[TOP 15] Cách chữa viêm khớp tại nhà hiệu quả cứ "dùng là hết đau"
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    [TOP 15] Cách chữa viêm khớp tại nhà hiệu quả cứ “dùng là hết đau”

    Tham vấn y khoa: Dược Sĩ Hoàng Cường

    Biên tập viên: Linh Chi

    26/09/24

    Cách chữa viêm khớp tại nhà thường được nhiều người dân lựa chọn bởi tính an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, đâu là những phương pháp có thể áp dụng và cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực hiện.

    5/5 - (125 bình chọn)

    1. Ưu điểm của cách chữa viêm khớp tại nhà

    Sở dĩ nhiều người tin tưởng lựa chọn phương pháp này là do những lợi ích mà nó đem lại:

    • Tiết kiệm chi phí: Những nguyên liệu có thể dễ dàng tìm mua với chi phí rẻ. Thậm chí có những nguyên liệu bạn có thể tìm thấy trong vườn nhà, bồn cây hoặc mọc hoang.
    • Không tốn công sức đi lại: Phương pháp này áp dụng ngay tại nhà nên bạn không tốn công sức và tiền bạc để di chuyển.
    • Lành tính: Nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên khá lành tính.

    Mặc dù không có bất cứ một mẹo dân gian tại nhà nào giúp người bệnh chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp và các mẹo này cũng tốn thời gian, công sức chuẩn bị. Nhưng nếu áp dụng ở giai đoạn chớm bệnh như một biện pháp hỗ trợ có thể đem tới tác dụng cải thiện.

    Ưu điểm của cách chữa viêm khớp tại nhà

    Click xem thêm Các dấu hiệu viêm khớp chớ bỏ qua

    2. Hướng dẫn 15 cách chữa viêm khớp tại nhà đơn giản

    Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp tại nhà chỉ hiệu quả khi bạn biết sử dụng đúng nguyên liệu, đúng phương pháp. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể áp dụng.

    2.1. Chữa viêm khớp tại nhà bằng gừng

    Gừng được biết đến là vị thuốc nam có vị cay, tính ấm, hiệu quả trong việc giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy gừng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp.

    • Chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 50 – 60 độ C.
    • Gừng đem rửa sạch, đập nát rồi cho vào thau, thêm 1 ít muối hạt. Để gừng ngấm nước trong khoảng 5 phút.
    • Dùng nước này ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến khi nước hết ấm.

    Việc ngâm chân bằng nước muối gừng sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Giảm tình trạng đau nhức ở khớp. Đặc biệt là khớp cổ chân.

    Chữa viêm khớp bằng dân gian từ gừng

    2.2. Chữa viêm khớp tại nhà bằng giấm táo

    Một trong những cách trị đau nhức xương khớp tại nhà nói chung và viêm khớp nói riêng là dùng giấm táo. Trong giấm táo có chứa photpho, canxi, kali, magie có khả năng giảm viêm sưng, cứng khớp.

    • Trộn 1 thìa cá phê giấm táo với 1 thìa ca phê mật ong.
    • Pha hỗn hợp này với 200ml nước ấm. Uống ngay sau khi khuấy đều.

    2.3. Đắp lá lốt – Chữa viêm khớp bằng bài thuốc nam

    Một trong những phương pháp phổ biến trong dân gian là cách trị đau nhức xương khớp bằng lá lốt. Theo Đông y, loại lá này có vị cay nồng, tính ấm, sở hữu công dụng ôn trung, tán hàn rất tốt cho người bệnh viêm khớp. Nhất là những trường hợp hay bị đau khớp khi chuyển mùa.

    • Rửa sạch 300g lá lốt rồi giã nát.
    • Rang nóng lá lốt đã giã nát với một nắm muối hạt.
    • Để hỗn hợp nguội bớt rồi bọc vào khăn sạch và chườm vào vị trí đau từ 15 – 20 phút.

    Chữa viêm khớp bằng bài thuốc Nam từ lá lốt

    ➤ Tham khảo thêm: Lá lốt – Bài thuốc chữa đau vai gáy bằng thuốc nam, hiệu quả kinh ngạc

    2.4. Uống nước lá lốt

    Bên cạnh việc sử dụng lá lốt để chườm bên ngoài, bạn cũng có thể dùng nước lá lốt để uống trong. Có thể dùng độc lập hoặc kết hợp cả hai cách dùng lá lốt.

    • Lấy khoảng 20g lá lốt tươi đem rửa sạch để ráo nước.
    • Đun cùng 2 lít nước để sôi chừng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
    • Kiên trì uống nước lá lốt khoảng 10 ngày.

    2.5. Sử dụng đinh lăng giảm viêm đau tại nhà

    Trong thành phần của rễ đinh lăng, người ta tìm thấy hơn 20 loại axit amin cùng 8 loại saponin rất tốt cho hệ xương khớp. Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận rễ đinh lăng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ chữa lành tổn thương tại các khớp. Do đó đinh lăng xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian trị đau nhức xương khớp.

    • Rửa sạch rồi phơi khô khoảng 30g rễ đinh lăng tươi.
    • Đem sao vàng dưới lửa nhỏ.
    • Cho đinh lăng đã sao vàng vào nồi sắc cùng 1 lít nước. Sôi tầm 20 phút thì tắt bếp.
    • Gạn lấy phần nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

    2.6. Bài thuốc nam chữa viêm khớp từ ngải cứu

    Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm máu, giảm viêm sưng, điều hoà khí huyết. Trong dân gian, vị thảo mộc này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau bụng và chứng đau nhức xương khớp nhờ chiết xuất axit amin và hoạt chất flavonoid.

    • Rửa sạch một nắm lá ngải cứu để ráo.
    • Sao ngải cứu cùng với một nắm muối hạt cho tới khi thơm.
    • Để hỗn hợp nguội bớt rồi bọc vào tấm vải sạch mỏng. Chườm lên vùng bị đau trong 15 – 20 phút. Chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng.

    Bài thuốc nam chữa viêm khớp từ ngải cứu

    2.7. Uống nước ngải cứu

    Cũng giống như lá lốt, bạn có thể uống nước ngải cứu thay vì chỉ đắp ở bên ngoài.

    • Hái một nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, vẩy cho ráo nước.
    • Đem xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt.
    • Thêm 2 muỗng mật ong vào khuấy để dễ uống.
    • Chia hỗn hợp thành 2 phần, uống vào sáng và chiều.

    2.8. Giảm đau khớp với cây chìa vôi

    Chìa vôi có tính mát dùng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt nếu biết áp dụng đúng cách. Tuyệt vời hơn, hầu như tất cả bộ phận của loại cây này đều có thể dùng trong các mẹo chữa đau nhức xương khớp.

    • Chuẩn bị một nắm lá chìa vôi với một nắm muối hột.
    • Rửa sạch lá để ráo hết nước.
    • Dùng tay vò phần lá đã chuẩn bị hơi nát một chút rồi đem sao vàng với muối hột.
    • Đổ hỗn hợp ra một miếng vải sạch bọc lại rồi chườm lên phần khớp bị viêm đau.

    Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng cây chìa vôi phơi khô đem sắc lấy nước uống để cải thiện bệnh từ bên trong.

    2.9. Sử dụng dây đau xương giảm viêm khớp tại nhà

    Đây là loại thảo mộc quen thuộc với người dân miền núi, được các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận có khả năng khu phong, trừ thấp, cường gân cốt. Chính vì vậy có thể tận dụng loại cây này trong việc điều trị viêm khớp.

    • Hái một nắm lá dây đau xương đem rửa sạch với nước muối loãng.
    • Để ráo nước rồi đem giã nát phần lá đã chuẩn bị.
    • Cho một ít rượu trắng vào khuấy đều rồi chắt lấy nước để uống.
    • Bạn có thể tận dụng phần bã để đắp lên những phần khớp bị viêm để giảm đau.

    Sử dụng dây đau xương giảm đau khớp

    2.10. Cây chìa vôi, dây đau xương và lá lốt

    Việc kết hợp cây chìa vôi, dây đau xương cùng với lá lốt sẽ giúp gia tăng hiệu quả.

    • Rửa sạch 20g chìa vôi, 15g dây đau xương, 15g lá lốt để ráo.
    • Sao vàng các nguyên liệu sau đó để khô.
    • Sắc nguyên liệu với nước cho tới khi còn lại 1 nửa lượng nước thì tắt bếp.
    • Chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

    2.11. Bài thuốc nam trị đau khớp từ cây xấu hổ

    Xấu hổ có vị chát, tính mát, được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y với tính an thần, kháng viêm cực tốt. Người mới mắc viêm khớp có thể tận dụng loại cây này.

    • Thu hoạch phần rễ cây xấu hổ rồi rửa sạch, để ráo hoặc có thể phơi khô.
    • Tẩm một ít rượu 40 độ vào đem sao vàng phần rễ.
    • Sắc với một lít nước (dùng 150g rễ xấu hổ sao vàng) tới khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp.
    • Chia làm 3 phần nước uống trong ngày. Uống liên tục từ 5-7 ngày.

    2.12. Bài thuốc nam chữa viêm khớp từ quả cà tím

    Hàm lượng vitamin PP cao trong cà tím có khả năng chống ung thư, kháng viêm, giảm sưng đỏ. Ngoài ra, vị ngọt, tính hàn trong cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, tán huyết, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp.

    • Cà tím bỏ núm, rửa sạch, thái lát thành các miếng dày khoảng 0.5 cm
    • Đổ 1 lít nước lọc vào nồi đun sôi rồi thả cà tím vào đun cùng, đậy kín nắp.
    • Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, ngâm cà tím trong nồi cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
    • Lọc bỏ phần bã cà tím, chỉ giữ lại phần nước. Bảo quản trong lọ thủy tinh ở nhiệt độ thấp.

    Chia phần nước cà tím thu được thành 4 phần. 3 phần để uống trong ngày, phần còn lại đem trộn với 50ml dầu oliu thoa lên vùng khớp bị đau.

    Bài thuốc nam chữa viêm khớp từ quả cà tím

    2.13. Trị viêm khớp tại nhà bằng ngũ ga bì

    Ngũ gia bì có vị cay, tính ôn, tác động vào kinh can và thận. Ngũ gia bì giúp mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp.

    • Lấy vỏ thân cây ngũ gia bì, cạo sạch, rửa sạch.
    • Sau đó thái nhỏ và phơi khô rồi đem sao vàng.
    • Lấy vỏ cây đã sao vàng tán thành bột mịn.
    • Ngâm 100g bột ngũ gia bì với 1 lít rượu trắng (45 độ) trong 10 ngày là có thể lấy ra sử dụng.
    • Mỗi ngày uống 1 ly mắt trâu rượu ngũ gia bì.

    2.14. Bài thuốc chữa viêm khớp tại nhà bằng đu đủ

    Trong đu đủ có nhiều canxi, magie, kali,… rất tốt cho người mắc bệnh viêm khớp. Bên cạnh đó, các papain trong loại quả này giúp ức chế sự phát triển của hệ vi khuẩn gây viêm trên khớp.

    • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, 30 gram mễ nhân sống, 2 bát nước
    • Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
    • Cho đu đủ xanh cùng 30 gram mễ nhân sống và 2 bát nước vào nồi.
    • Đun với lửa nhỏ trên bếp, cho đến khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho thêm 1 chút đường trắng.
    • Ăn ngay khi còn nóng.

    2.15. Giảm viêm khớp bằng cây chó đẻ

    Chó đẻ là loại thảo mộc có vị đắng mát, được dân gian sử dụng trong các bài thuốc chữa phong thấp, giải độc,… Trong số đó cũng không thể không nhắc đến bài thuốc chữa viêm khớp từ loại cây này.

    • Chuẩn bị 30g chó đẻ và rượu gạo nóng.
    • Rửa sạch đất cát của phần chó đẻ đã chuẩn bị, sau đó nấu cùng 1 ít rượu.
    • Đổ hỗn hợp ra một chiếc khăn sạch, chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau.
    • Thực hiện mỗi ngày, liên tục trong 2-3 tuần.

    Giảm viêm bằng cây chó đẻ

    3. Lưu ý 

    Các bài thuốc chữa tại nhà mặc dù lành tính nhưng vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
    • Lựa chọn nguyên liệu cẩn thận, sơ chế kỹ trước khi thực hiện.
    • Cẩn trọng khi áp dụng cho phụ nữ mang thai, người bị suy giảm chức năng gan thận…
    • Không sử dụng nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong phương pháp.
    • Không tự ý kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.
    • Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần dừng sử dụng và đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra.
    • Trong trường hợp áp dụng các biện pháp này một thời gian mà tình trạng bệnh không chuyển biến tốt hay ngưng lại và chuyển sang phương pháp khác.

    Những thông tin về cách chữa viêm khớp tại nhà trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề có liên quan hãy gọi tới hotline 1800.28.28.85 để được giải đáp.

    Video đề xuất: Tổng quan về bệnh viêm đa khớp dưới góc nhìn từ các chuyên gia của Tâm Bình

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường

    Tốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    24 bình luận cho “[TOP 15] Cách chữa viêm khớp tại nhà hiệu quả cứ “dùng là hết đau””

    1. Nguyễn Thúy Vân viết:

      tôi 70 tuổi sưng đau khớp gối nhiều năm nay nên uống viên khớp bao lâu? có phải dùng thêm lá lốt nữa không>

      • Chào bạn, không biết bạn đi khám bác sĩ kết luận bạn bị thoái hoá khớp hay bệnh lý gì khác? Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về tình trạng của mình để Tâm Bìnhh hỗ trợ bạn cụ thể hơn nhé. Trường hợp bạn muốn uống TPBVSK Viên khớp Tâm Bình để hỗ trợ giảm triệu chứng thoái hoá khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp thì bạn nên uống 2-3 tháng hoặc hơn.
        Lá lốt trong y học cổ truyền có tác dụng giúp trừ phong hàn, giảm đau xương khớp. Tuy nhiên bạn nên lưu ý các phương pháp đó chỉ là liệu pháp hỗ trợ và việc đáp ứng còn tuỳ vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa người bệnh. Bạn vẫn nên tuân thủ theo đơn điều trị của bác sĩ đã kê, định kỳ tái khám để đánh giá hiệu quả bạn nhé.

    2. Thùy Tiên viết:

      E 24 tuổi do thói quen sinh hoạt đẩy tạ thường xuyên và quá sức dẫn tới đau khớp vai. Cảm giác mỏi và khó chịu. Khi cử động phát ra tiếng kêu lục cục. E dùng VIên khớp có được không ạ

      • Chào bạn, thói quen đẩy tạ thường xuyên quá sức và không đúng cách có thể gây tổn thương lên các khớp, biểu hiện của bạn có thể gợi ý đến các khớp bị chấn thương hoặc thoái hoá.
        Trước mắt bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định mức độ chấn thương nặng/nhẹ để từ đó sẽ có phương án điều trị đúng đắn trước nhé.

    3. Minh viết:

      tâm bình có bán các loại bào chế từ đỗ trọng, hy thiêm như trong bài viết không thưa dược sĩ?

    4. Hoe viết:

      Tôi 50t, bị Thoái hóa đốt sống cổ nhiều năm nay kèm theo tê bì tay sử dụng được có chữa được tại nhà không? dùng sản phẩm Tâm Bình được không? Boa lâu thì đỡ

      • Chào bạn, thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý mạn tính và gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn, mục tiêu điều trị sẽ là giảm thiểu tối đa triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và làm sao để duy trì chức năng cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Việc bạn bị tê bì tay nhiều khả năng là do dây thần kinh chạy từ cổ đến tay bị chèn ép (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc gai cột sống).
        Sản phẩm TPBVSK Viên khớp Tâm Bình có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng thoái hoá khớp, đau nhức xương khớp. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về TPBVSK Viên khớp Tâm Bình tại đây bạn nhé: https://tambinh.vn/vien-khop-tam-binh_p1576.html

    5. Dậu viết:

      Tôi bị khô khớp gối, đi lại khó khăn, dùng Viên khớp hơn 1 tháng đỡ nhưng mấy ngày hôm nay đau lại tôi nên uống tiếp tục và kết hợp dùng lá lốt không?

      • Chào bạn, tình trạng đau nhức của bạn nguyên nhân là do dịch khớp bị khô khiến mỗi lần cử động các đầu xương cọ vào nhau gây đau nhức, bởi vậy bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm để kích thích tăng chất nhờn sụn khớp nhé. Có thể kể đến như các loại cá nước mặn như cá thu, cá ngừ, ăn rau mùng tơi, bơ, chuối, sữa hoặc có thể bổ sung thêm Glucosamine và Chondroitin để hỗ trợ tăng chất nhờn và bôi trơn khớp gối bạn nhé.
        Chúc bạn sức khoẻ!

    6. Em bị viêm đa khớp tê nhức hai bàn tay có sử dụng thuốc tân binh được không ạ và cách điều trị sử dụng thuốc như thế nào AK thưa bác sĩ

    7. Đặng Xuân Phương viết:

      Bị sưng đau khớp do thoái hóa thì chú ý dinh dưỡng như thế nào

      • Chào bạn! Khi bị thoái hóa xương khớp, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như: Omega-3, trái cây, rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), thực phẩm giàu canxi, uống đủ nước. Đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn để tránh dung nạp đường và chất béo không lành mạnh; tránh đồ uống có cồn, nước ngọt có gas. Chúc bạn sức khỏe!

    8. Nguyễn Thị Lành viết:

      Dùng thuốc giảm đau cho sưng khớp chỉ là biện pháp tạm thời không thể chữa khỏi được đúng không dược sĩ

      • Chào bạn! Thuốc giảm đau chỉ giúp làm giảm triệu chứng sưng và đau khớp tạm thời, chúng không chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp. Để cải thiện tình trạng lâu dài, cần kết hợp điều trị bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, và các biện pháp vật lý trị liệu. Nếu cần, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

    9. Trần Hương Dịu viết:

      Làm sao để bảo vệ và phòng ngừa các bệnh sụn khớp khi mình đã có tuổi rồi thưa dược sĩ

      • Chào bạn! Để bảo vệ và phòng ngừa các bệnh sụn khớp khi có tuổi, bạn hãy thực hiện các biện pháp sau:
        – Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn, thực hiện các bài tập kéo giãn để giảm áp lực lên khớp và giữ cho khớp linh hoạt
        – Ăn uống lành mạnh, uống đủ nước
        – Sử dụng giày phù hợp và chú ý đến tư thế khi vận động để tránh chấn thương
        – Khám sức khỏe định kỳ
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Minh Phương viết:

      Tôi muốn sử dụng chung các loại thảo dược này để tăng hiệu quả được không?

      • Chào bạn!
        Mỗi loại thảo dược có tác động theo những hướng khác nhau để hỗ trợ cải thiện tình trạng khớp. Một số loại thảo dược có thể kết hợp được với nhau để tăng tác dụng điều trị. Tuy nhiên việc phối hợp bất kỳ có thể gây ra tác dụng không mong muốn nếu như là sự phối hợp phải tránh trong y học. Vậy nên nếu bạn muốn kết hợp các thảo dược với nhau thì cần có thông tin chính xác theo các tài liệu chính thống hoặc tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ người có kiến thức chuyên môn. Chúc bạn mạnh khỏe!

    11. Hoài Nam viết:

      Tôi thường hay đau gối mỗi khi leo cầu thang, liệu dùng xong có đỡ không?

      • Chào bạn! Tình trạng đau gối của bạn có thể do nhiều trường hợp như thoái hóa khớp, khô khớp hoặc viêm khớp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các cách trên để chăm sóc xương khớp, các thảo dược nguyên liệu được sử dụng đều có tác dụng tốt cho khớp. Nếu tình trạng đau tiếp tục kéo dài, đau nhiều hơn hay có thêm các biểu hiện sưng tấy, tím đỏ thì bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán. Chúc bạn mạnh khỏe!

    12. Quang Sơn viết:

      Liệu có thể dùng đắp ngoài được không, vì tôi không thích mùi với vị của mấy cây dược liệu?

      • Chào bạn! Bạn có thể dùng các phương pháp đắp ngoài để hỗ trợ giảm viêm khớp mà không cần dùng dược liệu uống. Một số biện pháp phổ biến là:
        – Đắp gừng tươi và muối: Gừng có tính chống viêm, khi kết hợp với muối, có thể giúp giảm sưng đau.
        – Đắp lá ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, giúp giảm đau và sưng viêm.
        – Gel hoặc kem thảo dược: Có thể chọn sản phẩm chiết xuất từ dược liệu nhưng không có mùi quá mạnh.
        Nếu bạn không thích mùi và vị của dược liệu, việc dùng các dạng thảo dược chế biến sẵn như gel bôi hoặc cao dán sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Chúc bạn mạnh khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Gù lưng là gì? 11 Bài tập chữa gù lưng hiệu quả nhưng nhiều người không biết 01/10/21
      Gù lưng (hay còn gọi là lưng tôm) là dị tật xương gây cảm giác mặc cảm, tự ti cho…
      Đau khớp gối khám ở đâu tốt nhất? Đọc ngay bài viết này 13/06/20
      Tại Việt Nam bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, thường gặp nhất là tình trạng đau khớp gối. Do…
      Phong tê thấp là bệnh gì: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 30/10/23
      Được kết luận mắc phong tê thấp nhưng nhiều người lại không rõ phong tê thấp là bệnh gì, do…
      TPBVSK Viên khớp Tâm Bình: Công dụng, thành phần và liều dùng 26/12/19
      Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Viên khớp Tâm Bình đã trở thành sản phẩm quen thuộc của hàng triệu…
      Xem thêm