{SOS} Chỉ số bilirubin cao do đâu? Có nguy hiểm không?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    {SOS} Chỉ số bilirubin cao do đâu? Có nguy hiểm không?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    31/03/23

    Xét nghiệm nồng độ bilirubin có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá bệnh lý gan mật, hồng cầu, nhiễm trùng… Tuy nhiên, khi có kết quả chỉ số bilirubin cao, nhiều người vẫn chưa biết được mức độ nguy hiểm và không hiểu nguyên nhân vì sao khiến chỉ số này tăng. Tham khảo ngay bài viết bên dưới nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này.

    5/5 - (131 bình chọn)

    1. Chỉ số bilirubin có ý nghĩa gì?

    Bilirubin là loại sắc tố mật màu vàng trong máu. Chúng được hình thành sau khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và di chuyển qua gan, túi mật và đường tiêu hóa trước khi được bài tiếtb ra ngoài.

    Tình trạng có nồng độ bilirubin cao được gọi là tăng bilirubin. Đây thường là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn. Vì thế, xét nghiệm máu, dựa vào chỉ số bilirubin bác sĩ mới đánh giá chính xác được sự bài tiết dịch mật của gan. Đồng thời, qua đó, bác sĩ cũng chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân vàng da ở người bệnh.

    chỉ số bilirubin cao

    2. Giá trị của chỉ số bilirubin bình thường

    Để biết được chỉ số bilirubin khi nào là cao, độc giả cần phải nắm được chỉ số bilirubin mức bình thường.

    Với người khỏe, những chỉ số bilirubin an toàn sẽ nằm trong mức sau:

    ĐỐI TƯỢNG CHỈ SỐ
    Chỉ số bilirubin toàn phần Trẻ em sơ sinh <10 mg/dl hay < 171 μmol/L
    Chỉ số bilirubin toàn phần Trẻ trên 1 tháng tuổi 0.3 – 1.2mg/dL hoặc 5.1 – 20.5 μmol/L
    Chỉ số bilirubin toàn phần Người lớn  0.2 – 1.0 mg/dL hoặc 3.4 – 17.1 μmol/L
    Bilirubin trực tiếp Giá trị bình thường 0 – 0.4mg/dL hoặc 0 – 7 μmol/L
    Bilirubin gián tiếp Giá trị bình thường 0.1 – 1mg/dl hoặc 1 – 17 μmol/L

    Tuy nhiên, nồng độ bilirubin trong máu có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, chủng tộc và một số loại thuốc đang sử dụng. Ví dụ như nồng độ bilirubin trong máu ở nam giới cao hơn nữ giới hay người Mỹ gốc Phi lại có nồng độ bilirubin thấp hơn những người châu Mỹ khác. Bởi vậy, những chỉ số trên chỉ mang tính chất tương đối. Để chẩn đoán và xác định đúng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên một số xét nghiệm liên quan.

    3. Chỉ số bilirubin cao do đâu?

    Các nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao:

    3.1. Do bệnh lý sỏi mật

    Đường mật bị tắc nghẽn làm tích tụ bilirubin trong máu, do đó những người mắc bệnh lý này thường có triệu chứng vàng da. Ngoài ra, tình trạng bilirubin tích tụ trong máu còn gây ra triệu chứng nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu.

    3.2. Người mắc bệnh lý về gan

    Những người gặp vấn đề về gan như suy giảm chức năng gan, viêm gan… đều không xử lý được hết bilirubin. Lúc này bilirubin tích tụ trong máu khiến chỉ số này tăng cao. Đó là lý do vì sao những người gặp vấn đề về gan đều có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân đen có máu.

    Người mắc bệnh lý về gan thường có biểu hiện vàng da

    Người mắc bệnh lý về gan, chức năng gan kém đều ảnh hưởng đến quá trình xử lý bilirubin

    3.3. Mắc hội chứng gilbert

    Đây là hội chứng di truyền về gan khiến gan không thể xử lý hoàn toàn bilirubin. Hội chứng này cũng gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu dẫn đến triệu chứng vàng da.

    3.4. Do thiếu máu tan máu

    Thiếu máu tan máu xảy ra khi tế bào hồng cầu (máu) bị phá hủy quá nhanh trong máu, từ đó dẫn đến bilirubin trong máu tăng cao. Đôi khi thiếu máu tan máu là do di truyền, cũng có thể là một dạng bệnh tự miễn, phì đại lách hoặc do nhiễm trùng.

    3.5. Bilirubin tăng cao do bệnh lý ở trẻ sơ sinh

    Rất nhiều trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày bị tăng bilirubin trong máu dẫn đến tình trạng vàng da. Hiện tượng này thường tạm thời, có thể tự khỏi trong vòng vài tuần.

    Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh thường có nhiều tế bào hồng cầu hơn và hồng cầu vỡ nhanh hơn nhưng gan lại chưa đủ trưởng thành để có thể theo kịp tốc độ vỡ của hồng cầu. Từ đó dẫn đến tích tụ bilirubin trong máu.

    4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chỉ số bilirubin?

    Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số bilirubin với những trường hợp có biểu hiện sau:

    • Vàng da, vàng mắt.
    • Nước tiểu màu đậm như hổ phách.
    • Thường xuyên có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn mửa nhiều lần.
    • Có thể mệt mỏi và có tiền sử mắc các bệnh lý gan mạn tính.
    • Uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
    • Nghi ngờ ngộ độc thuốc.
    • Trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da.
    • Người nghi ngờ bị bệnh thiếu máu tán huyết.
    Hầu hết những người có chỉ số bilirubin cao thường có biểu hiện vàng da

    Hầu hết những người có chỉ số bilirubin cao thường có biểu hiện vàng da

    5. Chỉ số bilirubin cao có nguy hiểm không?

    Như đã thông tin ở trên về nguyên nhân làm tăng bilirubin. Khi có kết quả xét nghiệm, người bệnh đều băn khoăn về mức độ nguy hiểm. Tùy theo từng độ tuổi, sẽ xác định bệnh lý và mức nguy hiểm cụ thể.

    5.1. Trẻ nhỏ và người trưởng thành

    • Có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý điển hình về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Bởi, khi lượng bilirubin trực tiếp hoặc gián tiếp tăng cao có thể do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa bilirubin trước gan, tại gan hoặc sau gan.
    • Bilirubin tăng cao cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh lý gây tắc nghẽn đường mật như sỏi mật, u đường mật, viêm túi mật, viêm gan tắc mật, ung thư tuyến tụy…
    • Nguy cơ mắc các bệnh lý về hồng cầu do lượng bilirubin tăng cao đồng nghĩa với tỷ lệ tế bào hồng cầu bị phá vỡ tăng cao. Các bệnh thường gặp phổ biến như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh ký sinh trùng đường máu hoặc dị ứng nhóm máu trong truyền máu…
    • Một vài trường hợp có nguy cơ mắc bệnh di truyền trong đó có hội chứng Gibert. Đây là hội chứng di truyền ảnh hưởng tới quá trình gan xử lý bilirubin.

    5.2. Với trẻ sơ sinh

    Khi chỉ số bilirubin tăng cao sẽ cảnh báo chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, cần phải theo dõi trong 24h đầu và kéo dài trên 7 ngày. Đối với trẻ thiếu tháng thì cần theo dõi 2 tuần đầu.

    Ngoài ra, bilirubin tăng cao cũng là nguy cơ cảnh báo tổn thương tế bào não ở trẻ. Bilirubin gián tiếp dư thừa sẽ ảnh hưởng đến tế bào não gây hậu quả trẻ chậm phát triển trí tuệ, nhận thức, giảm khả năng học tập, mất thị lực, rối loạn vận động mắt, thậm chí có thể tử vong.

    5.3. Ở thai nhi

    Trường hợp xét nghiệm bilirubin cao có thể nghi ngờ tình trạng hủy hoại hồng cầu ở thai nhi.

    Chỉ số bilirubin cao là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi có các biểu hiện vàng da, vàng mắt, người bệnh không nên chủ quan. Cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Nếu còn băn khoăn nào về chỉ số bilirubin hoặc muốn tư vấn về tình trạng vàng da, vàng mắt, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nổi mề đay có được ăn trứng không? Lời khuyên của chuyên gia 15/02/22
      Nổi mề đay khiến nhiều người phải trải qua những cơn ngứa ngáy khó chịu. Lúc này việc ăn uống…
      Viêm gan B lây qua đường nào? Lưu ý để phòng chống lây nhiễm 19/08/21
      Rất nhiều người hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào? Dẫn đến…
      Xét nghiệm chức năng gan là gì? Các chỉ số quan trọng và lưu ý 28/03/22
      Xét nghiệm chức năng gan cần thiết cho việc đánh giá hoạt động của gan, tình trạng bệnh lý cũng…
      Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở 24/04/23
      Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở là điều mà không ít người quan tâm sau mỗi cuộc nhậu.…
      Xem tất cả bài viết