[Giải mã công nghệ mới] Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    [Giải mã công nghệ mới] Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Phạm Thu Hoàn

    06/08/24

    Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ mở ra hy vọng mới đầy triển vọng đối với những bệnh nhân bị mất ngủ do ảnh hưởng của yếu tố thần kinh. Cùng tìm hiểu cụ thể về phương pháp điều trị này.

    5/5 - (1 bình chọn)

    1. Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ là gì?

    Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ là phương pháp điều trị mới, sử dụng các xung điện từ dạng sóng ngắn, tác động lên não bộ để điều chỉnh hoạt động của các tế bào thần kinh; từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

    chữa mất ngủ bằng sóng điện từ

    Áp dụng phương pháp này vào điều trị mất ngủ cần có thiết bị để thực hiện là máy kích thích từ trường; dưới sự điều khiển, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

    2. Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ có hiệu quả không?

    Sử dụng sóng từ trường xuyên sọ (TMS) để điều trị mất ngủ gần đây được các bệnh viện lớn nghiên cứu và đưa vào áp dụng. Vậy, chữa mất ngủ bằng sóng điện từ có thực sự hiệu quả?

    Thực tế cho thấy, máy kích thích từ trường xuyên sọ có thể giúp giảm các triệu chứng mất ngủ như khó vào giấc, thức giấc giữa đêm; giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ: ngủ sâu và sảng khoái hơn; sáng thức dậy người khỏe khoắn…

    Đặc biệt, sau khi điều trị bằng từ trường, ít bệnh nhân có dấu hiệu tái phát; tâm trạng vui vẻ, lạc quan hơn. Nhớ đó mà chất lượng cuộc sống, hiệu suất làm việc, học tập cũng được nâng cao.

    3. Cơ chế tác động máy kích thích từ trường xuyên sọ

    Máy kích thích từ trường xuyên sọ sử dụng những bước sóng ngắn tác động vào não bộ. Đây là phương pháp chữa bệnh không xâm lấn với cơ chế hoạt động như sau:

    • Tạo ra từ trường: Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây đặt trên đầu, nó sẽ tạo ra một từ trường mạnh.
    • Kích thích não bộ: Sóng điện từ sẽ tạo ra một từ trường tác động lên các vùng não liên quan đến giấc ngủ, kích thích chúng hoạt động theo nhịp sinh học tự nhiên.
    • Điều hòa sóng não: Phương pháp này giúp điều chỉnh các sóng não, đặc biệt là sóng delta và sóng theta. 2 sóng này có vai trò quan trọng trong việc đưa con người vào giấc ngủ sâu.
    • Điều chỉnh hoạt động của não bộ, điều hòa giấc ngủ: Bằng cách điều chỉnh cường độ, tần số và vị trí của từ trường, kích thích hoặc ức chế hoạt động của các vùng não khác nhau; từ giúp giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu, thức giấc giữa đêm, trầm cảm.

    4. Quy trình điều trị mất ngủ bằng sóng điện từ

    Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sỹ có chuyên môn. Quy trình trải qua những bước cụ thể sau đây:

    quy trình điều trị mất ngủ bằng từ trường xuyên sọ

    4.1 Khám, tư vấn

    Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh án, thói quen sinh hoạt, các loại thuốc đang sử dụng; từ đó đánh giá nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và quyết định có áp dụng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ hay không.

    4.2 Chuẩn bị

    • Vệ sinh vùng da: Vùng da đầu nơi đặt cuộn dây sẽ được làm sạch để đảm bảo tiếp xúc tốt.
    • Đặt cuộn dây: Cuộn dây của máy TMS sẽ được đặt trên vùng não mục tiêu, thường là vùng trước trán. Vị trí đặt cuộn dây sẽ được xác định dựa trên kết quả đánh giá của bác sĩ.

    4.3 Tiến hành kích thích từ trường

    • Điều chỉnh thông số: Bác sĩ sẽ điều chỉnh cường độ, tần số và thời gian kích thích phù hợp với từng bệnh nhân.
    • Tiến hành kích thích: Máy TMS sẽ phát ra các xung điện từ, tạo ra từ trường tác động lên các tế bào thần kinh trong não.

    Trong quá trình máy chạy, người bệnh có thể sẽ nghe được âm thanh nhỏ; cảm giác như chạm nhẹ vào da đầu, không đau đớn, khó chịu.

    Thời gian mỗi buổi trị liệu mất ngủ bằng sóng điện từ kéo dài khoảng 30 phút. Số lượng buổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

    4.4 Theo dõi, đánh giá kết quả

    Dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân sau khi trị liệu của từng buổi, bác sĩ sẽ đánh giá và có thể điều chỉnh mức sóng nếu cần thiết.

    Kết thúc liệu trình, bệnh nhân sẽ được theo dõi định kỳ để đánh giá hiệu quả lâu dài; phát hiện sớm các tác dụng phụ nếu có.

    5. Ưu – nhược điểm của từ trường xuyên sọ trị mất ngủ

    Chữa mất ngủ bằng sóng điện từ là phương pháp mới; quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chưa lâu dài. Vì thế, mức độ hiệu quả và những tác dụng phụ có thể chưa được đánh giá đầy đủ.

    Ngoài ra, phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế như:

    • Chi phí cao: Chi phí điều trị bằng TMS thường cao hơn so với các phương pháp điều trị khác.
    • Giới hạn đối tượng điều trị: Không phải đối tượng nào cũng phù hợp với phương pháp điều trị bằng từ trường.
    • Thời gian điều trị dài: Liệu trình TMS thường kéo dài với nhiều buổi điều trị.
    • Hiệu quả chưa ổn định: Hiệu quả của TMS có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và nguyên nhân gây mất ngủ.
    • Chưa được bảo hiểm chi trả: Chi phí điều trị TMS chưa được bảo hiểm y tế chi trả.

    Tuy nhiên, thực tế điều trị cũng ghi nhận những ưu điểm đáng ghi nhận:

    • Điều trị không xâm lấn: Kích thích từ trường xuyên sọ chỉ cần đặt ột cuộn dây trên đầu để tạo từ trường; không yêu cầu phẫu thuật nên không gây đau đớn, không mất thời gian phục hồi…
    • An toàn: Được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận cho một số chỉ định trong điều trị mất ngủ.
    • Hiệu quả lâu dài: Hiệu quả có thể kéo dài sau khi kết thúc liệu trình.
    • Điều trị được nhiều bệnh lý thần kinh: Ngoài mất ngủ còn phù hợp điều trị đau đầu, đau nửa đầu, trầm cảm, rối loạn thần kinh…

    6. Lưu ý khi áp dụng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ

    Mặc dù có những kết quả khả quan, nhưng việc sử dụng sóng điện từ để điều trị mất ngủ vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu thêm. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

    lưu ý khi điều trị mất ngủ bằng sóng từ trường

    • Trước khi quyết định áp dụng chữa mất ngủ bằng sóng điện từ; cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
    • Cân nhắc các phương pháp điều trị khác để tiết kiệm tài chính; mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
    • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại; đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để thực hiện.
    • TMS có thể không phù hợp với những người có các thiết bị y tế cấy ghép; phụ nữ mang thai, hoặc những người mắc một số bệnh lý nhất định cũng cần lưu ý.

    Trên đây là những thông tin về điều trị mất ngủ bằng từ trường. Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh hiện đại, người bệnh có thể áp dụng song song các phương pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên, điều chỉnh lối sống để mang lại hiệu quả tốt nhất.

    >>> XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn tiền đình ở người già – Bệnh dễ mắc nhưng không thể bỏ qua 06/04/24
      Theo thống kê từ viện Tai Mũi Họng Trung ương, ở Việt Nam, tỷ lệ người già mắc rối loạn…
      Chuyên gia giải thích: “Vì sao người bị tiểu đường mất ngủ?” 30/03/24
      Ngoài các biểu hiện như khát nước, mệt mỏi, tiểu nhiều… những người bị tiểu đường còn khó ngủ, mất…
      Tham khảo 12 thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ của Nhật 02/05/24
      Gần đây chúng tôi nhận được câu hỏi của chị Phan Mỹ Trang (28 tuổi, Hai Bà Trưng - Hà…
      Bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? Trọn bộ thực phẩm giúp bạn ngon giấc 19/08/23
      Mất ngủ có thể xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn do chế độ ăn uống không hợp lý.…
      Xem thêm