Chữa gai cột sống bằng lá lốt khá phổ biến trong dân gian. Có nhiều cách dùng lá lốt để giảm các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cùng những lưu ý khi áp dụng biện pháp này.
1. Tác dụng của lá lốt trong điều trị gai cột sống
Lá lốt là cây thân thảo, thuộc họ hồ tiêu. Cây cao từ 30 – 40cm, lá bóng. Lá lốt thường dùng để chế biến món ăn và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Công dụng của lá lốt là: trị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, bàng quang lạnh, ra nhiều mồ hôi, giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh…
Vậy chữa gai cột sống bằng lá lốt có tốt không? Lợi ích mà lá lốt mang tới cho người bệnh gai cột sống có thể kể tới như:
– Hoạt chất Beta caryophylen trong lá lốt giúp chống viêm, giảm đau, sưng khớp.
– Flavonoid giúp giảm tình trạng viêm tại đĩa đệm.
– Alcaloid giúp ức chế dẫn truyền cảm giác đau.
– Thư giãn, giảm đau dây thần kinh, dây chằng do gai xương chèn ép
– Hạn chế sự gia tăng kích thước của gai cột sống
– Tăng cường lưu thông máu
Dấu hiệu nhận biết gai cột sống và biện pháp điều trị
2. Hướng dẫn 9 cách chữa gai cột sống bằng lá lốt
Có nhiều cách chữa gai cột sống bằng lá lốt mà người bệnh có thể áp dụng. Lá lốt có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các vị thảo dược khác. Đơn giản hơn, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt như nguyên liệu chế biến món ăn thông thường.
2.1. Dùng lá lốt làm nguyên liệu chế biến món ăn
Lá lốt làm nguyên liệu trong các món ăn hàng ngày vẫn có thể phát huy tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên cần tránh kết hợp lá lốt với các loại gia vị, thực phẩm kích thích phản ứng viêm đau tại khớp. Các món ăn làm từ lá lốt tốt cho người bị gai cột sống là: thịt lợn nạc xào lá lốt, trứng rán lá lốt, chả lá lốt, tôm xào lá lốt…
2.2. Đắp lá lốt và muối tinh chữa gai cột sống tại nhà
Cách dùng lá lốt chữa gai cột sống đơn giản này giúp tăng cường lưu thông máu. Đồng thời nó cũng cải thiện các cơn đau nhức.
Cách thực hiện:
– Lá lốt rửa sạch, giã nát cùng nửa thìa muối tinh
– Đắp hỗn hợp lên vùng bị gai cột sống khoảng 20 phút
– Sau đó lau sạch vùng đắp
– Áp dụng 2 lần/ngày
2.3. Chườm lá lốt và muối hạt chữa gai cột sống
Muối hạt có khả năng chống khuẩn, kháng viêm mạnh. Cách điều trị gai cột sống bằng lá lốt này giúp giảm đau, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không để nhiệt độ quá cao để tránh bị bỏng.
Cách thực hiện:
– Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, sao nóng cùng muối hạt
– Bọc hỗn hợp lá lốt và muối hạt vào khăn hoặc túi vải
– Chườm vào vị trí đau trong 15 phút. Trong quá trình chườm nếu hỗn hợp bị nguội có thể sao lại để chườm
2.4. Uống nước cốt lá lốt chữa gai cột sống
Nếu bạn có sẵn lá lốt trong vườn nhà và không ngại mùi ngai ngái của lá lốt sống thì có thể dùng cách này. Nhưng lưu ý là cần rửa thật sạch lá.
Cách thực hiện:
– Lấy 30g lá lốt tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng
– Cho lá lốt vào cối giã nát. Chắt lấy nước cốt uống ngay sau khi giã
2.5. Uống nước sắc lá lốt
Đây là một trong những cách chữa gai cột sống tại nhà khá thông dụng. Nếu không muốn dùng lá tươi có thể rửa sạch lá rồi phơi khô. Sau đó bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để dùng dần.
– Dùng 30g lá lốt tươi rửa sạch hoặc 10g lá lốt khô
– Sắc lá lốt với 300ml nước. Sau đó chia thành 2 phần uống trong ngày
2.6. Bài thuốc dân gian chữa gai cột sống từ lá lốt và ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng lưu thông khí huyết, thúc đẩy khả năng tự làm lành tổn thương của xương khớp, kiểm soát gai cột sống. Sử dụng ngải cứu sẽ hỗ trợ tốt cho tác dụng của lá lốt.
Chuẩn bị:
– 30g lá lốt
– 30g ngải cứu
– 3 thìa giấm
Cách thực hiện:
– Giã nát lá lốt và ngải cứu đã được rửa sạch. Sau đó trộn hỗn hợp với giấm
– Hâm nóng hỗn hợp trong 2 phút
– Để nguội bớt rồi chườm vào vùng cột sống bị gai đến khi hỗn hợp nguội
2.7. Lá lốt, đinh lăng và cây trinh nữ
Cây trinh nữ giúp tiêu viêm, an thần, có tác dụng đối với các trường hợp bị viêm, đau do gai cột sống. Trong khi đó, đinh lăng có vị đắng, giúp giảm đau, chữa tê thấp.
Chuẩn bị:
– 50g rễ cây lá lốt
– 50g cây trinh nữ
– 50g đinh lăng
Cách thực hiện:
– Rửa sạch các nguyên liệu sau đó thái nhỏ, sao vàng
– Sắc với 3 bát nước cùng 2 nhánh gừng tươi tới khi lượng nước còn 1/3
– Chắt lấy nước uống khi còn ấm
2.8. Lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng
Thiên niên kiện có vị cay, đắng, tính ấm, giúp làm mạnh gân cốt, khử phong thấp. Cây gai tầm xoọng có tác dụng trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc. Kết hợp giữa lá lốt, thiên niên kiện và gai tầm xoọng giúp giảm đau nhức, cải thiện khả năng vận động của cột sống.
Chuẩn bị:
– 20g lá lốt
– 12g thiên niên kiện
– 16g gai tầm xoọng
Cách thực hiện:
– Sắc tất cả các nguyên liệu với 400ml nước tới khi còn 100ml
– Chắt lấy nước và uống khi còn ấm
2.9. Lá lốt, cỏ xước, cây bưởi bung và cây vòi voi
Bài thuốc chữa gai cột sống bằng lá lốt này giúp giảm viêm, sưng, tăng khả năng vận động, làm ấm cơ thể. Đối tượng sử dụng phù hợp là người bị đau nhức nhiều, khó khăn trong xoay và cúi người, tê bì tay chân.
Chuẩn bị:
– 15g lá lốt
– 15g vòi voi
– 15g cỏ xước
– 12g bưởi bung
Cách thực hiện:
– Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu. Sau đó sao vàng
– Sắc với 600ml nước tới khi còn 1/3 lượng nước
– Chắt lấy nước chia thành 3 phần uống trong ngày
3. Lưu ý khi chữa gai cột sống bằng lá lốt
Trong quá trình sử dụng phương pháp trị gai cột sống bằng lá lốt, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và dùng như một biện pháp hỗ trợ
– Hiệu quả đối với từng người bệnh không giống nhau
– Người bị táo bón, nhiệt miệng, nóng trong người, đau dạ dày không nên áp dụng phương pháp này
– Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: phát ban, mẩn ngứa, tiêu chảy, nôn… cần ngưng dùng ngay và tới các cơ sở y tế
– Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3 như: cá béo, sữa, rau màu xanh đậm… Kiêng rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn.
Chữa gai cột sống bằng lá lốt là một phương pháp đơn giản với nguyên liệu dễ tìm, lành tính, chi phí thấp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lạm dụng. Nếu cần tư vấn những vấn đề có liên quan tới bệnh gai cột sống hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Gợi ý 11 cách trị gai cột sống tại nhà đơn giản
- Gai cột sống nên ăn gì kiêng gì – Bạn đã biết chưa?
- Gai cột sống có nên đi bộ không? Câu trả lời giải tỏa lo lắng cho người bệnh
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.