinh? Triệu chứng khác gì so với đau bụng khi mang thai
2. Tại sao đau bụng kinh nhưng không ra máu?
Các dấu hiệu đau bụng có thể xuất hiện ở bụng dưới hoặc lan ra sau lưng. Có một số nguyên nhân gây ra đau bụng kinh nhưng không ra máu như:
2.1. Có thể bạn đã mang thai
Một số chị em sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới do trứng được thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Vì thế chị em có thể cảm nhận được các cơn đau âm ỉ nhưng chủ yếu đau nhói ở một bên. Nhiều chị em có thể nhầm lẫn đau bụng khi mang thai với đau bụng kinh.
Khi trứng đã được thụ tinh có thể xuất hiện máu báo màu hồng đỏ và bạn sẽ không có kinh nguyệt nữa cho đến sau sinh.
Ngoài đau bụng chị em còn cảm thấy một số thay đổi trong cơ thể như:
- Căng tức ngực, ngực to hơn so với những ngày sắp “đến tháng”
- Bụng to hơn
- Mệt mỏi, có thể bắt đầu thấy buồn nôn và sợ mùi đồ ăn
BẠN CÓ BIẾT: Phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh
2.2. Rối loạn kinh nguyệt
Đối với những người chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, tắc kinh trong thời gian dài có thể bị đau bụng nhưng không có kinh. Chị em vẫn cảm nhận được các cơn đau bụng âm ỉ kéo dài trong một vài ngày, có những triệu chứng tiền kinh nguyệt nhưng không ra máu.
Nếu tắc kinh kéo dài có thể gây vô kinh, từ đó trứng không được rụng để thụ thai dẫn đến suy giảm khả năng mang thai và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
2.3. Do phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
Phụ nữ sau 40-45 tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố Estrogen suy giảm do đó chức năng điều hòa kinh nguyệt cũng bị giảm theo. Thời gian này chị em thường bị tắc kinh, thưa kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể bị đau bụng kinh nhưng một thời gian vẫn chưa thấy có kinh. Đến khi mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt dừng hẳn, thời điểm này gọi là vô kinh.
2.4. Đau bụng kinh không ra máu do u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể gây ra các cơn đau âm ỉ bụng dưới. Những u nang này phát triển từ các mô của buồng trứng, trong các u nang chứa dịch hoặc dạng chất như bã đậu.
U nang nhỏ thường không gây ra các triệu chứng gì nghiêm trọng nhưng nếu u nang to và bị vỡ có thể gây ra các cơn đau đột ngột kèm các triệu chứng khác như:
- Đau vùng chậu, thắt lưng hoặc đưới đùi do khối u chèn ép lên các cơn quan hoặc dây thần kinh sau xương chậu
- Đau tức bụng dưới, bụng căng tức, buồn nôn
- Tiểu liên tục do u nang chèn ép lên bàng quang
- Đau khi quan hệ tình dục, cảm thấy cơn đau về một bên so với bên còn lại
- Rối loạn kinh nguyệt, có thể đau bụng nhưng không phải đến tháng
2.5. Lạc nội mac tử cung
Lạc nội mac tử cung là tình trạng các tế bào nội lạc tử cung nằm không đúng vị trí, phát triển bên ngoài tử cung như trong ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc bàng quang. Tình trạng này tương đối phổ biến, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì 1 người gặp phải tình trạng này, đặc biệt trong độ tuổi 30 – 40 tuổi.
Lạc nội mạc tử cung có thể đi kèm các triệu chứng dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt, có đau bụng âm ỉ, đau bụng chuột rút nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong tháng.
Một số triệu chứng đặc trưng như:
- Đau vùng chậu
- Đau bụng kinh nhưng không ra máu, có thể đau trước và trong kỳ kinh nguyệt
- Máu kinh và màu sắc kinh thất thường
- Đau khi đi tiểu
- Khả năng thụ thai kém
2.6. Đau bụng đến tháng không ra máu do viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu (PID) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây qua đường tình dục. Chúng ảnh hưởng đến các bộ phận giúp thụ thai và phát triển thai nhi như ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng, âm đạo và cổ tử cung.
Cơn đau xuất hiện ở cả hai bên bụng dưới và lưng dưới và xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong tháng. Đôi khi trùng với thời điểm bạn gần đến tháng, gây đau bụng nhưng bạn đang lầm tưởng do đau bụng kinh.
Ngoài đau bụng, viêm vùng chậu còn đặc trưng bởi các triệu chứng khác như:
- Dịch tiết âm đạo bất thường
- Đau rát khi quan hệ hoặc khi đi tiểu
- Kinh nguyệt không đều, cường kinh hoặc thời gian kinh nguyệt kéo dài
- Có thể bị sốt và buồn nôn
2.7. Rối loạn chức năng cơ sàn chậu
Sàn chậu là một nhóm các cơ và mô khác nhau tạo thành một dây treo qua khung xương chậu, giữ âm đạo, tử cung, bàng quang, trực tràng và các cơ quan khác ở vùng chậu. Cũng giống như các cơ quan khác, sàn chậu cũng bị yếu đi, đặc biệt sau khi mang thai và sinh con.
Khi bị rối loạn chức năng cơ sàn chậu, bạn có thể thấy các triệu chứng như:
- Đau bụng dưới hoặc đau liên tục ở háng và lưng
- Đau khi quan hệ tình dục
- Cảm giác nóng rát ở âm đạo
- Xón tiểu khi ho, cười, tập thể dục mạnh
- Có thể bị rò rỉ phân
2.8. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng tương đối hiếm xảy ra nhưng bệnh thường phát hiện ra khi đã ở giai đoạn nặng. Nhiều trường hợp không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mơ hồ.
Bạn có thể cảm nhận thông qua một số dấu hiệu như:
- Đầy bụng
- Gặp vấn đề về đường tiết niệu
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Đau bụng dưới, đau vùng chậu
- Có thể trễ kinh, đau bụng kinh không ra máu
Nếu trễ kinh trên 3 tháng hoặc có các triệu chứng kể trên bao gồm khó chịu vùng chậu không giải thích được, bạn nên chủ động thăm khám sớm.
2.9. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh nhưng không làm tổ trong tử cung mà phát triển bên ngài tử cung, ở một số vị trí như vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, thậm chí đoạn kẽ của tử cung.
Triệu chứng thường thấy của mang thai ngoài tử cung có thể giống với mang thai thông thường nhưng khi thai nhi to, làm vỡ vòi tử cung hoặc túi thai vỡ có thể gây ra các cơn đau nhức dữ dội hơn.
Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu như:
- Chậm kinh
- Đau bụng kinh không có kinh
- Âm đạo ra máu bất thường
- Đau bụng dưới nhưng khi túi thai vỡ khiến đau bụng dữ dội
- Cơn đau quặn kéo dài liên tục
- Đau nhức người, toát mồ hôi
- Hoa mắt chóng mặt thậm chí ngất xỉu
Trường hợp mang thai ngoài tử cung nên được thăm khám và điều trị sớm. Nếu thai phát triển to dần và bị vỡ sẽ khiến máu tràn ổ bụng, có khả năng gây vô sinh, ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ.
2.10. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và có thể gây ra các cơn đau bụng âm ỉ, chuột rút bụng dưới. Các triệu chứng khác của viêm bàng quang kẽ như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Đau vùng chậu
- Đau giữa âm đạo và hậu môn
- Đau khi quan hệ
- Liên tục muốn đi tiểu
Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm bàng quang kẽ này hiện chưa rõ ràng nhưng chúng có thể do khiếm khuyết trong lớp biểu mô của bàng quang, phản ứng tự miễn dịch, nhiễm trùng, dị ứng hoặc di truyền.
2.11. Polyp tử cung
Tương tự như polyp đại tràng, các polyp có thể phát hiện ở tử cung do sự tăng sinh quá mức ở niêm mạc tử cung. Các polyp này có thể gây ra chuột rút, đau bụng khó chịu như thời kỳ kinh nguyệt, ngay cả khi bạn không có kinh.
Polyp tử cung khiến việc mang thai khó khăn hơn và một phần nhỏ nguy cơ phát triển thành ung thư tử cung.
2.12. Căng thẳng, áp lực
Căng thẳng là một trong những lý do phổ biến khiến bạn bị trễ kinh, đến kỳ kinh có dấu hiệu đau bụng kinh không ra máu. Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol, ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong đó bao gồm hormone điều chỉnh buồng trứng và niêm mạc tử cung. Vì vậy, mặc dù bị trễ kinh nhưng bạn sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, đau tức ngực.
2.13. Do sử dụng thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc khác
Thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến việc điều hòa nội tiết tố dẫn đến tình trạng bạn cảm thấy tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Thời gian đến tháng bị trễ.
Ngoài ra một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh liều cao, thuốc nội tiết, thuốc an thần cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chậm kinh, đau bụng kinh nhưng không ra máu.
3. Điều trị đau bụng kinh không ra máu
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Do đó, để điều trị cần theo dõi kỹ các triệu chứng để chẩn đoán bệnh và đưa ra liệu trình chữa trị thích hợp.
3.1. Dùng thuốc điều trị đau bụng kinh không ra máu
Trong trường hợp do các bệnh lý về tử cung, buồng trứng, cơ sàn chậu, viêm bàng quang, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống như thuốc giảm đau, thuốc làm giảm kích thước u xơ, thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau nếu cơn đau kéo dài.
Lưu ý, chị em khi nghi ngờ mình có thai không nên uống thuốc trong thời gian này. Để chắc chắn, chị em nên kiểm tra nồng độ beta HCG để biết chính xác mình có mang thai hay không hoặc thăm khám nếu trễ kinh khoảng 1 tuần để kiểm tra thai đã vào tổ hay chưa hoặc thai có nằm ngoài tử cung hay không.
Đối với các trường hợp do bệnh lý khác, cần thăm khám và có chỉ định của bác sĩ mới sử dụng thuốc. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng nặng triệu chứng hoặc khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
3.2. Thực hiện phẫu thuật
Nếu các tình trạng bệnh lý đau bụng nhưng không tới tháng do polyp tử cung, thai ngoài tử cung, u xơ tử cung bị vỡ… các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật.
Phương pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng. Ngoài ra cần:
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc phẫu thuật
- Trước phẫu thuật nên thăm khám kĩ để tìm ra nguyên nhân
- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi không biết rõ nguyên nhân
- Nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước, trong và sau khi phẫu thuật
3.3. Giảm đau bụng kinh do rối loạn kinh nguyệt
Trong một số trường hợp do sử dụng thuốc, áp lực hoặc suy giảm nội tiết tố, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến trễ kinh, chậm kinh, vẫn bị đau bụng trước mỗi kỳ kinh nguyệt hoặc triệu chứng tiền kinh nguyệt, chị em có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như:
- Chườm nóng hoặc uống nước ấm.
- Massage bụng với tinh dầu để tăng cường lưu thông máu và giảm đau
- Sử dụng một số bài thuốc chữa chậm kinh theo dân gian như uống nước sắc từ cây ích mẫu, lá ngải cứu hoặc cây hương phụ…
- Uống trà ấm như trà hoa cúc
- Nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đủ, thư giãn tinh thần tránh áp lực
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh
>>> Tìm hiểu thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Bao lâu thì hết?
4. Lưu ý tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh
Cũng theo Bs. Hằng, nhiều chị em tưởng chừng việc đau bụng mà chưa đến ngày “đèn đỏ” là điều bình thường nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những “rắc rối” phải đối mặt.
Do đó, nếu tình trạng này kéo dài hoặc có các dấu hiệu đi kèm, chị em nên chủ động thăm khám sớm như:
- Cơn đau kéo dài liên tục, đau dữ dội không có dấu hiệu thuyên giảm
- Các biểu hiện đi kèm khác như đau lưng, đau đùi dưới, buồn nôn, sốt, mệt mỏi
- Trễ kinh liên tục trong 3 tháng trở lên
Việc trễ kinh có thể chị em gặp phải tình trạng suy giảm nội tiết tố ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Trường hợp này có thể bổ sung nội tiết tố để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Trên đây là một số thông tin về đau bụng kinh không ra máu, tại sao đau bụng tới tháng nhưng không có kinh. Nếu có thắc mắc nào, chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Tiền mãn kinh sớm tuổi 30 – Nguy hiểm chị em cần lưu ý
- Đau bụng như thế nào là có thai? Chuyên gia giải đáp thắc mắc
- Bổ sung Estrogen sau sinh thế nào cho hiệu quả? Không phải mẹ “bỉm sữa” nào cũng biết
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tại sao đau bụng kinh nhưng không ra máu?
https://www.medicinenet.com/why_am_i_having_menstrual_cramps_but_no_period/article.htm - Có triệu chứng kinh nguyệt nhưng không có kinh nguyệt
https://www.womenshealthmag.com/health/a19993421/period-symptoms-but-no-period/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.