Để thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân, nhiều người tìm kiếm các phương pháp trên mạng, trong đó không thể bỏ qua ăn kiêng keto. Đây là phương pháp xu hướng của thế giới nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng. Vì vậy, không ít người thắc mắc “người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto giảm cân không”. Để biết được nên hay không nên và tác dụng như thế nào, độc giả tham khảo ngay bài viết bên dưới.
1. Xu hướng ăn kiêng keto giảm cân phổ biến hiện nay
Ăn kiêng keto phổ biến cả thập kỷ nay. Bạn chỉ cần gõ thanh tìm kiếm trên google “ăn kiêng keto” sẽ xuất hiện khoảng 92.3000 kết quả chỉ trong 0,36 giây. Không mất nhiều thời gian để tìm kiếm, bởi thông tin về chế độ ăn kiêng này đã phủ sóng toàn thế giới. Khi áp dụng phương pháp ăn kiêng nghiêm ngặt này, nhiều người đã nhận được kết quả giảm cân đáng kinh ngạc.
Anh Lê Văn Minh (32 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi được người bạn giới thiệu chế độ ăn kiêng keto để giảm cân. Lúc đầu cũng không tin về hiệu quả nhưng kiên trì áp dụng 2 tháng thì thấy xuống cân rõ rệt”.
Chính vì hiệu quả này mà ngày càng nhiều người tìm đến phương pháp keto. Không chỉ có người trẻ mà kể cả người ở độ tuổi trung niên, ngoài 40 – 50 tuổi vẫn áp dụng phương pháp giảm cân keto này. Có người áp dụng thành công nhưng cũng nhiều trường hợp không mang lại kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên, đó là giảm cân ở người bình thường, còn với những người bị mỡ máu cao, cholesterol cao thì sao? Liệu ăn kiêng keto có phù hợp với người cholesterol cao không?
2. Thực chất, chế độ ăn kiêng keto là gì?
Trước khi tìm hiểu người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto giảm cân không thì bạn đọc cần phải nắm rõ về keto. Vậy, chế độ keto là gì?
Chế độ ăn kiêng keto (hay còn gọi là ketogenic) là phương pháp ăn uống ít carbonhydrate (carb), nhiều chất béo (chất béo lành mạnh) và vừa phải protein.
Chế độ ăn này giảm đáng kể hàm lượng carb trong bữa ăn, đồng thời thay thế bằng chất béo. Việc giảm lượng carb này đưa cơ thể vào trạng thái chuyển hóa ketosis. Khi quá trình này diễn ra, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thừa thay vì carb để lấy năng lượng và biến chất béo thành xeton trong gan. Từ đó, sẽ cung cấp năng lượng cho não bộ.
Quá trình trên được gọi là ketosis, xảy ra khi:
- Cơ thể vào rất ít carb, ít hơn 20 – 50gram mỗi ngày. Và thường phải mất vài ngày sau đó để đạt đến trạng thái ketosis.
- Một khi bạn đạt đến trạng thái ketosis, hầu hết các tế bào sẽ sử dụng các thể xeton để tạo ra năng lượng. Quá trình này kéo dài cho đến khi bạn bắt đầu ăn lại carbonhydrate.
- Quá trình này phụ thuộc vào cơ thể của từng cá nhân. Đồng thời, cần có một chế độ ăn uống hạn chế để nó có thể diễn ra.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các món ăn keto giảm cân có ưu điểm vượt trội so với chế độ ăn ít chất béo thông thường. Tuy nhiên, với người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto không. Câu trả lời sẽ có trong mục 3 dưới đây.
3. Người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto giảm cân không?
Như đã phân tích ở trên, chế độ ăn keto tuân theo nguyên tắc cắt giảm tối đa lượng tinh bộ, tăng bổ sung protein, chất béo có lợi. Nhờ đó, chế độ ăn này giúp cơ thể tăng cường đốt cháy calo, mang đến hiệu quả giảm cân.
Tuy nhiên, chế độ ăn keto có thể gây tác động tiêu cực, làm tăng chất béo, tăng cholesterol xấu trong cơ thể. Nguyên nhân là do các chất béo bão hòa, bơ, dầu dừa… được dùng với lượng lớn trong chế độ ăn này thường vượt mức giới hạn 7% chất béo bão hòa. Điều này khiến bạn có nguy cơ tăng cholesterol cao trong máu. Với người bị cholesterol cao nếu tiếp tục tăng nữa thì thật nguy hiểm. Khi cholesterol xấu trong máu tăng, lâu dần sẽ là thúc đẩy bệnh tim mạch, bao gồm có tai biến, nhồi máu cơ tim.
Như vậy, có thể nói người cholesterol cao không nên ăn kiêng keto giảm cân. Nếu có áp dụng thì cần phải có sự tham vấn từ chuyên gia, bác sĩ để có thể lựa chọn thực đơn đảm bảo.
4. Những vấn đề xoay quanh chế độ ăn kiêng keto
Chế độ ăn keto có hiệu quả giảm cân nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người khi áp dụng, cần tìm hiểu kỹ lưỡng. Cụ thể, chế độ ăn keto khiến chúng ta gặp phải những điều sau:
4.1. Dễ gây mất cơ
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn kiêng keto bị mất cơ bắp ngay cả khi họ tiếp tục tập luyện sức bền. Điều này được lý giải là chỉ cung cấp riêng protein thì việc xây dựng cơ bắp sẽ kém hiệu quả hơn đối với việc nạp protein và carbohydrate cùng nhau.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sport, những người ăn keto mất nhiều cơ chân hơn. Mất khối lượng cơ bắp có thể làm giảm sức mạnh chức năng và tăng nguy cơ té ngã.
4.2. Ăn keto có thể gây quá tải cho thận và dễ dẫn đến sỏi thận
Sỏi thận là tác dụng phụ tiềm ẩn được ghi nhận rõ ràng của chế độ ăn keto. Khi áp dụng keto, mọi người thường có xu hướng ăn nhiều protein từ thịt lợn, đặc biệt thịt đã qua chế biến, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, gout.
Ăn nhiều protein từ động vật cũng làm cho nước tiểu có tính axit hơn, tăng nồng độ canxi và axit uric. Sự kết hợp này dễ gây sỏi thận hơn, trong khi axit uric cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
4.3. Chế độ ăn keto dễ mất nước và mất chất điện giải
Việc giảm carbonhydrate đột ngột, mạnh mẽ có thể khiến cơ thể bạn gặp phải tình trạng khó khăn gấp đôi. Trong vài ngày, vài tuần khi áp dụng chế độ ăn keto, cơ thể bạn sẽ mất nhiều chất lỏng, muối do cơ thể phải làm việc chăm chỉ hơn để theo kịp ketosis.
Nhiên liệu của não bộ là glucose, được tạo ra dễ dàng từ carbonhydrate. Trong khi đó, chế độ keto rất ít carb, não phải điều chỉnh sử dụng xeton từ chất béo để tạo ra năng lượng. Thêm vào đó, thận của bạn giải phóng nhiều chất điện giải hơn khi mức insulin giảm xuống.
Do đó, khi áp dụng chế độ keto, bạn cần phải đảm bảo uống nhiều nhiều nước để cơ thể đối phó với tình trạng mất nước, mất điện giải.
4.4. Dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng
Khi lượng carb thấp, mức tiêu thụ chất xơ cũng thấp. Điều này tức là trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau giàu tinh bột đều bị giảm. Cơ thể của bạn lúc này sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó có vitamin, khoáng chất, kali.
4.5. Ăn keto khiến nồng độ natri trong máu giảm
Khi áp dụng keto, cơ thể của bạn sẽ mất natri và các chất điện giải khác trong nước tiểu do giảm insulin. Đây là nguyên nhân khiến bạn gặp phải các triệu chứng của bệnh cúm keto.
Vì vậy, cần bổ sung natri thông qua chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn tập thể dục hoặc đổ mồ hôi nhiều. Điều này giúp ngăn ngừa việc thiếu hụt natri lâu dài.
4.6. Thay đổi kinh nguyệt
Kinh nguyệt trở nên không đều khi bạn ăn kiêng keto. Điều này là do giảm cân quá nhanh dẫn đến sụt giảm hormone giải phóng gonadotropin, hormone kích thích nang trứng, hormone tạo hoàng thể, estrogen và progesterone.
Kinh nguyệt của bạn sẽ bị gián đoạn trong thời gian dài, có thể gây ra tác dụng phụ như mật độ xương thấp. Một số nghiên cứu cũng cho biết, kinh nguyệt không đều kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục.
Bài viết vừa giới thiệu qua chế độ ăn kiêng keto và giúp độc giả trả lời câu hỏi “người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto giảm cân không”. Để giảm cân an toàn và giảm cholesterol, người cholesterol cao nên tham vấn ý kiến của chuyên gia, bác sĩ.
Xem thêm:
- 6 bài tập thể dục giảm cholesterol – Áp dụng ngay để thấy hiệu quả
- Kỷ tử có giúp giảm mỡ máu không? – Chuyên gia giải đáp thắc mắc
- 6+ cách giảm mỡ máu không cần thuốc – An toàn, hiệu quả
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Người cholesterol cao có nên ăn kiêng keto giảm cân
https://vnexpress.net/cholesterol-cao-co-nen-an-kieng-keto-de-giam-can-4713772.html#:~:text=Do%20%C4%91%C3%B3%2C%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%8B%20t%C4%83ng,tr%C3%AC%20tr%E1%BA%A1ng%20th%C3%A1i%20%22ketosis%22. - Tìm hiểu về ăn kiêng keto giảm cân
https://www.healthdirect.gov.au/ketogenic-diet
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.