Da mặt nổi hạt sần sùi, ngứa ngáy, khó chịu, nổi mẩn, mụn nhọt thậm chí còn kèm tình trạng vàng da, da nhợt nhạt thì đừng chủ quan. Những dấu hiệu này đang cảnh báo làn da hoặc các bộ phận đang gặp vấn đề. Để biết da mặt sần sùi liên quan đến bệnh lý nào, có cách khắc phục hay không chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bài viết có sự tham vấn của Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
1. Da mặt nổi hạt sần sùi là gì?
Da thô ráp, sần sùi nổi các hạt như da gà là tình trạng da phổ biến có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời ở người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên.
Da mặt nổi hạt sần sùi là tình trạng da mặt bị mất đi độ ẩm tự nhiên khiến da trở nên thô ráp, dễ bong tróc khiến lớp biểu bì bị tổn thương, các tế bào chết bong ra và liên kết giữa các tế bào da trở nên yếu hơn khiến da sần sùi. Ngoài ra, sự bít tắc lỗ chân lông do dầu thừa, mụn cũng khiến da mặt bị sần sùi, nổi mụn, có những hạt lấm tấm như da gà.
Một số tình trạng da sần sùi do tình trạng dày sừng nang lông thì vô hại và có xu hướng biến mất theo tuổi tác. Tuy nhiên cũng có những tình trạng có thể do bệnh lý ví dụ như bệnh gan do chức năng gan suy giảm, mặt dễ nổi mụn đi kèm với tình trạng da mặt vàng, nhợt nhạt.
2. Vì sao da mặt nổi hạt sần sùi như da gà?
Để biết vì sao da mặt bị sần sùi như da gà, cần tìm hiểu từ nhiều nguyên nhân. Có thể các nguyên nhân đến từ môi trường, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân bên trong cơ thể đang có những thay đổi. Cụ thể một số nguyên nhân dẫn đến da mặt bị nổi sần như:
2.1. Da mặt nổi hạt sần sùi do tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu tác động đến làn da. Càng có tuổi làn da càng trở nên nhăn nheo, thô ráp do sự liên kết giữa collagen và elastin bị yếu đi. Da mặt trở nên lão hóa, không còn căng bóng và tươi trẻ như trước nữa.
Một số trường hợp da mặt bị nổi sần, không ngứa nhưng có những mảng da chết bong tróc khó chịu.
2.2. Da bị khô
Da khô, các tế bào da chết bong ra cũng tạo nên tình trạng da mặt sần sùi, kém mịn màng. Da mặt khô có thể do các tế bào da bị thiếu nước hoặc thiếu chất béo, độ ẩm của da bị giảm đi.
Ngoài ra, mùa thu, đông, độ ẩm thấp là thời điểm da dễ bị khô nhất, khiến da trở nên khô ráp, sần sùi.
2.3. Mắc các bệnh lý về da
Da mặt có những hạt sần sùi, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu cũng là biểu hiện của các bệnh da liễu như vảy nến, eczema, mày đay, ghẻ, mụn cóc, viêm da cơ địa…
Những bệnh lý này cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân để có các điều trị kịp thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe làn da cũng như thẩm mỹ.
2.4. Nóng gan gây mụn nhọt mẩn ngứa
Nóng gan cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp phải các vết mẩn ngứa, mụn nhọt trên mặt.
Nóng gan có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hay sử dụng chất kích thích…
Các yếu tố này làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố trong gan, gây nóng gan, suy giảm chức năng gan. Từ đó gây nên các triệu chứng trên da như nổi mụn, mề đay, da mẩn ngứa khó chịu. Nhiều trường hợp da mặt nổi hạt sần sùi, mụn nhân hạt màu trắng.
2.5. Da sần sùi do ít tẩy tế bào chết thường xuyên
Theo các hướng dẫn chăm sóc da mặt, mỗi tuần bạn nên tẩy da chết 2-3 lần. Nếu ít tẩy da chết, các tế bào da chết không được lấy đi hết sẽ tồn tại lâu trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông, nhiều sợi bã nhờn và chất bẩn tích tụ gây nên tình trạng mụn.
Vì vậy bạn nên tẩy da chết định kỳ để loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy tế bào mới phát triển, thông thoáng lỗ chân lông.
2.6. Da mặt bị nổi nốt sần ngứa do dị ứng mỹ phẩm
Trong trường hợp dị ứng với các loại mỹ phẩm chăm sóc da, da sẽ có tình trạng mẩn ngứa, nổi ban đỏ, có các nốt sần trên mặt.
Các vết sẩn ngứa này sẽ hết sau khi tẩy trang sạch sẽ. Trước khi dùng bất kỳ loại mỹ phẩm nào bạn cần thử ra tay trước khi thoa lên mặt.
Không nên cố sử dụng các mỹ phẩm gây dị ứng hoặc các loại mỹ phầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2.7. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là phản ứng miễn dịch của cơ thể với các loại thức ăn, đặc biệt với các loại thực phẩm có chứa đạm như sữa bò, trứng, hải sản, đậu phộng hoặc các loại hạt.
Hệ miễn dịch trong cơ thể cho rằng thực phẩm mà bạn ăn vào gây hại sẽ kích thích giải phóng kháng thể IgE để “vô hiệu hóa” thức ăn, đồng thời khởi động một loạt các biện pháp bảo vệ trong đó có giải phóng histamine gây viêm.
Chính phản ứng histamine sẽ gây nên tình trạng mẩn ngứa, phát ban, sưng đỏ vùng miệng, quanh mặt, cổ, ngực, tay…
2.8. Da mặt sần sùi khô ráp do không uống đủ nước
Làn da không được cấp nước thường xuyên sẽ gây ra tình trạng khô da, làn da sần sùi, thô ráp. Có trường hợp da khô, tuyến dầu trong da sẽ tăng tiết nhiều hơn để làm ẩm da.
Da thiếu nước dễ nhạy cảm và bị kích ứng gây nên các ổ sưng viêm, mụn, mụn ẩn dưới da, khiến bề mặt da trở nên sần sùi.
2.9. Da sần sùi do không tẩy trang kỹ
Không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm hoặc sau khi tiếp xúc với khói bụi nhiều cũng khiến da mặt bị bít tắc lỗ chân lông. Lâu dần có thể hình thành nên mụn, hạt sần sùi dưới da mặt.
Các vị trí thường gặp nhất là trán nổi hạt sần sùi, vùng hàm, cằm, hai má…
2.10. Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Các thói quen ăn uống có thể khiến da mặt nổi hạt sần sùi như:
- Không uống đủ nước
- Ăn nhiều thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tương ớt
- Ăn nhiều thực phẩm có đường sẽ làm tăng tiết bã nhờn, làm to lỗ chân lông
- Ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Chế độ ăn uống nhiều tinh bột qua tinh chế như bánh mì, bánh kẹo, mì ống
- Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
Nếu ăn quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến da đổ nhiều dầu nhưng vẫn bị cảm giác khô, tăng các phản ứng viêm gây mụn.
3. Biểu hiện của da mặt nổi hạt sần sùi khô ráp
Bên cạnh dấu hiệu da mặt nổi hạt sần sùi, có cảm giác sần sùi như da gà, bạn có thể gặp thêm một số tình trạng da như:
- Da khô ráp, kém mịn màng
- Da vảy rắn: có những lớp màng trắng trên da mặt bong tróc
- Da dễ nổi mụn và nhạy cảm
- Da khô đi kèm tình trạng ngứa, các mụn sưng viêm cũng có thể gây ngứa
- Lỗ chân lông to
- Da không đều màu, có thể có màu vàng hoặc nâu sạm
- Da nhanh lão hóa
Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần sàng lọc các nguyên nhân và thăm khám để điều trị kịp thời.
4. Cách điều trị da mặt nổi hạt sần sùi
Do có nhiều nguyên nhân nên việc điều trị cần xem xét nhiều yếu tố. Có một số cách để cải thiện tình trạng da mặt sần sùi, ngứa, nổi mụn. Bạn có thể áp dụng các cách này mỗi ngày để có một làn da khỏe mạnh cũng như sức khỏe từ bên trong.
4.1. Da mặt nổi hạt sần sùi nên ăng cường uống nước
Đây là cách hữu hiệu giúp da cải thiện được tình trạng khô ráp, dễ nổi mụn. Nước giúp cấp ẩm cho da, chống lão hóa, ngăn ngừa mụn trứng cá.
Nước cũng tốt cho gan, giúp tăng đào thải độc tố. Một lá gan khỏe sẽ giúp bạn tránh được tình trạng da bị nổi mụn, có các hạt mụn sần sùi trên mặt.
Bạn nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Uống thêm các loại nước ép để giải độc gan hoặc giúp da đẹp hơn như nước chanh mật ong, nước ép cà chua, nước ép dưa leo, nước ép dứa…
4.2. Chăm sóc da đúng cách
Chăm sóc da đúng cách là cách trị da mặt sần sùi tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Việc chăm sóc da đúng cách sẽ giúp loại bỏ mụn, giúp da chắc khỏe, ít mụn hơn.
Các cách chăm sóc da rất đơn giản, bạn cần nhớ:
- Tẩy da chết tuần 2-3 lần
- Nếu trang điểm cần tẩy trang kỹ
- Rửa mặt với sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, chất nhờn
- Dưỡng da, thoa kem chống nắng cẩn thận
- Dùng mỹ phẩm rõ nguồn gốc
- Đắp mặt nạ giúp da được cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất từ bên ngoài
4.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống giảm mụn
Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ khiến lá gan bị quá tải, thậm chí gây gan nhiễm mỡ. Đồng thời còn khiến làn da trở nên kém săn chắc, sạm da, da nổi mụn, sần sùi.
Vì vậy, để có làn da chắc khỏe, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh hơn bằng cách:
- Tăng cường các loại rau xanh, củ quả
- Bổ sung nhiều hoa quả nhiều màu sắc
- Ăn đa dạng các loại cá, nhất là các loại cá béo
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên xào, tinh bột đã qua tinh chế
- Hạn chế dùng nhiều đường, muối, đồ chua cay, nóng
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích
- Ngoài ra tránh ăn đêm, nên ăn sáng đầy đủ, phân bổ các nhóm chất hợp lý
4.4. Da mặt nổi hạt sần sùi nên điều chỉnh lịch sinh hoạt
Nếu bạn đang làm việc theo giờ giấc thất thường hay ngủ không không đúng giờ thì nên xem lại. Vì chính những hoạt động này đang khiến gan bị ảnh hưởng cũng như khiến sức khỏe của làn da đi xuống.
Bạn có biết thức đêm nhiều dễ gây mụn, khiến hormone cortisol tăng tiết nhiều, mặt dễ nổi mụn hơn. Thức khuya còn khiến hormone melatonin bị ức chế, ngăn cản sự phục hồi tổn thương của làn da.
Vì vậy bạn nên ngủ đúng giờ, ngủ trước 11 giờ đêm để gan và làn da được phục hồi.
4.5. Dùng thuốc theo chỉ định
Nếu trường hợp gan bị tổn thương khiến nổi mụn trên mặt bạn nên thăm khám để tìm ra giải pháp điều trị kịp thời. Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và khám lại định kỳ.
Bên cạnh đó nếu gặp các vấn đề da liễu cũng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể khiến tình trạng nặng nề hơn.
4.6. Dùng các mẹo trị mụn sần sùi
Các cách trị da mặt sần sùi tại nhà được nhiều người áp dụng vì dễ thực hiện, an toàn. Bạn có thể dùng những nguyên liệu sẵn có để cải thiện tình trạng mụn như:
- Đắp mặt nạ nha đam
- Đắp mặt nạ sữa tươi hoặc sữa chua
- Làm mặt nạ trà xanh trị mụn
- Đắp mặt nạ cà chua dưa leo
- Xông hơi bằng nước ấm
- Thoa hỗn hợp chanh mật ong trị mụn
- Đắp mặt nạ nghệ sữa tươi hoặc mặt nạ nghệ mật ong
Lưu ý khi đắp mặt nạ chỉ nên đắp tuần 2-3 lần và chăm sóc da cẩn thận.
5. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi da mặt nổi hạt sần sùi bạn nên chú ý chăm sóc da cẩn thận. Ngoài ra cần tăng cường sức khỏe cho lá gan – cơ quan thải độc chính của cơ thể. Bởi gan có thể thải độc qua da.
- Nếu đi kèm nhiều triệu chứng như vàng da, mẩn ngứa, nổi nhiều mụn nên thăm khám và điều trị kịp thời
- Lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho da
- Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học
- Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe
Trên đây là một số thông tin về da mặt nổi hạt sần sùi. Nếu có thắc mắc nào bạn có thể liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Nổi mề đay vào sáng sớm có cần quá lo lắng?
- Nổi mề đay hậu covid – Biến chứng hậu covid bạn cần chú ý!
- Uống rượu bị nổi mề đay – Lời kêu cứu của gan
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.