Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì, có hiệu quả không và cách thực hiện ra sao là thắc mắc của không ít người khi đang băn khoăn về phương pháp vật lý trị liệu này. Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được Ths.Bs – TTƯT Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì?
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là một trong những phương pháp y học cổ truyền đã được áp dụng từ lâu và vẫn được ứng dụng trong y học hiện nay để điều trị các bệnh lý do dây thần kinh tọa gây nên.
Đây là phương thức có thể cải thiện tới 80% hoạt động của chi dưới trong trường hợp gặp phải các cơn đau lưng lan xuống mông, giúp giảm đau bổ trợ được dùng trong điều trị các cơn đau mãn tính và được coi là phương pháp chữa trị nhiều chứng bệnh và rối loạn. Khi tiến hành châm cứu người bệnh sẽ có nhiều cảm giác phức tạp như đau nhức, tê, căng thẳng ở mô sâu bên dưới huyệt nhưng những điều này là điều cần thiết để giảm đau.
Phương pháp châm cứu sử dụng kim châm nhỏ, mảnh và dài để châm (chích) vào các huyệt đạo nhằm đả thông kinh mạch, giúp máu lưu thông từ đó giảm sự đè nén của dây thần kinh – nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau nhức, tê bì.
:[Đau thần kinh tọa] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Châm cứu chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả không?
Theo dữ liệu phân tích và thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ thuộc Viện Y tế Quốc gia tiến hành với 780 bệnh nhân trong nhóm châm cứu và 771 bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc cho thấy, châm cứu có hiệu quả đáng kể hơn dùng thuốc thông thường.
Ngoài ra, khi tiến hành đo cường độ đau và ngưỡng chịu đau cũng chỉ ra: nhóm châm cứu có cường độ đau giảm đáng kể và tăng ngưỡng chịu đau hơn so với nhóm còn lại.
Như vậy, phương pháp châm cứu chữa đau thần kinh tọa mang đến các tác dụng như:
- Kích thích các dây thần kinh trong cơ và các mô dẫn đến giải phóng endorphine và các yếu tố thần kinh khác, thay đổi quá trình xử lý cơn đau
- Giảm viêm bằng cách thúc đẩy giải phóng yếu tố điều hòa miễn dịch và mạch máu
- Cải thiện tình trạng cứng cơ, tăng khả năng vận động khớp
- Lưu thông máu đến các dây thần kinh
- Tăng mức serotonin và noradrenaline giúp giảm đau và đẩy nhanh tốc độ sửa chữa dây thần kinh
- Cải thiện các thông số dẫn điện của dây thần kinh
- Thúc đẩy tái tạo dây thần kinh tọa
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác chỉ ra châm cứu (điện châm) giảm đau có thể được bắt đầu bằng cách kích thích các dây thần kinh ngưỡng cao, đường kính nhỏ trong cơ. Sau khi châm điện (EA) vào rễ thần kinh cột sống, các triệu chứng của bệnh nhân đau thần kinh tọa giảm ngay lập tức và rõ rệt.
3. Các huyệt đạo chính trong cơ thể khi châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Trước khi tiến hành châm cứu, các bác sĩ hoặc kĩ thuật viên có chuyên môn sẽ xác định các huyệt đạo và vị trí gây đau. Cụ thể các huyệt đạo châm cứu bao gồm:
- Huyệt Côn lôn: Nằm giữa gót chân
- Huyệt Thận du: Nằm dưới đốt sống lưng L4 khoảng 1,5 tấc
- Huyệt Đại trường du: Nằm cách đốt sống lưng L4 khoảng 1,5 tấc
- Huyệt Tiểu trường du: Nằm ngay đốt sống S1
- Huyệt Thừa sơn: Huyệt nằm cuối bắp chân, có hình chữ V
- Huyệt Thừa phù: Nằm ở vị trí tiếp nối giữa mông với chi dưới
- Huyệt Ủy trung: Nằm giữa mặt sau đầu gối
- Huyệt Quan du nguyên: Nằm thắt lưng kế bên đốt sống L5
- Huyệt Trật biên: Nằm cạnh xương cùng số 4
- Huyệt Xung dương: nằm trên mu bàn chân trên
4. Cách thực hiện chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu
Theo phác đồ châm cứu chữa đau thần kinh tọa người bệnh thường được tuân thủ các phương pháp như:
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát sau đó xác định bệnh lý đau thần kinh tọa, các triệu chứng đặc trưng
- Người bệnh thả lỏng cơ thể để bác sĩ tiến hành châm cứu
- Dùng kim châm cứu vào các huyệt vị với độ nông sâu khác nhau.
- Đối với vùng thắt lưng cùng có thể châm sâu 1-2 tấc bởi các cơ khá dày, huyệt nằm dọc cột sống có thể châm thẳng hay châm xiên ở đường giữa, sâu độ 1 – 1,5 tấc.
- Thực hiện thao tác sau châm kim như tiến, lui, vê xoay kim để tạo xung điện và nhiệt
- Giữ kim châm từ 10-20 phút
- Nghỉ ngơi sau châm cứu
Châm cứu thường kết hợp lâu dài trong điều trị đau thần kinh tọa bởi phương pháp này chủ trị lưu thông khí huyết, giảm đau nên bạn cần kiên trì theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
>> Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa khám ở đâu là tốt nhất? Xem ngay!
5. Lưu ý khi châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi châm cứu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nằm ở tư thế thích hợp, nếu không dễ bị mệt lả, choáng váng và gặp tai biến như cong kim, gẫy kim khi thay đổi tư thế đột ngột
- Không thay đổi tư thế nhanh khi châm cứu
- Phương pháp đau thần kinh tọa là phương pháp bảo tồn chứ không có tác dụng điều trị tận gốc
- Không áp dụng cho một số đối tượng như:
- Người rối loạn chảy máu hoặc thiếu máu
- Người tâm thần bất ổn, chấn thương
- Người đang cảm lạnh
- Phụ nữ đang mang thai
- Người đang đói hoặc quá no…
- Không tự ý châm cứu tại nhà nếu không có chuyên môn
- Nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn
- Có thể áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ như giác hơi, xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa…
Trên đây là một số thông tin về phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu. Để có hiệu quả, song song với việc châm cứu, bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống và điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để nắm được tình trạng bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Đau thần kinh tọa nên ăn gì kiêng gì? – Giúp bạn điều trị bệnh được hiệu quả hơn
- [Chốt đơn] 10 bài tập chữa đau thần kinh tọa – Bài tập dễ thực hiện
- #8 Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà – Chuyên gia của Tâm Bình tổng hợp
- Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì? – Giúp bạn lựa chọn tốt nhất
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.